Hắn vừa dứt lời, thì bên ngoài, Tiểu Quế Tử vội vã tiến lại:
" Thưa bệ hạ, Tây Sơn ngũ phụng thư cầu kiến."
" Cho vào đi."
" Vâng."
..........
Lúc sau, năm người bước vào, dẫn đầu là Bùi Thị Nhạn cung kính:
" Tham kiến bệ hạ."
" Ừm. Công việc cũng mới bắt đầu, các ngươi đến vừa kịp." Rồi nói với Trần Quang Diệu:
" Ngươi nói lại với mọi người. "
Nói xong, Nguyễn Huệ tiến đến ngăn kéo lấy năm hộp kín. Bên trong có toàn bộ tin tức thám báo về năm nơi, được sắp xếp cụ thể theo thời gian, thông qua có thể thấy được xu hướng phát triển, tình hình thế lực, bản đồ, đường hành quân.... đưa đến từng nhóm.
Sau đó nói:
" Các ngươi nghiên cứu bàn tĩnh thật kĩ. Xong nói với ta. Mục đích là thắng lợi hoàn toàn. Ta không muốn xảy ra gì bất chắc."
" Vâng."
Hắn không vội vã, chậm rãi thưởng thức trà, chờ đợi. Dù có kế hoạch tương đối nhưng thói quen hành quân cũng như kinh nghiệm bao lần chinh chiến trước đây. Hắn đều muốn lắng nghe ý kiến của tất cả trước khi quyết định. Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
........
Thời gian cứ chậm rãi trôi, có tiếng cãi vã, có tiếng thở dài, chau mày... muôn hình muôn vẻ.
Khi trời quá trưa, Nguyễn Văn Lộc thưa:
" Theo thám báo thì lần mày lực lượng đánh ra sẽ do Hữu quân Lê Văn Chương( sau được Nguyễn Ánh ban họ lên trong sử đều gọi Nguyễn Văn Chương.) chỉ huy.
Trong đó có tầu frigate Phượng Phi( mang 60 khẩu đại bác đường kính 24cm, và 1000 thuỷ thuỷ); 20 nghe chở quân( có 1 đại bác nhỏ cỡ nòng 12, mỗi thuyền 50 người ); cùng 10 thuyền nhỏ( có đại bác cỡ nòng 12cm, mỗi thuyền 80 người). Vậy lần này chúng sẽ có 3600 quân- tức 1 doanh.
Mặt khác do chúng đánh xuôi gió, thuận cho hoả công, chúng ta chặn đánh đã nằm ở thế bất lợi. Thần xin bệ hạ cho thần 2 tầu Định Quốc( mỗi tầu 700 lính, đại bâc 60 khẩu, nặng 11kg). Cùng 10 chiến thuyền loại 4( mỗi thuyền 50 quân + 1 đại bâc); Và 20 thuyền loại 5 (mỗi thuyền 70 lính) Tổng cộng là 3300 quân."
" Ừm. Biết bất lợi vậy, ngươi muốn làm như thế nào."
" Thưa bệ hạ, thần sẽ chia quân làm ba nhánh, nhánh binh kì thứ nhất( 1 Định Quốc, 5 thuyền loại 4) sẽ đối đầu trực diện, vừa đánh vừa chạy để cầm chân tầu Phượng Phi, tách chúng ra khỏi đoàn tầu hộ tống; nhánh binh kì thứ hai( 1 Định Quốc, 5 thuyền loại 4, 5 thuyền loại 5) sẽ cho giặc tiến qua, sau đó quay đầu đuổi theo( biến ngược gió thành thuận gió), đồng thời hộ trợ nhánh thứ nhất; còn nhánh binh kì thứ 3( 15 thuyền loại 5) sẽ tiến hành lặn dưới nước, đục thuyền nhỏ của chúng, đồng thời canh phòng, do thám, nếu có trợ binh, kịp thời thông báo; tiếp tế trang bị.....
Mặt khác thần cũng muốn nhân lần này ' bắt' Hữu Quân Lê Văn Chương, kẻ này là kì tài thao lược hải quân xuất quỷ nhập thần, trước chỉ với lượng tầu ít ỏi mà vẫn có thể chống cự và trốn thoát khỏi Trịnh Thất cùng Mạc Quan Phù. Nên lần nFy thần muốn lấy cẩn trọng làm chính."
" Được. Hắn là cái gai trong mắt trẫm, chặt được thì có thể tiến bước lớn. Trẫm chuẩn tấu. Ngươi viết lại sau đó dâng lên."
" Vâng. Đội ơn bệ hạ."
.........
Nguyễn Văn Lộc xong. Vũ Văn Dũng tiến lên:
" Thưa bệ hạ, thần đã bàn bạc cùng hai người. Thì ngoài hai tầu Định Quốc vừa từ cô tô trở lại, thần xin thêm 20 tầu loại 4. Tổng 2400 quân.
Ban đầu thần sẽ thực hiện chiến thuật Hải Kích( Pháo Kích - là hoạt động tấn công bằng hỏa lực của pháo binh nhắm vào các mục tiêu quân sự, hoặc cả mục tiêu dân sự của đối phương.) Sau đó do thám để biết được hướng di chuyển của tầu tiếp tế của giặc mà sử dụng chiến thuật bầy sói ( là chiến thuật tấn công hàng loạt nhằm đánh chìm các đoàn tàu vận tải.)
Từ đó sẽ vươn ra đánh chiếm Vịnh Thuận Yến, từ đó chặn được cửa ngõ giao thương từ Sông Giang Thạch nối với vùng cao nguyên Ai Lao, Chân lạp.....Qua đó nắm được kinh tế, bổ sung quân lương......Dần dần chiếm ra ngoài.
Việc đánh chiếm nơi đây là dễ. Nhưng do họ Mạc cắm rễ từ lâu, ba người chúng thần chỉ là tướng không giỏi cai trị, an dân.... sợ làm hỏng chuyện, nên muốn bệ hạ cho phép một người đi giúp quản."
Nghe vậy, hắn khẽ suy:
" Được. Ta sẽ bảo Cao Tắc Tựu đi theo."
" Vâng. Cảm ơn bệ hạ." Ba người đồng thanh cảm tạ.
..........
Tiếp đến Lý Văn Bửu nói:
" Thưa bệ hạ, thần xem qua thì thấy nơi đây khả năng vũ trang, binh lực khá lặc hậu, nhưng quãng đường xa, dốc nhiều đồi núi, khí hậu khâc biệt. Nên lần này thần chỉ xin bệ hạ 2000 quân, sử dụng chính sách vừa đánh vừa xoa.
Nghĩa là ban đầu, giống như lần tiếp tế cho làng đại, thần sẽ không kéo quân lên một cách phô trương mà sẽ phần lớn binh lính giả dạng làm lái buôn tiến lên thăm dò, làm quen khí hậu.
Còn một phần thì sẽ dựa vào đường rừng, xe thồ vận chuyển hoả hổ, cùng cung tên....Binh khí thì sẽ vận dụng nơi đó.
Sau khi làm quen, thần cho một toán giả dạng giặc cướp đánh vào, giết mấy dòng họ cầm quyền nơi đó.... khi đó sẽ lựa chọn một người dân tộc Thái thích hợp, đứng lên chống chọi, đánh tan chúng, vận động để hắn trở thành vua người Thái. Sau đó dần dần đưa người ta vào sinh sống..."
" Được."
.........
Võ Văn Tú thấy đến lượt nói:
" Thưa bệ hạ, thần cùng Lê tướng quân bàn bạc. Chỉ cần 2000 bình đồng thời muốn bệ hạ nói với Thái đức hoàng đế, cho phép chúng thần nắm toàn quyền chỉ huy. Bởi chỉ là thủ thành. Bọn chúng không có lực lượng gấp năm lần thì đừng có mơ.
Mặt khác thần cũng muốn lần này thăm dò xem Tả quân Lê Văn Duyệt là kẻ ra sao."
Suy nghĩ lúc, hắn gật đầu:
" Được. Chuyện kia trẫm sẽ lo liệu."
" Đội ơn bệ hạ."
..........
Còn cuối Bùi Thị Xuân thưa:
" Bẩm bệ hạ, theo thần thấy thì vùng này chủ yếu là người Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... và nhóm các dân tộc Khmer Loeu gồm người Tampuan, người Kreung, người Kuy sống rải rác.
Trấn Ninh không giáp biển, muốn thông thương rất khó khăn vì vậy, thần đề nghị bệ hạ cho phép được mở một thương khẩu sang Ai Lao và Bắc Xiêm qua phía Tây Phượng Hoàng Trung Đô. Qua đó kiểm xoát các đường dây mua bán tới tận Miến Điện, Xiêm La và Nam Trung Hoa, những thương dân này rất đa dạng bao gồm cả người Thái, người Shan, Người Hoa, người Bhamo (Ở Miến Điện).... Việc bắt họ Cầm quy phục chỉ là thời gian.
Lần này, mỗi người chúng thần sẽ mang 1500 quân sang. Trước để thông tuyến, thiết lập quyền cai trị tuyệt đối nơi đây. Sau đó đóng quân ở Trấn Ninh kiềm chế họ Cầm cũng như tiễu trừ nốt phản tặc..."
" Được. Có gì khó khăn bảo trẫm."
" Dạ."
" Mọi chuyện cũng ổn. Ngày mai các ngươi viết tấu chương dâng lên."
" Vâng."
" Lui đi."
P/s:
+ Tây Sơn Lục kỳ sĩ. Bao gồm: Võ Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, La Xuân Kiều, Triệu Đình Tiệp, Cao Tắc Tựu. Đây là sáu nhân tài về văn chương, học thức sâu rộng, giúp Tây Sơn Vương mưu lược an dân, trị nước, nhất là thời Tây Sơn mới dựng nghiệp.
+ Tây Sơn thất hổ tướng là danh hiệu của 7 tướng lĩnh, thủ lĩnh quân sự của nhà Tây Sơn ở thời kì đầu, gồm có Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu và Nguyễn Văn Lộc.
+ Tây Sơn ngũ phụng thư là danh hiệu của năm phụ nữ nổi bật của nhà Tây Sơn, gồm có: Bùi Thị Xuân; Bùi Thị Nhạn; Trần Thị Lan; Huỳnh Thị Cúc; Nguyễn Thị Dung.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK