• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

 
             Chương 24: Cởi giày âm   

             Người đàn ông trong bức ảnh là ông nội khi còn trẻ, như vậy hẳn người bên cạnh là bà nội. Điều khiến tôi bất ngờ là bà tôi lại là một người phụ nữ đoan trang và lộng lẫy như vậy. Bà mặc sườn xám, tay cầm một chiếc quạt nhỏ, cả người toát lên phong cách dân quốc tiêu biểu.  

             Nếu có thể du hành xuyên thời không, đưa bà nội đến hiện tại, chắc chắn cũng là một sự tồn tại ở cấp bậc nữ thần. Thế nên lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh, tôi đã tự hỏi liệu bà có phải là bà nội của mình thật không. Dù sao hình tượng người nông dân của ông nội đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của tôi. Xin phép nói một câu hơi vô lễ, đặt hai người họ chung một chỗ, tôi cảm thấy ông nội tôi không xứng với bà nội.  

             Cuốn từ điển tên là ‘Từ điển học sinh’, được xuất bản vào năm dân quốc thứ tư (1915). Đây là đồ vật đã mất tích từ lâu rồi, làm khó ông nội tôi vẫn còn gìn giữ đến bây giờ. Có thể thấy, ông nội thật sự rất yêu bà nội, chắc chắn không hề ít hơn bất cứ người nào. Nếu không ông cụ đã không kẹp bức ảnh này trong cuốn từ điển đặt dưới đáy rương rồi.  

             Nhưng những lời đằng sau bức ảnh có nghĩa gì?  

             ‘Chín sư vái voi, cuối cùng chúng ta cũng tìm được rồi.’  

             Lẽ nào, ông nội và bà nội vẫn luôn tìm kiếm nơi này? Nhưng họ đang tìm kiếm điều gì vào thời điểm đó?  

             Hơn nữa còn có một câu hỏi rất quan trọng, bà nội tôi đâu? Bà cụ đã đi nơi nào?  

             Khi còn bé tôi từng hỏi ông nội rằng bạn nhỏ nhà ai cũng có bà nội, sao tôi lại không có.  

             Lúc đó ông nội sẽ ôm lấy tôi, sau đó nhìn về phía rừng núi xa xa, nói: “Bà cháu đi một nơi rất xa, chờ đến khi cháu lớn lên, bà ấy sẽ trở về.”  

             Khi ấy tôi thật sự ngây thơ nghĩ rằng bà nội sẽ về nên rất chăm chỉ ăn cơm để lớn lên. Mãi đến sau này dần dần trưởng thành, tôi mới biết được bà nội tôi đã qua đời từ rất lâu, lâu đến nỗi ngay cả ba tôi cũng không còn nhớ dáng vẻ của bà cụ như thế nào.  

             Thế nhưng, cho dù bà nội tôi đã qua đời, vậy phần mộ của bà cụ ở đâu? Tại sao từ trước tới này không ai trong nhà nhắc tới chuyện này? Hơn nữa hình như cũng không đi viếng mộ vào những ngày lễ tết, sao thế nhỉ? Lẽ nào chuyện này cũng che giấu bị mật không được cho ai biết à?   

             Hoặc cũng có thể, tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên!  

             Có lẽ lúc đó thật ra ông nội tôi không có quan tâm nhiều như thế, ông cụ dẫn bà nội tới đây chỉ để tham quan vị trí phong thủy chín sư vái voi thôi? Đúng thế, chắc chắn là như vậy.  

             Trong lòng tôi tự an ủi bản thân, mặc dù tôi biết độ tin cậy rất thấp nhưng có còn hơn không.  

             Ngay lúc này, bên ngoài truyền đến tiếng cổng bị đẩy ra, nghe tiếng bước chân thì chắc là ngài Trần. Tôi không muốn ông ta biết chuyện bà nội nên vội vàng kẹp lại bức vào vào từ điển, rồi đặt nó xuống dưới đáy rương, lấy mấy cuốn sách khác phủ lên trên. Cuối cùng tôi giả vờ như không có chuyện gì, ngồi xổm xem sách giáo khoa trước đây.  

             Tôi không biết tại sao bản thân lại lựa chọn che giấu chuyện bà nội trước tiên nhưng trực giác mách bảo, chắc chắn trên người bà tôi cất giấu không ít bí mật. Hơn nữa những bí mật này không được để người ngoài biết, thậm chí ngay cả tôi cũng không thể biết.  

             Ngài Trần cầm mấy thứ gì đó trong tay, trên cổ còn treo vài thứ, tỏi, bút lông, bát cứ… Cái gì cần có đều có hết, thậm chí còn có một số thứ tôi chưa từng nhìn thấy, chẳng biết ông ta lấy được bằng cách nào.  

             Sau khi ngài Trần bước vào cửa thì đặt đồ xuống đất trước tiên, rồi mới hỏi tôi: “Tiểu Thiên, cháu đang làm gì thế, còn không mau qua đây giúp đỡ?”  

             Tôi giả vờ bình tĩnh nói: “Cháu đang tìm đồ vật ông nội để lại cho mình, kết quả chỉ tìm được một đống sách vở của bản thân.”  

             Ngài Trần gật đầu: “Trước tiên không cần tìm đồ gấp, mau tới đây giúp đỡ. Nhân dịp ba mẹ cháu không có ở nhà mau cởi đổi giàu âm kia ra, nếu không tối hôm nay cháu có thể lại bị bắt chạy nữa đấy.”  

             Thế là tôi nhanh chóng thu dọn rương hòm trả về chỗ cũ, chạy tới giúp đỡ ngài Trần thu xếp đồ đạc.  

             Trước tiên ngài Trần yêu cầu tôi giã nát tỏi, tôi chạy nhanh vào bếp dùng dao phay đập tỏi, cách làm tương tự như đập dưa chuột. Sau khi quay lại, ngài Trần liếc tôi một cái, không nói gì, chỉ vào một cái bát trên mặt đất, ý là ném vào đây.  

             Sau khi tôi bỏ những tép tỏi đã nghiền nát vào, ngài Trần lại yêu cầu tôi mở một chiếc hộp nhựa màu đen. Vừa mở ra, một mùi hăng xộc lên khiến tôi suýt nữa không nhịn được ói ra ngoài.  

             Ngài Trần nói: “Đây là máu chó đen, bác mang theo một ít thừ thị trấn, cháu cho vào một ít.”  

             Bàn tay sắp đổ của tôi dừng lại ngay lập tức, hỏi: “Đổ bao nhiêu ạ?”  

             Ngài Trần bảo chỉ cần ngập tỏi là được. Tôi cẩn thận từng li từng tí chỉ cho máu chó đen đến ngập tỏi, thoáng nghiêng hộp nhựa, lại phát hiện bên trong đã trống rỗng. Mẹ nó chỉ có ngần này, thế mà ông ta lại bảo tôi cho một ít thôi?  

             Tất nhiên, chắc chắn tôi sẽ không nói lời này với ngài Trần, chỉ nhỏ giọng phàn nàn trong lòng thôi. Dù sao hiện tại đầu tôi rất rối loạn, suy nghĩ không được lý trí cho lắm.  

             Sau đó, ngài Trần chỉ vào một túi đồ màu đỏ, kêu tôi thêm mấy thứ này. Tôi hỏi ngài Trần đây là cái gì thì ông ta nói đó là chu sa.  

             Sau khi thêm vào, ngài Trần yêu cầu tôi trộn đều các chất trong bát, sau đó cầm bút lông chấm một cái, viết mấy ký tự nhìn không giống chữ lắm lên tờ giấy vàng đã được chuẩn bị sẵn. Tôi đứng bên cạnh, nghiêm túc nhớ kỹ những chữ ông ta viết, kể cả trình tự hay hướng viết, tôi đều cố gắng ghi nhớ. Nói không chừng sau này cần dùng đến thì sao?  

             Thế nhưng ngài Trần nhìn trái, rồi lại nhìn phải, sau đó không hề do dự vò lại thành một cục ném đi.  

             Tôi nhìn mà trợn mắt há miệng, thiệt thòi lúc nãy tôi còn chăm chú ghi nhớ như vậy. Tôi hỏi ông ta cứ như vậy ném đi không thấy tiếc ư?  

             Ngài Trần đáp: “Đã lâu lắm rồi bác không dùng bút lông, lấy ra luyện cho đỡ cứng tay.”  

             Tôi lập tức im lặng, tôi cảm thấy chắc chắn ngài Trần cố ý!  

             Một khoảng thời gian sau đó, ngài Trần kêu tôi bưng bát sứ, còn ông ta thì cầm bút lông vẽ tới vẽ lui. Tôi thấy ông ta vẽ rất tùy tiện nên không chú ý nữa, tiếp tục suy nghĩ chuyện của bà nội tôi. Mãi đến khi ngài Trần dừng bút, tôi vẫn chưa nghĩ ra nguyên nhân.  

             Chờ khi tôi nhìn lại xuống mặt đất thì phát hiện ra trên đất xuất hiện một bát quái đồ! Ngay cả cá âm dương trong bát quái đồ đều vô cùng sống động. Nói thật, với khả năng hội họa này, ngài Trần hoàn toàn có thể trở thành giảng viên khoa mỹ thuật ở trường đại học.  

             Sau đó ngài Trần lấy ra hai đồng tiền xu từ trong ngực, đặt lên ánh mắt cá âm dương, mỗi con mỗi đồng, rồi nói với tôi: “Cởi giày, đứng vào trong, chân trái giẫm lên dương, chân phải giẫm lên âm.”  

             Tôi cởi giày, lúc định nhấc chân thì hơi lúng túng, hỏi ngài Trần cái nào là dương, cái nào là âm.  

             Ngài Trần liếc tôi một cái đầy khinh thường, rồi chỉ vào một con cá trong đó nói đây là dương.  

             Tôi ồ một tiếng bước vào, không có cảm giác đặc biệt gì. Chẳng qua nơi đồng xu lại truyền đến từng dòng nước ấm, rất thoải mái.  

             Sau đó ngài Trần lại dùng chỉ trói cổ tay và cổ chân của tôi, còn buộc một vòng quanh cổ. Sau khi chuẩn bị xong tất cả, ông ta quan sát từ trên xuống dưới một lượt, rồi gật đầu, chắc hẳn rất hài lòng.  

             Ngài Trần đứng trước mặt tôi, nói: “Tiểu Thiên, bác sắp bắt đầu, cháu đứng bên trong không được lộn xộn đấy.”  

             Tôi gật đầu, nhưng nói thật, tôi thật sự hơi lo lắng.  

             Tôi nghe thấy ngài Trần nhắm mắt lại, lẩm bẩm trong miệng: “Giày có trái phải, đường có âm dương, học sinh Trần Ân Nghĩa cầu xin sư tổ mở mắt.” Nói xong, ông ta mở mắt ra, sau đó ngồi xổm xuống, hai tay chạm vào đường viền bên ngoài bát quái đồ, niệm một câu: “Càn Khôn có pháp, âm dương nghịch chuyển, đi!”  

             Khi ngài Trần nói xong ‘đi’ cuối cùng, tôi thấy hai tay của ông ta cùng vuốt sang trái một vòng, cảnh tượng khó tin thật sự xuất hiện: Bát quái đồ vẽ trên mặt đất chuyển động!  

             Giống như không phải vẽ trên đất mà thật sự là một bàn quay bát quái, tôi nhìn mà há hốc miệng.  

             Sau khi bát quái độ quay mấy vòng, ngài Trần duỗi tay đè nó lại, rồi kêu tôi nhảy ra ngoài. Tôi lập tức nhảy sang bên cạnh, những đồng xu vẫn còn dính chặt vào lòng bàn chân. Tôi cúi đầu định lấy mấy đồng xu kia ra, nhưng phát hiện bát quái đồ trên mặt đất đã biến mất, thay vào đó là một đôi giày, chính là đôi giày ông lão lưng gù bắt tôi mang!  

             Ngài Trần nhặt mảnh giấy vừa mân mê dưới đất lên vào đôi giày, ‘ầm’ một tiếng, giấy vàng và giày cùng thoáng qua một tia xanh lá, sau đó đều biến mất không thấy tăm hơi, ngay cả giấy vàng đã bị đốt thành tro cũng không còn. Hóa ra ông ta không dùng tờ giấy này để luyện chữ, mà cố ý nói như vậy để chọc ghẹo tôi.  

             Ngài Trần phủi tay, rồi nói với tôi: “Tiểu Thiên, đưa đồng xu…”  

             Ông ta vừa quay người lại, còn chưa kịp nói hết lời đã ngồi bệt xuống đất. Sau đó hai tay hai chân cùng lùi về phía sau mãi đến cuối sân, đụng vào cửa phòng, giống như đã nhìn thấy đồ vật khiến bản thân sợ hãi. Động tác này của ông ta hù dọa tôi, tôi cho rằng có một thứ rất đáng sợ đang đứng sau lưng tôi. Thế nhưng khi tôi quay đầu lại nhìn thoáng qua, chẳng có gì cả.  

             Chờ đến khi tôi quay lại nhìn ngài Trần, tôi phát hiện ra ánh mắt của ông ta không phải đang nhìn chằm chằm phía sau lưng mà lại là dưới chân tôi!  

             Trăng vừa lên cao, chiếu xuống mặt ngài Trần, chẳng có tí sắc máu nào, trong con ngươi đều là vẻ hoảng hốt. Tôi thấy miệng ông ta cứ mở ra đóng lại, lẩm bẩm: “Bác Đình thật lợi hại, bác Đình thật lợi hại, bác Đình thật lợi hại…”  

             

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK