Cửu Âm Chân Kinh quả thực như A Thanh nói, đây là một bản chân kinh chứ không phải tuyệt học.
Lý niệm của Cửu Âm Chân Kinh là bỏ cái phức tạp tìm về cái nguyên sơ, từ cái nguyên sơ lại diễn hóa thành cái phức tạp.
Lấy cái thừa bù cho cái thiếu, cho nên hư có thể thắng thực, không đủ có thể thắng có thừa.
Cửu Âm Chân Kinh chia làm hai phần Thượng cùng Hạ.
Cửu Âm Chân Kinh quyển thượng giảng dạy nguyên lý đồng thời cũng đề ra các bước tu luyện của đạo gia , được phân chia thành 5 bước.
Bước thứ nhất : Dịch Cân Đoán Cốt Thiên
Bước thứ hai : Thu Cân Súc Cốt Thiên
Bước thứ ba : LIệu Thương Thiên
Bước thứ tư : Di Hồn Thiên
Bước thứ năm : Khí Hải Thiên.
Theo thuyết pháp của Hoàng Thường, đạo vốn là tròn không đầu không đuôi, không có bắt đầu càng không có kết thúc.
Trái với đạo là cực, cực đại diện cho giới hạn, cho cái tận cùng , cực như một dấu chấm tròn kết thúc cho tất cả.
Nếu coi bản thể con người là một thế giới, bên ngoài được gọi là ngoại thế giới, bên trong là nội thế giới.
Ngoại thế giới như chân tay , xương cốt, kinh mạch thậm chí là lục phủ ngũ tạng, theo Hoàng Thường những thứ nhìn thấy được, chạm tay vào được liền là ngoại thế giới.
Nội thế giới là khí hải, là tinh thần, là linh hồn , những thứ phiêu miễu vô thực nhưng lại không ai dám loại bỏ sự tồn tại của nó, đây là nội thế giới.
Con người có sinh mạng, sinh mạng con người được tạo nên từ ngoại thế giới cùng nội thế giới.
Dịch Cân Đoán Cốt cùng Thu Cân Súc Cốt là pháp môn tu luyện đạo gia mà Hoàng Thường đặt cho ngoại thế giới.
Di Hồn Thiên cùng Khí Hải Thiên là pháp môn tu luyện đạo gia mà Hoàng Thường đặt cho nội thế giới.
Về phần Liệu Thương Thiên là cầu nối , là cánh cửa giữa ngoại thế giới cùng nội thế giới .
Bên trong Cửu Âm Chân Kinh lại viết .
“ Đạo là khởi nguyên của tất cả, từ một diễn hóa vạn vật, vạn vật cùng chung một nguồn gốc.
Đạo là cái khởi nguyên , tìm về cái khởi nguyên liền tìm về đạo.
Trong huyền môn đạo gia , đạo không thể nói, không thể đánh giá , không thể tưởng tượng cũng không có cách gọi, mọi cách gọi , mọi xưng hô đều là không chính xác, đều là một loại ước lượng.
Trong võ đạo, lấy thân thể làm cơ sở, võ đạo chia thành chưởng pháp, quyền pháp , cước pháp , tiên pháp, kiếm pháp , đao pháp . . . nhưng chung quy lại đều là từ thân thể người mà thành.
Đạo quá rộng lớn, con người không thể nắm được đại đạo cũng như không cách nào tự mình gọi ra chính xác đạo là thứ gì, mọi việc chỉ là diễn hóa , là ước lượng.
Võ học chung quy cũng không thoát ra được khỏi đạo, mọi việc chỉ là diễn hóa, là diễn ước lượng.
Con người từ khi sinh ra trải qua luyện tập, trải qua luyện võ liền đi trên con đường võ đạo nhưng bất cứ chiêu thức hoa mỹ đến đâu chung quy cũng từ những động tác đơn giản nhất mà ra , âu cũng chỉ là quyền đấm cước đá, âu cũng chỉ là từ cái ban sơ .
Võ học hiểu theo nghĩa chính xác nhất chính là lấy cái ban sơ, lấy thân thể người rồi diễn hóa động tác võ thuật, ấy là ra võ công .
DIễn hóa càng rộng lớn, diễn hóa càng chân thực ắt hẳn chiêu thức càng cao cường, chiêu thức càng tinh thâm nhưng hiểu rõ ra một nghĩa khác, cũng chỉ là sử dụng thân thể con người càng thêm uyên thâm, càng thâm rõ ràng.
Người hiểu rõ thân thể mình, có thể sử dụng thân thể mình một cách chính xác nhất liền có thể đi dược càng xa, võ đạo càng mạnh.
Từ cái ban sơ diễn hóa ra vô số chiêu thức nhưng lại phải quay về tìm hiểu cái ban sơ nhất, chỉ có hiểu cái ban sơ mới có thể lại càng đi được xa hơn, đi được tốt hơn.
Ban sơ của võ đạo cũng không thoát ra được khỏi thân thể con người .
Võ học ban đầu là để cường thân kiện thể, cũng như đạo gia tu tâm dưỡng tính, phật gia giữ tâm thanh tịnh, đây là cái cốt lõi.
Nay ta viết ra Cửu Âm Chân Kinh quyển thượng, chính là cường thân kiện thể, là tìm hiểu cái ban sơ.”
Vô Song lông mày càng ngày càng nhíu lại, hắn cảm giác Hoàng Thường rất rất có khiếu đi làm giáo viên .
Giảng rất nhiều, dạy rất nhiều, viết rất nhiều nhưng mà học sinh chẳng hiểu được bao nhiêu.
Cũng không biết có phải tại suy nghĩ của hậu nhân, cứ nhất định phải phức tạp hóa ra không nhưng rốt cuộc Vô Song vẫn là cái hiểu cái không tuy nhiên bằng suy nghĩ của hậu thế tổng kết đại ý lại, Hoàng Thường thực sự có suy nghĩ cực kỳ kinh hãi thế tục.
Theo Hoàng Thường xem ra, đạo là thứ của thần tiên, là thứ không thể chạm tới vậy không bằng lấy những ví dụ gần gũi hơn mà giảng đạo.
Đạo khai sinh ra vạn vật khác gì thân thể con người khai sinh ra vạn loại võ kỹ ? .
Đạo là một đầu luân hồi, là nhân quả, là hình tròn, đạo không có khởi đầu cũng không có kết thúc , đứng ở bất cứ điểm nào trên hình tròn cũng không khác gì nhau.
Nếu đã như vậy có phải võ kỹ cũng như thế ? , bất cứ loại võ công nào dù khác nhau ra sao đều phải có một cái điểm chung , là lấy thân thể con người làm gốc , tức là luyện bất cứ loại võ công nào đều không thoát ra được khỏi thân thể , chỉ cần là võ học âu cũng là không khác gì nhau.
Bất kể Quỳ Hoa Bảo Điển chí nhu chí khinh, Hàng Long Thập Bát Chưởng chí dương chí cương hay Huyền Minh Thần Chưởng chí âm chí hàn rốt cuộc đều là từ thân thể con người mà xuất ra.
Theo Hoàng Thường, ông đọc hơn vạn quyển sách, nhìn hàng ngàn loại võ công khác nhau, thiên hạ võ công nhiều vô số, lý niệm nhiều vô số nhưng bất kể lý niệm như thế nào, võ công như thế nào đều có một điểm khởi đầu là như nhau.
Đây là một định nghĩa cực kỳ kinh người của Hoàng Thường bởi nếu khởi đầu là như nhau thì cho dù bao nhiêu con đường kéo dài ra đều có thể quay về điểm khởi đầu.
Bất cứ võ học nào đều cùng một gốc vậy khác gì nói chỉ cần cái gốc kia liền học được bất kể loại võ học nào ? .
Đây là ý niệm của Hoàng Thường, Hoàng Thường muốn mang Cửu Âm Chân Kinh quy toàn bộ võ học trong thiên hạ làm một.
Muốn quy toàn bộ võ học trong thiên hạ về làm một liền phải nắm chắc cái gốc, cái nguyên sơ của võ học tức là thân thể con người, tức là 5 bước của Cửu Âm Chân Kinh Thượng.
Bước đầu tiên Dịch Cân Đoán Cốt , mục tiêu là nhắm về gân cốt cùng kinh mạch .
Bước thứ hai Thu Cân Súc Cốt, mục tiêu của nó cũng vô cùng rõ ràng, Hoàng Thường muốn bản thân người luyện Cửu Âm Chân Kinh có thể thay đổi xương cốt của chính bản thân mình.
Cái bước thứ hai này có thể hiểu là Súc Cốt Công mà Vô Song đã học, kéo dài hoặc kéo ngắn hình dạng của xương từ đó thay đổi cấu trúc cơ thể nhưng mà bên trong Thu Cân Súc Cốt lại càng cao hơn một tầng ý niệm.
Nó muốn thay đổi xương cốt , trong từng chiêu từng thức.
Đây lại là một đạo lý cực kỳ kinh người.
Ví dụ đơn giản nhất cùng một chiêu Kháng Long Hữu Hối, vậy trong một điều kiện ngang bằng nhau, người tay dài cùng người tay ngắn ra chiêu, chiêu thức nào mạnh hơn ? .
Câu hỏi cực kỳ . . . mang tính trêu tức người, chỉ sợ đến cả người sáng tạo ra Hàng Long cũng không nghĩ đến điểm này đi , thiên hạ ai trả lời được cùng một chưởng pháp, giữa người tay dài cùng người tay ngắn ra chiêu, ai mạnh ai yếu ? .
Lại có một câu hỏi tương tự, đại khái là về Lục Mạch Thần Kiếm, hai bên cùng có nội lực ngang nhau, am hiểu Lục Mạch như nhau sau đó cùng lúc xuất Thiếu Thương Kiếm, hỏi người có ngón tay dài hơn sẽ thắng hay người có ngón tay ngắn hơn một chút sẽ thắng.
Ý niệm của Hoàng Thường chính là, biến đổi xương cốt trong con người sao cho tạo ra trạng thái hoàn mỹ nhất cho mỗi chưởng pháp, cho mỗi chiêu thức, từ một lượng nội lực ngang nhau, một điều kiện cùng trạng thái ngang nhau, người học Cửu Âm Chân Kinh nhất định sẽ phải đạt được thành tựu cao hơn đối thủ.
Sau đó Hoàng Thường gọi trạng thái này là ‘Cực Kỹ”.
Cực Kỹ có nghĩa là cùng một điều kiện, ai có thể xuất ra chiêu thức mạnh hơn đối phương liền được gọi là Cực Kỹ .
Cực Kỹ là giới hạn hư vô mờ mịt mà Hoàng Thường đặt ra cho cái trạng thái này .
Bất kể là Dịch Cân Đoán Cốt hay Thu Cân Súc Cốt đều hướng về Cực Kỹ .
Cảnh giới thứ ba gọi là Liệu Thương Thiên, là phần kết nối ngữa ngoại thế giới cùng nội thế giới của Hoàng Thường .
Liệu Thương Thiên là một loại trị liệu.
Theo Hoàng Thường bản thân cơ thể người bất cứ khi nào cũng có tổn thương.
Viết lách nhiều quá có mỏi tay hay không ? .
Ăn nhiều quá có thấy nặng bụng hay không ? .
Nói nhiều quá có khát nước hay không ? .
Đi nhiều quá cõ mỏi chân hay không ?
Vậy dùng võ kỹ có tổn thương hay không ?
Đáp án chắc chắn là có, chỉ là tổn thương của nó quá nhỏ bé, nhỏ bé đến mức ai cũng bỏ qua mà thôi.
Giả sử hai người đại chiến 300 chiêu, uy lực chiêu thứ 300 chắc chắn yếu hơn chiêu thứ 1 .
Hai người đại chiến 3000 chiêu, uy lực chiêu thứ 3000 lại càng bị chiêu thứ nhất vượt qua.
Lý do mà Hoàng Thường đưa ra chính là vì tổn thương của võ kỹ.
Mất thể lực cũng là tổn thương, , mất nội lực cũng là tổn thương, mất đi khí lực cũng là tổn thương đấy là còn chưa kể ngoại thượng vật lý.
Ngươi đánh ta, ta đánh người, quyền cước va vào nhau ầm ầm, cho dù bản thân không có cảm giác gì nhưng chắc chắn có tổn thương, có va chạm liền sẽ có tổn thương.
Vô Song một thế này đã chiến không biết bao nhiêu trận, đây là lần đầu hắn nghĩ đến cái vấn đề này.
Liệu Thương Thiên của Hoàng Thường lập ra chính là trị liệu cái vấn đề này.
Liên tục tổn thương vậy liền liên tục trị liệu, đấy gọi là Liệu Thương Thiên.
Liệu Thương Thiên luôn giữ cho cơ thể con người ở trạng thái đỉnh phong .
Trong cùng một điều kiện cơ thể, người luyện Cửu Âm Chân Kinh luôn có trạng thái tốt hơn đối phương.
Đây là Cực Thể của Cửu Âm Chân Kinh.
. . . . . ..
Bằng vào Cực Kỹ cùng Cực Thể, sẽ luôn đảm bảo người học Cửu Âm Chân Kinh tới lui tự nhiên, bước bước vững chắc, không sợ kẻ địch cường công, một mực hài hòa mà đánh xuống dưới.
Quách Tĩnh không giống như Kiều Phong, không thể mỗi chiêu mỗi thức đều áp chế toàn bộ thiên hạ, không làm được cái Thần Võ như Kiều Phong nhưng muốn bảo Kiều Phong đánh bại Quách Tĩnh căn bản là mơ tưởng.
Quách Tĩnh học Cửu Âm Chân Kinh, bất kể đánh bao nhiêu chiêu, đánh đến thiên hôn địa ám, hắn đều có thể kiên trì đánh tiếp .
Cửu Âm Chân Kinh không phải là đánh càng lâu càng mạnh mà là cho dù trận chiến kéo dài thế nào, Cửu Âm Chân Kinh luôn đảm bảo trạng thái cho người luyện nó trong khi đối thủ chỉ biết càng ngày càng yếu.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK