Do không thể truy cập vào hệ thống để xem tổng điểm, Vương Giai Kỳ quyết định sẽ đi tập nấu ăn một chút.
Từ khi trở thành đầu bếp sơ cấp, Vương Giai Kỳ đã rèn luyện thói quen luyện nấu ăn mỗi ngày. Ngay cả khi đi ngủ, cô cũng sẽ tranh thủ vào huấn luyện không gian để tập luyện. Thói quen này đã trở thành một loại ám ảnh cưỡng chế. Chỉ cần một hôm không luyện nấu ăn, Vương Giai Kỳ sẽ cảm thấy khó chịu trong người.
Vương Giai Kỳ quyết định thực đơn món ăn cổ truyền sẽ trở thành át chủ bài của "Ngọc Thực Nhân Gia" nên thời gian gần đây cô chỉ thực hành nấu những món ăn này. May mắn là thời gian đó trùng với thời gian thực hiện nhiệm vụ, cô ấy vừa có thể gia tăng điểm tích lũy vừa có thể triển khai thực đơn cho nhà hàng.
Món ăn cổ truyền tiếp theo có liên quan đến thịt ngỗng. Món ăn này do Vương Giai Kỳ vô tình tìm thấy trong khi thực hiện nhiệm vụ. Món ăn này khá phức tạp. Thời điểm tìm ra nó, Vương Giai Kỳ không có lòng tin cô có thể hoàn thành món ăn này nên đã quyết định sử dụng món cá ướp Linh Lục để hoàn thành nhiệm vụ.
Bình thường, Vương Giai Kỳ sẽ hầm cả con ngỗng trong nồi đất. Món ăn này có tác dụng kích thích, làm ấm bụng, rất thích hợp ăn trong những ngày đông giá lạnh. Nhưng lần này, Vương Giai Kỳ muốn sử dụng phương pháp nấu ăn cổ truyền để nấu món ăn này, thay hầm bằng "chưng".
Món ăn này có tên là ngỗng Vân Lâm, được xuất hiện trong một quyển sách thời nhà Nguyên có tên "Vân Lâm Đường Ẩm Thực Chế Độ Tập".
Trong sách có đề cập đến việc sử dụng bếp lò để chưng. Đặc biệt khi chưng phải dùng cỏ tranh để nhóm bếp. Một con ngỗng sẽ tốn hai bó cỏ. Bó đầu tiên sẽ được đốt từ từ để đảm bảo nhiệt độ không quá cao. Sau khi đốt hết bó đầu tiên phải đợi thịt ngỗng trong nồi nguội hẳn rồi mới có thể nhóm bó cỏ thứ hai. Cả quá trình nấu ăn mất hơn nửa ngày. Trong quá trình nhóm bếp, đầu bếp không thể rời đi mà phải luôn trông cho nhiệt độ trong bếp ổn định. Món ăn này không chỉ mất thời gian mà còn mất rất nhiều công sức của đầu bếp.
Nhưng Vương Giai Kỳ vốn không định làm theo cách này. Ngày trước công cụ còn đơn sơ mới mất nhiều thời gian và công sức đến vậy. Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp đỡ làm giảm thời gian nấu nướng. Hơn nữa, nếu thực hiện bằng phương pháp truyền thống thì món này không thích hợp để đưa vào thực đơn của "Ngọc Thực Nhân Gia".
Sau khi thử nghiệm nhiều lần, món ngỗng Vân Lâm tốn tất cả thời gian là năm tiếng. Mặc dù không quá nhanh nhưng thời gian này vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được.
Ngỗng sẽ được ướp gia vị trong bốn tiếng, sau đó sẽ đem chưng trong nồi áp suất một tiếng là có thể ăn được. Trước khi ăn tối, Vương Giai Kỳ đã bắt đầu ướp ngỗng. Hiện tại là mười một giờ tối, món ăn cuối cùng cũng đã hoàn thành.
Vương Giai Kỳ xếp rau xà lách xuống dưới sau đó mới đặt con ngỗng lên phía trên. Trước đó, Vương Giai Kỳ đã phết một lớp mật ong lên toàn bộ con ngỗng trước khi cho vào nồi. Sau khi hoàn thành, cả con ngỗng có một màu vàng đỏ rất đẹp. Sau khi nhìn thấy đĩa ngỗng, Vương Giai Kỳ bỗng nhớ đến một câu mà không biết mình đã nghe thấy ở đâu.
"Lục thủy phù nga bích ba đãng."
Vương Giai Kỳ thầm nghĩ không ngờ thơ về ngỗng lại thơ mộng đến thế. Ngay khi cô đang cảm thấy tiếc nuối vì không ai có thể cùng mình chiêm ngưỡng kiệt tác này thì Lý Tấn bỗng gọi đến.
Từ khi trở thành đầu bếp sơ cấp, Vương Giai Kỳ đã rèn luyện thói quen luyện nấu ăn mỗi ngày. Ngay cả khi đi ngủ, cô cũng sẽ tranh thủ vào huấn luyện không gian để tập luyện. Thói quen này đã trở thành một loại ám ảnh cưỡng chế. Chỉ cần một hôm không luyện nấu ăn, Vương Giai Kỳ sẽ cảm thấy khó chịu trong người.
Vương Giai Kỳ quyết định thực đơn món ăn cổ truyền sẽ trở thành át chủ bài của "Ngọc Thực Nhân Gia" nên thời gian gần đây cô chỉ thực hành nấu những món ăn này. May mắn là thời gian đó trùng với thời gian thực hiện nhiệm vụ, cô ấy vừa có thể gia tăng điểm tích lũy vừa có thể triển khai thực đơn cho nhà hàng.
Món ăn cổ truyền tiếp theo có liên quan đến thịt ngỗng. Món ăn này do Vương Giai Kỳ vô tình tìm thấy trong khi thực hiện nhiệm vụ. Món ăn này khá phức tạp. Thời điểm tìm ra nó, Vương Giai Kỳ không có lòng tin cô có thể hoàn thành món ăn này nên đã quyết định sử dụng món cá ướp Linh Lục để hoàn thành nhiệm vụ.
Bình thường, Vương Giai Kỳ sẽ hầm cả con ngỗng trong nồi đất. Món ăn này có tác dụng kích thích, làm ấm bụng, rất thích hợp ăn trong những ngày đông giá lạnh. Nhưng lần này, Vương Giai Kỳ muốn sử dụng phương pháp nấu ăn cổ truyền để nấu món ăn này, thay hầm bằng "chưng".
Món ăn này có tên là ngỗng Vân Lâm, được xuất hiện trong một quyển sách thời nhà Nguyên có tên "Vân Lâm Đường Ẩm Thực Chế Độ Tập".
Trong sách có đề cập đến việc sử dụng bếp lò để chưng. Đặc biệt khi chưng phải dùng cỏ tranh để nhóm bếp. Một con ngỗng sẽ tốn hai bó cỏ. Bó đầu tiên sẽ được đốt từ từ để đảm bảo nhiệt độ không quá cao. Sau khi đốt hết bó đầu tiên phải đợi thịt ngỗng trong nồi nguội hẳn rồi mới có thể nhóm bó cỏ thứ hai. Cả quá trình nấu ăn mất hơn nửa ngày. Trong quá trình nhóm bếp, đầu bếp không thể rời đi mà phải luôn trông cho nhiệt độ trong bếp ổn định. Món ăn này không chỉ mất thời gian mà còn mất rất nhiều công sức của đầu bếp.
Nhưng Vương Giai Kỳ vốn không định làm theo cách này. Ngày trước công cụ còn đơn sơ mới mất nhiều thời gian và công sức đến vậy. Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp đỡ làm giảm thời gian nấu nướng. Hơn nữa, nếu thực hiện bằng phương pháp truyền thống thì món này không thích hợp để đưa vào thực đơn của "Ngọc Thực Nhân Gia".
Sau khi thử nghiệm nhiều lần, món ngỗng Vân Lâm tốn tất cả thời gian là năm tiếng. Mặc dù không quá nhanh nhưng thời gian này vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được.
Ngỗng sẽ được ướp gia vị trong bốn tiếng, sau đó sẽ đem chưng trong nồi áp suất một tiếng là có thể ăn được. Trước khi ăn tối, Vương Giai Kỳ đã bắt đầu ướp ngỗng. Hiện tại là mười một giờ tối, món ăn cuối cùng cũng đã hoàn thành.
Vương Giai Kỳ xếp rau xà lách xuống dưới sau đó mới đặt con ngỗng lên phía trên. Trước đó, Vương Giai Kỳ đã phết một lớp mật ong lên toàn bộ con ngỗng trước khi cho vào nồi. Sau khi hoàn thành, cả con ngỗng có một màu vàng đỏ rất đẹp. Sau khi nhìn thấy đĩa ngỗng, Vương Giai Kỳ bỗng nhớ đến một câu mà không biết mình đã nghe thấy ở đâu.
"Lục thủy phù nga bích ba đãng."
Vương Giai Kỳ thầm nghĩ không ngờ thơ về ngỗng lại thơ mộng đến thế. Ngay khi cô đang cảm thấy tiếc nuối vì không ai có thể cùng mình chiêm ngưỡng kiệt tác này thì Lý Tấn bỗng gọi đến.