Mục lục
Đế Chế Đông Lào
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nguyễn Long rất nhanh chóng, không lâu, khi Nguyễn Toản vừa xong bữa sáng đã xuất hiện, nhìn Nguyễn Toản bẩm:



" Thưa công tử, Nguyễn Huệ vừa xuống Phố Hiến, chắc tối nay mới về, Ngô Thì Nhậm đã sai người đi bẩm. Mặt khác, Ngô Thì Nhậm cũng xin mời công tử giá đáo thưởng ngoạn hoàng cung, để làm trọn vẹn cái đạo tiếp đón. Ngô Thì Nhậm đã ở ngoài."



Nguyễn Toản nghe vậy, gật đầu:



" Được, ngươi lở lại, một mình ta đi là được."



Nguyễn Long hốt hoảng:



" Thưa công tử, việc này quá nguy hiểm, để hạ thần đi cùng ngườii."



Nguyễn Toản nhếch mép cười, lắc đầu:



" Không lên, ta tin tưởng Nguyễn Huệ không phải người như vậy."



Biết không thể lay chuyển, Nguyễn Long im lặng, Nguyễn Toản chậm rãi bước ra. Lúc này ngoài cổng Ngô Thì Nhậm đã đứng sẵn, trông thấy Nguyễn Toản đến, cười:



" Mời ngài lên ngựa, để Nhậm dẫn đường."



Quan sát thấy hành động của Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Toản gật đầu. Từ việc Ngô Thì Nhậm tự mình đến tiếp cùng dẫn đường, cho thấy Nguyễn Huệ đã tỏ thái độ rất tốt cùng coi trọng Nguyễn Toản, đây gần nhue mà cấp bậc lễ nghi cao nhất, phải biết Ngô Thì Nhậm lúc này là Binh Bộ Thượng Thư, nắm toàn bộ đối ngoại của Nhà Tây Sơn.



Lên xe, Nguyễn Toản quan sát Ngô Thì Nhậm là một người quắc thước, mắt sáng, không nhận ra dấu hiệu của tuổi già, phải biết năm nay Ngô Thì Nhậm đã 43 tuổi, khá lớn so với thời bây giờ.



Thấy không khí im ắng, Nguyễn Toản cười:



" Thật không ngờ nay được đích thân thượng thư đến, thật là thụ sủng nhược kinh. Haha."



Ngô Thì Nhậm cũng cười:



" Thật không ngờ, tiểu huynh đệ thật trẻ, đã được bệ hạ coi trọng. Đúng là tuổi trẻ tài cao. Trước chỉ thấy bệ hạ coi trọng như vậy với La sơn phu tử."



" Thượng thư quá khen. Sau này Toản còn phải nhoè Thượng thư dậy bảo nhiều."



Ngô Thì Nhậm nghe vậy, gật đầu, tự nhủ: " kẻ này có tài mà không kiêu ngạo. Đúng là để bệ hạ coi trọng thật không thể xem thường."



Nhìn những cơn se lạnh thổi qua, Nguyễn Toản bất giác ngâm nga:



" Bỗng nhận ra hương ổi



Phả vào trong gió se



Gió chùng chình qua ngõ



Hình như thu đã về



Sông được lúc dềnh dàng



Chim bắt đầu vội vã



Có đám mây mùa hạ



Vắt nửa mình sang thu



Vẫn còn bao nhiêu nắng



Đã vơi dần cơn mưa



Sấm cũng bớt bất ngờ



Trên hàng cây đứng tuổi."



Lời dứt, Ngô Thì Nhậm vô tay, khen:



" Thật hay a, đoạn thơ ngắn vỏn vẹn đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. "



Nguyễn Toản cười:



" Để Thượng thư chê cười. Nghe nói thượng thư thơ phú tài hoa, Toản có thể được thưởng thức không ạ."



Nghe Nguyễn Toản khen, Ngô Thì Nhậm cười:



" Để ta bêu xấu một bài vậy." Rồi ngâm:



" Cao tiết xung hàn phóng mãn sơn,



Độc siêu quần huỷ điểm thu nhan.



Hốt tư cựu tuế đông ly hạ,



Đối tửu xan anh tận nhật nhàn



Dịch thơ:



Tiết cao phá rét phô đầy núi



Vượt hẳn muôn loài điểm sắc thu



Giậu cúc năm xưa vùng chợt nhớ



Nhắm hoa uống rượu trọn ngày dư"



Nghe xong, Nguyễn Toản vô tay:



" Diệu a. Thượng thư thật cho Toản mở rộng tầm mất."



Ngô Thì Nhậm nghe vậy cười lớn.



Đơn giản, bất tri bất giác, hai người bàn luận vui bẻ, gần gũi. Chặng đường đến Tử Cấm Thành rút ngắn đi nhiều.



Không rõ bao lâu, Nguyễn Toản cùng Ngô Thì Nhậm đã đến Tử Cấm Thành. Hai hàng lính mặc trọng giáp, uy nghiêm, canh phòng cẩn mật.



Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Theo nghĩa hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào.



Ngô Thì Nhậm dẫn Nguyễn Toản bắt đầu thăm quan, giới thiệu. Mặc dù Tử Cấm Thành có bị đốt qua khi Lê Chiêu Thống bỏ chạy, nhưng đã được tu sửa qua làm kinh đô tạm thời của nhà Tây Sơn.



Trong cấm thành có điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Thiên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.



Phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường . Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông. hồ Phượng Liên điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa.



Trong cung còn có Vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh, vườn Xuân Quang. vườn Thượng Lâm. Hồ Lạc Thanh Trì. Về phía tây hồ dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía tây.



Dạo một vòng, Nguyễn Toản không khỏi cảm thán về sự xa hoa của vua chúa thời xưa.



P/s: Điện Thiên An: https://drive.google.com/file/d/1M7x9ezX7n5eIsxdLDFaBzeOxq0cI0P1l/view?usp=drivesdk



Điện Sùng Uyên: https://drive.google.com/file/d/1j_rVziydGdlBOiEjYnQ8AHkajrGvoDmu/view?usp=drivesdk

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK