Mục lục
Đế Chế Đông Lào
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Mọi người đến làng Đại đã ngày thứ bảy, bắt đầu quen thuộc hoàn cảnh xung quanh, quen tguoojc từng người trong ngôi làng.



.....



Sáng nay, khi trời vừa tờ mờ sáng, rất nhiều người đã tập trung ở một căn nhà rộng rãi được xây dựng không lâu, luôn nằm trong sự bảo vệ nghiêm ngặt.



Trước ánh mắt tò mò của mọi người, một cỗ máy hiện ra.



Cỗ máy này Nguyễn Toản gọi là máy in VN, dựa trên nguyên lí của máy in Johan Gutenberg xuất hiện từ những năm 1440, đã thay đổi câch cục toàn bộ ngành in ấn Châu Âu và cũng rất thịnh hành đến tận bây giờ.



Việc Nguyễn Toản lựa chọn máy in này mà không tận dụng luôn máy in hơi nước bởi trong quan niệm của mình, Nguyễn Toản luôn nghĩ rằng sự thay đổi là cần có quá trình, chậm rãi bước lên, chứ không phải là sự đại nhảy vọt. Ngành in ấn của Việt Nam thời này vẫn chủ yếu là kĩ thuật in khắc gỗ do ông tổ nghề in việt Lê Như Ngọc học được trong chuyến sứ sang Trung Quốc( dưới thời Lê Sơ) truyền lại cho nhân dân, cách in này có nhược điểm năng suất rất thấp, nếu hư một chữ là phải khắc lại từ đầu. Còn với máy in VN dựa trên phương pháp chữ tách rời cùng cơ chế trục vít và bàn ép, khiến tốc độ lên tới 100 tờ/ giờ. Việc phổ biến chữ quốc ngữ cũng là cách Nguyễn Toản hiện thực hoá máy in, tiếp sau đó là báo chí.



Mực in Nguyễn Toản đung bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo (gummi arabicum) khiến chữ viết rõ ràng.



Nguyễn Toản nhìn mọi người, mỉm cười, nói:



" Đây là máy in, giúp công việc in trở lên thuận tiện hơn."



Nhìn sắc mặt vẫn còn ngờ vực của mọi người, Nguyễn Toản tiếp:



" Có thể mọi người không tin, vậy ta sẽ bieeu diễn cho mọi người xem."



Nguyễn Toản vừa dứt, hai người phụ nữ thành thục điều khiển, đầu tiên dùng những chữ câi được tách, nghép thành một đoạn văn, gắn vào khung, sau đó đặt vào bàn ép, mực in được bơm vào bàn ép, một người điều khiển hạ xuống, một đoạn văn được in lên giấy, liên tục như vậy, Nguyễn Toản lại tiếp tục sắp xếp thành một đoạn văn khác, rồi tiếp tục. Chỉ trong vòng nửa tiếp, hơn 50 tờ giấy đã được in ana hoàn tất, Nguyễn Toản đưa cho mọi người xem, không ngừng có tiếng xuýt xoa:



" Thật đều, thật rõ nét a."



" Đúng vậy, đúng vậy, in nhiều như vậy mà vẫn tốt."



" Mọi người có nhận thấy không, rất nhanh nữa a."



.........



Chờ mọi người trong ngạc nhiên thoát khỏi, Nguyễn Toản chưa kịp nói, Nguyễn Huệ chắp tay:



" Ta thay mặt nhân dân Đại Việt, cảm ơn đệ."



Nguyễn Toản chỉ cười trừ, rồi đặt tay lên ngực hét lên:



" Tự hào con cháu Rồng Tiên."



Mọi người nghe vậy cùng đồng thanh:



" Tự hào con châu rồng tiên."



Âm thanh vang mãi, vang mãi.



..........



Những ngày tiếp theo là mọi người gấp rút mỗi người một tay, gấp rút chế tạo những cố máy in, đồng thời một nhóm người qua từng vòng từng vòng thi tuyển được vào làm ở nhà máy in. Nguyễn Toản cũng suy nghĩ xem ban đầu in gì. Bới công nghệ in phát triển nhưng phải có thời gian để năng suất sản suất giấy được tăng cường, lên ban đầu vừa để công nhân làm quen, vừa có thêm thời gian, lên báo chí chưa xét. Suy ngẫm lúc, Nguyễn Toản lựa chọn cuốn Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.



Cuốn sách bao gồm 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức. Đó là những mong muốn về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Những giá trị nhân văn đó khiến Nguyễn Toản lựa chọn.



Đã có bước đi tiếp theo, mọi việc thuận lợi. Sau một tuần vất vả, xưởng in đã tiến vào hoạt động, mục tiêu là 100 cuốn.



.............



Thời gian cũng lâu, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Thiếp.... đều lựa chọn ở lại, lúc này rời đi chỉ có Nguyễn Huệ. Nhìn Nguyễn Toản, Nguyễn Huệ bồi hồi:



" Chuyến đi này, thật cho ta mở mang đầu óc, thật không biết trong đầu đệ như thế nào mà nghĩ được những thứ kì quái như vậy. Ta thật muốn mổ xẻ nó ra để nghiên cứu."



" Haha. Trong đó chỉ có chí hướng muốn cho dân tộc phát triển. Như huynh thôi."



" Đệ sớm tới kinh thành, ta đợi."



" Được."



Nói xong Nguyễn Huệ thưc ngựa phóng đi.



........



Nguyễn Toản lại trở về cuộc sống bình thản, cho đến sáng sớm hai ngày sau.



Trong doanh trại, những người lính sau những tuần đầu rèn luyện thể lực, Nguyễn Toàn bắt đầu hướng dẫn ẩn nấp, đợi mọi người xong xuôi. Nguyễn Toản đứng quan sát một lượt rồi bắt đầu tìm kiếm, rất nhanh tất cả đều bị phát hiện. Nhìn sắc mặt mọi người ủ rũ Nguyễn Toản nghiêm giọng nói:



" Bây giờ tuy bị phât hiện nhưng các ngươi chỉ bị chịu khổ, nhưng nếu thực tế là các ngươi đã chết rồi. Bắt đầu hình phạt đi."



" Vâng." Nói xong, mọi người vừa chống đâty, vừa hát vang.



Nhìn những người lính khổ sở, Nguyễn Toản khẽ lắc đầu, bỗng luac này, Nguyễn Long từ xa chạy tới, thưa:



" Bẩm công tử, có tin trọng yếu, Nguyễn Lam đã trở lại, mang theo một đám người lạ mặt cùng rất nhiều thứ kì quặc. Đang chờ ở bến tàu."



Nghe vậy, Nguyễn Toản mừng vui khôn xiết:



" Tốt, tốt. Cuối cùng đã tới."



Rồi quay sang mấy tên lính đang chống đẩy, nói:



" Lần này có việc, hidnh phạt nay ta bỏ qua. Mọi người thay đổi nhanh chóng, cùng ta đi ra bến tầu."



" Vâng."



Nói xong, Nguyễn Toản cùng trở về chuẩn bị.



p/s: May in:



https://drive.google.com/file/d/1pYISnxjC4pavyc2EXRGl9wsin54le3UM/view?usp=drivesdk

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK