Thị trấn Hà Nam cách kinh thành Thăng Long hơn năm mươi dặm về hướng nam. Tuy chỉ là một thị trấn nhưng vì nằm trên con đường giao thương huyết mạch, cho nên phú thương, địa chủ, danh nhân sinh sống ở đây rất nhiều. Khó có thể ngăn được sự giàu có, phồn thịnh. Ở đây nhà trọ, khách sạn, các tụ điểm ăn chơi lớn rất nhiều, người có tiền tha hồ tiêu sài phung phí.
Quảng trường trung tâm nơi đây khá rộng, độ hơn hai mẫu đất. Người người chen chúc nhau đến xem hội, nam nhân chiếm phần lớn. Thị trấn này đang diễn ra cuộc thi hoa khôi. Bởi thế du khách từ các vùng lân cận kéo đến nườm nượp càng khiến quang cảnh trở nên nhộn nhịp hơn.
Trước mái đình đồ sộ ở trung tâm được dựng lên một mộc đài khoảng chục trượng vuông, kết hoa, phủ lụa, bài trí mãn nhãn. Một thư sinh tuổi trung niên mặc áo lụa vàng, mặt đầy đặn phúc hậu, dáng người hơi mập đứng ra cúi mình trước mọi người cất tiếng nói suông sẻ: “Kính chào các vị bô lão, các vị thân hữu xa gần… “Công dung ngôn hạnh” là phẩm chất tốt đẹp của các người mẹ, người chị chúng ta… Phận con em vẫn phải luôn hướng đến, luôn noi theo để giữ gìn. Cuộc thi này nhằm tôn vinh những phẩm chất truyền thống tốt đẹp đó. Nay tất cả mười tám làng tham dự đã cử người đại diện ứng thí. Tôi sẽ nói sơ về thể lệ cuộc thi cho những ai chưa nắm rõ… Cuộc thi gồm bốn phần, tương ứng với bốn chữ “công dung ngôn hạnh”. Phần “công” các cô gái sẽ thể hiện tài năng riêng của mình, tiếp đến phần “dung” là phần thi sắc đẹp, thứ ba là “ngôn” phần thi nói năng đối đáp, cuối cùng là phần thi “hạnh”, xin giữ lại bí mật này đến phút chót… Phần thưởng của cuộc thi, sẽ thuộc về cả làng, giao cho lý trưởng mỗi làng phân chia cho mọi người. Gồm hai trăm bó lúa, hai mươi con trâu, hai trăm quan tiền. Đại diện đứng thứ hai được một nửa, tất cả những làng còn lại đều được một trăm quan.”
“Các vị! Sau đây là phần thi tài năng. Xin mời cô gái đại diện cho làng Hà An!” Sau khi nho sinh trung niên vừa nói xong, một cô gái đi ra, cô có dung mạo khá xinh đẹp, dung dị, ăn mặc bộ tứ thân vải tối đơn giản. Cô hát bài đồng dao đưa đò, một vị bô lão nói: “Giọng ca khá mượt mà, nhưng có phần nào đó đơn điệu, thiếu đắc sắc.” Vài người còn lại cũng đồng ý như vậy. Xong phần trình diễn cô gái cúi chào các vị bô lão và mọi người, kiệm lời lui vào phía sau tấm vải nhung màu vàng to lớn.
Mọi người bàn tán xôn xao, nhiều người chê không tiếc lời, có người thi khen như chưa bao giờ được khen. Nhưng ở đây quyền quyết định là của tám vị bô lão trên bảy mươi. Những lời khen chê của những người trong làng, ngoài làng chỉ khiến đương trường thêm ồn ào, náo nhiệt mà thôi.
Các cô gái đại diện cho làng mình thay phiên nhau thi thố. Có cô hát dân ca, có cô thêu thùa may vá, người thì dùng nhạc cụ đàn tranh, cô khác thổi sáo trúc, ngâm thơ, thi đối, thò vè… Trong đó đặc sắc nhất là cô gái làng Hà Anh, bài múa của cô rất độc đáo, đẹp mắt, các bô lão khác khen rất nhiều, người dân làng khác cũng không nỡ chê.
Vị thư sinh quản lễ đứng ra nói: “Xin mời cô gái cuối cùng, đại diện cho làng Hà Xuân thể hiện tài năng của mình!”
Chờ giây lát không thấy ai, thư sinh nói thêm: “Xin mời đại diện làng Hà Xuân!”
Chẳng có ai ra cả, lát sau một người phụ nữ trung niên đi ra nói nhỏ gì đó với thư sinh. Người phụ nữ đi vào, thư sinh chỉnh trang tà áo, sửa lại khăn đóng cho chỉnh tề rồi nói: “Thật tiếc quá, làng Hà Xuân không có đại diện tham gia! Vậy mọi người chờ giây lát, sau khi nghe ý kiến của các vị bô lão, chúng ta sẽ đến phần thi sắc đẹp.
Một ông lão râu tóc lưa thưa, bạc phơ, tuổi chừng tám mươi đứng ra nói: “Xin chào mọi người, tôi là Trần Công Lãnh, đại diện cho các vị bô lão còn lại ở đây cho ý kiến. Người được đánh giá cao nhất là Nguyễn Thị Lan làng Hà Anh với tài năng nhảy múa truyền thống dân tộc Mường. Người thứ hai là phần thi hát đưa đò qua sông của Lưu Thị Xuyến làng Hà An. Xin chúc mừng! Mời Lý tú tài tiếp tục!”
Mọi người các làng khác, thi nhau nói năng phê bình ý kiến của các vị bô lão, nhưng không ai dám nói quá lớn, họ cũng chẳng đưa ra được lý lẽ chứng minh quyết định của tám vị bô lão là sai trái.
Họ Lý đứng ra nói: “Cảm ơn Trần bô lão! Các cô gái đã chuẩn bị xong, xin mời toàn bộ bước ra sân khấu!”
Lần lược các cô gái các làng nhẹ nhàng, uyển chuyển đi ra với bộ tứ thân lộng lẫy, đẹp mặt và độc đáo hơn cách may thông thường. Họ điểm trang nhẹ, đeo trang sức và thay đôi hài ánh kim, ánh ngân.
Toàn bộ như đã lột xác, bây giờ những cô gái giản dị lúc nãy trông lại có nét hơn, sự thay đổi càng cách xa lại càng khiến mọi người ấn tượng hơn. Vài cô có điểm trang trước, ít có thay đổi, xem ra bị đánh giá thấp hơn.
Không khí náo nhiệt cả lên, mỗi làng đều tung hô người làng của họ, cùng với những lý lẽ hợp lý nhất. Quang cảnh náo loạn, có người không kìm chế được lại gây gổ đấu võ miệng, có kẻ còn động tay động chân.
Một vài người tổ chức lễ hội đứng ra can ngăn, sau hai thì thần không khí ồn ào mới lắng bớt.
Mỗi cô gái đều có cơ hội đứng ra phía trước thể hiện dáng đi, cách ngồi, cách thưởng thức trà và cách điểm trang, buột tóc. Có cô hiện lên sự nhẹ nhàng, hiền thục. Có cô lại chọn cho mình cung cách kiêu sa, quý phái. Có cô để tóc gọn gàn, tiện dụng để làm việc. Có cô chỉnh tóc công phu, cầu kỳ. Khoảng nửa canh giờ sau tất cả đều đã xong phần thi.
Một bà lão tuổi ngoài bảy mươi đứng ra nói: “Sau đây là kết quả…”
“Khoan đã!” Giọng của một phụ nữ trung niên, âm thanh đến từ mái đình, mọi người bất ngờ nhìn lên mắt liền ngơ ngác, miệng há to không ngậm lại được.
Hai người phụ nữ từ trên cao nhảy xuống, người có tuổi không phải là điểm dừng của nhãn quang mọi người, cô gái trẻ đang được diều dắt bởi bà mới khiến họ kinh ngạc.
Nàng đẹp tuyệt luân. Mái tóc dài của nàng mượt mà bay trong gió óng ánh đến kỳ lạ, nước da nàng trắng ngần tinh khiết, không chút tỳ vết, hiện diện trên khuôn mặt trái xoan hoàn mỹ, ánh mắt nhung huyền u buồn của nàng là một nơi bí ẩn nhất trên đời, hàng mi dày bị đẩy lên cong vút, đôi môi hàm tiếu xinh xắn khẽ di chuyển chùng xuống tạo nên một dáng điệu kỳ lạ khó hiểu vô cùng, hàng ngàn thi nhân tài giỏi nhất làm việc cật lực trong ba ngày cũng không thể diễn tả hết được. Khuôn mặt nàng có đến chín phần u sầu, một phần tạm gọi là vui, nhưng trong phần này dường như chỉ có chín phần là vui, còn lại là nét u buồn thầm kín.
Sự xinh đẹp của nàng khiến hàng tá giai nhân bên dưới trở nên lu mờ, lu mờ như chưa từng tỏa sáng. Đôi hài gót sen hồng nhỏ bé của nàng nhẹ chạm đất, mà cứ như là tiếng sấm nổ rền vang. Mọi nam nhân thấy mình như bị tóa hỏa tam tinh, trời đất rung chuyển.
Người đàn bà trung niên cúi chào các vị trưởng lão rồi dõng dạt nói: “Chúng tôi là người làng Hà Xuân, vì chuyện ngoài ý muốn nên đã đến trễ, xin các vị bô lão cho thi lại ạ.” Người làng Hà Xuân đồng loạt nói năng cho rằng cô nương kia phải được thi.
Các bô lão họp bàn qua lại, người tại quảng trường lại một phen nhốn nháo. Trên những con đường nhiều người lại thi nhau chen chúc chạy đến xem, luống lách xô đẩy nhau loạn cả lên. Có người cho rằng đến trễ thì không được thi, người thì nói được. Đáng lẽ số người phản đối phải áp đảo, nhưng xem ra hai bên đang ở thế quân bình.
Người đàn bà làng Hà Xuân nói: “Trong thể lệ không có nói đến chuyện đi trễ là không được dự thi nữa. Các bô lão xem xét cho làng chúng con.”
Giây lát bàn bạc, vị nữ bô lão đứng ra nói: “Được, đúng là thể lệ không nói nên vẫn được thi. Đã qua phần “Công” giờ cô nương ấy phải thể hiện tài năng. Này cô bé, cô tên gì!” Thấy da mặt cô gái ấy căng mịn, mang nhiều nét thơ ngây, vị bô lão này không ngại gọi “cô bé”.
Cô gái nói: “Cháu… Cháu là Nguyễn Hoài Đông ạ!” Nữ bô lão lại nói: “Giờ đến phần thi của cháu đấy!” Rồi bà đi vào chỗ ngồi.
Hoài Đông cúi chào tứ phía, rồi nàng lại chào từng vị bô lão. Chưa hết nàng còn đi đến cúi chào mỗi cô gái đến dự thi. Một vài cô trong số đó liếc xéo cùng ánh nhìn không thiện cảm. Cũng có cô tươi cười động viên.
Ở dưới mộc đài thì đám nam thanh niên cứ la lối, reo hò, có kẻ nóng tánh cứ thúc dục luôn miệng. Hoài Đông càng bối rối. Nàng tuy từng đứng trước đám đông, nhưng đứng trên một sân khấu rộng lớn và toàn những khán giả xa lạ thế này nàng chưa từng trải qua cảm giác này. Nghe tiếng ồn ào náo nhiệt, mặt nàng chùng xuống như trực trào dòng lệ. Có một cô gái áo hồng trong đám người dự thi nói xéo: “Hóa ra tài năng của cô ta là mít ướt.”
Một vài bô lão nói “không sao, lần đầu ở chốn đông người, hồi hộp là phải. Người dẫn nàng đến nói vừa đủ cho nàng nghe: “Không sao đâu, nhanh đoạt giải rồi bác sẽ dẫn cháu đi gặp cái tên Trần Lĩnh gì đó! Cháu biết đàn phải không, để ta đi lấy.”
Hoài Đông đáp “dạ”, nàng như lấy lại chút ít tinh thần. Không bao lâu một chiếc bàn trúc được mang ra, kèm theo một cây đàn tranh mười sáu dây.
Nguyễn Hoài Đông ngồi vào ngắm nghía cây đàn rồi thử khẩy vài nốt thấy thanh âm trong trẻo chuẩn xác, thầm nhủ: “Đàn ở kinh thành, cũng thật là tốt!”
Những tiếng tình tang thi nhau nhảy múa trong không gian, hàng trăm người đang ồn ào liền im bặt, họ nhanh chóng bị cuốn hút bởi điệu khúc đồng dao phương nam. Từng nốt chầm chậm, đều đều, rồi lại có những điểm nhấn ở một quảng cao độ, khiến người nghe cảm thấy có phá cách riêng, rồi thanh âm du dương cứ reo rắc vào lòng người cảm giác như mình đang lạc vào một cánh đồng lúa chín vàng, bao la và bất tận.
Trời xanh trong vắt, một đám mây bay.
Đồng vàng lúa chín, hai người chạy nhảy.
Anh chính là một nửa tuổi thơ trong em.
Anh chính là người bạn cùng em lớn lên.
Nắng sáng chiếu soi con đường anh đi.
Mưa chiều diệu mát con đường anh về.
Anh chính là một nửa tuổi thơ trong em.
Anh là người mà em thao thức hàng đêm.
Rồi một ngày anh đi trong cơn mưa sớm.
Em không còn nhìn thấy những điều thường lệ.
Em cứ chờ cứ đợi anh mãi.
Đợi mưa chiều về sẽ thấy dáng anh.
Trời xanh trong vắt, một đám mây bay.
Đồng vàng lúa chín, mình em hoài niệm.
Anh mãi là một nửa tuổi thơ trong em.
Anh mãi là một nửa cuộc sống của em .
Những lời ca cuối cùng, nhỏ dần cũng như tiếng đàn. Đôi mắt buồn thăm thẳm của nàng ngước lên, thấy mọi người như đứng trân bất động. Giây lát sau đó tứ phía vô vàng tiếng vỗ tay dồn dập vang lên.
Tiếng vỗ tay cứ kéo dài, Hoài Đông đứng lên cuối đầu đáp lễ nói “cảm ơn mọi người” nhưng thanh âm của nàng nhỏ quá bị tiếng ồn lấn áp hết.
“Mụ già kia!” Một bóng nữ nhân phi thân lên mộc đài cùng lúc quát lớn: “Sao dám dụ dỗ cô hai nhà tôi hả!”
Mọi người định thần thì thấy đó là một cô gái xấu xí, tay chân gần guốc, mặt góc cạnh như đàn ông, nhiều kẻ chẳng nễ nang gì, chê lấy chê để.
Hoài Đông mắt sáng lên nói: “Vệ Đông… may quá, em không sao!”
Vệ Đông chạy lại gần cô chủ nhà mình, mặt cô có bảy phần mừng rỡ, ba phần còn vẻ tức giận, chỉ tay vào thiếu phụ đi cùng Hoài Đông nói: “Chị đừng tin lời người đàn bà kia! Chính thị cho người tách em ra, rồi nhân cơ hội bắt chị đấy!”
Thiếu phụ đến gần nói: “Cô gái, cô hiểu lầm rồi, tôi chỉ muốn giúp Hoài Đông cô nương!” Hoài Đông cầm tay cô người ở nói: “Đúng rồi đó! Bà ấy biết Trần Lĩnh ở đâu, nghe chuyện nên muốn giúp mình tìm!”
Vệ Đông lắc đầu nói: “Chị đừng nhẹ dạ tin lời bà ta, ở quán trọ chúng ta nói chuyện bị nghe lén, người ta bày kế cho người giữ chân em, rồi giả bộ phái người khác đến đánh giúp. Em đã đánh gẫy răng bọn kia, thúc bách lắm họ đã khai ra!”
Hoài Đông kinh ngạc thoảng thót: “Thật vậy sao!” Cô ở đáp: “Đúng vậy, chị xem này, Trần Lĩnh của chị đang bị truy nã đến tám trăm quan tiền… Quan phủ phái hàng trăm người đi tìm mà không được. Mà em nói rồi, chị dại dột quá, anh ta chứng nào tật nấy, càng lớn đáng hư đốn xấu xa, chúng ta mau về nhà đi, giang hồ hiểm ác, chị lại thế này.”
Nghe cô ở nói một tràng, Hoài Đông thay đổi sắc mặt liên tục, lúc nghe đến đoạn “Trần Lĩnh của chị” thì cô có vẻ mặt e thẹn, còn khi nghe nói chàng ta giờ là tội phạm cô tỏ ra kinh hãi vô cùng.
Hoài Đông ngắm nghía bức hình, rồi cô nhận ra có nhiều nét quen thuộc, cái tên đúng là của người cô đang muốn tìm, nhưng bất ngờ khi thấy tấm giấy viết nghề chàng ta là buôn heo, gián tiếp gây ra cái chết của một thượng thư và tám quan binh.
Thiếu phụ làng Hà Xuân nói: “Dù sao cô ấy cũng đến đây rồi, nhất định phải thi hết các phần!”
Đám đông la ó, phản bác, nhất là những làng khác, họ thấy làng mình thua đã thấy rõ, khi có cơ hội để xoay chuyển tình thế, nào chịu bỏ qua.
Nữ bô lão đứng lên hướng mắt về Hoài Đông nói: “Cháu gái, cháu người ở đâu?” Hoài Đông cúi đầu, thành thật nói: “Dạ ở đất Nam Sơn, Phủ Nghệ An ạ!”
Đám đông lại ồn ào, phản bác quyết liệt hơn. Vị bô lão ra hiệu im lặng rồi nói: “Vậy là không được rồi, già rất tiếc cháu phải dừng cuộc thi thôi. Còn về phần làng Hà Xuân gian lận, sẽ không được số tiền một trăm quan và cấm thi trong ba năm.”
Vệ Đông kéo tay cô chủ mình rẽ đám đông đi, nghe nhiều người nói không lọt tai, cô quát lại chẳng nhượng bộ, Hoài Đông che mặt đi theo, tâm tư cô bấn loạn.
Chủ tớ nhà họ Nguyễn đi ra con đường lớn, trời lại đang trưa, hai người dừng chân tại một quán ăn tầm trung. Cả gian nhà khá rộng nhưng nhìn vào chỉ có hai bàn có khách.Vừa ngồi xuống Vệ Đông đã nói: “Cô hai đừng buồn, đàn ông tốt trên đời thiếu gì, chúng ta hãy về nhà ha?”
Hoài Đông lúc nãy không để ý, cô giật mình khi thấy vết chém ứa máu từ cánh tay trái của Vệ Đông.
“Vệ nhi! Tay em sao vậy?” Hoài Đông thoáng thót: “Cũng tại chị không nghe lời em, cải trang để tiện đi đường!”
Vệ Đông nói: “Chị chỉ muốn anh ta có thể nhận ra thôi mà, nhưng giờ chúng ta không cần làm vậy nữa phải không? Về nhà nhé!”
Hoài Đông cúi gầm đầu suy tư, lúc đó anh hầu bàn đi đến, cô ở gọi cơm cùng vài món cá, rau đơn giản rồi cho anh ta lui.
Nuốt cơm như nghẹn ở cổ, Hoài Đông bật khóc nói: “Thật khổ thân em, để bảo vệ chị, từ nhỏ cha đã bắt em học loại võ công quái ác, khiến lớn lên em chẳng còn dáng dấp tha thướt như những thiếu nữ khác, phải nghe lời miệt thị của bao gã đàn ông. Em còn vì chị mà nhiều phen bị thương tổn nữa. Chị thật là có lỗi với em quá!”
Vệ Đông lấy khăn tay đưa cho cô chủ mình nói: “Cha chị có ơn với gia đình em, được hầu cận chị là phúc phận của Vệ nhi. Chị đã lớn rồi mà, mau nín đi rồi ăn cơm. Chị đừng suy nghĩ gì nữa nhé!”
Hoài Đông thút thít, rồi mếu máo nói: “Giờ biết đi đâu đây, chúng ta không thể về nhà, cha sẽ đánh em chết!”
Vệ Đông nói: “Em khỏe lắm, bị đòn có ăn nhằm gì! Còn chị, chị có hối hận khi ra đi không?”
Ngước mắt nhìn Vệ nhị Nguyễn Hoài Đông nói: “Chị vẫn nuôi hy vọng, nếu anh ấy thật xấu xa, chỉ sẽ khuyên răn, biết đâu anh ấy có thể sẽ nghe lời chị mà thay đổi.”
Vệ nhi nói: “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời mà, anh ta từ nhỏ hay phá phách, lớn lên càng tăng mức độ lên, em nghe người ta nói tám trăm quan không phải món tiền nhỏ đâu. Cả một gia tài đấy, chắc chắn ảnh đã là một đầu lĩnh của băng cướp nào đó, hoặc đúng như trong tờ truy nã nói, anh ta đã gây chết người. Cuộc đời của chị, chị quyết định sao em cũng nghe theo, nhưng em thấy lo cho chị quá.”
Hoài Đông bùi ngùi nói: “Khó thay đổi nhưng không phải là không thể! Chị…” Vệ nhi ngắt lời: “Giờ anh ta đang trốn tránh, e rằng rất khó tìm!”
Bên ngoài có kẻ đang rình rập họ, nhưng hai cô gái thiếu kinh nghiệm giang hồ nên chẳng đề phòng gì. Sau khi mướn phòng nghỉ trong một canh giờ, họ thanh toán tiền gấp, rồi đi ra với bộ dạng khác. Kẻ theo dõi kia đã nghe được câu chuyện. Hắn âm thầm đi theo chân một người đàn ông già khắc khổ do Vệ Đông cải trang, một nam thanh niên tuấn tú tiêu sái do Hoài Đông đóng giả.
Hai người họ Nguyễn rời thị trấn đi theo hướng bắc, đích của họ không còn nơi khác ngoài kinh thành Thăng Long. Đi khoảng hai dặm đã đến một khu rừng vắng người. Đột nhiên không lâu sau đó, có một gã trai từ bụi cây đi ra, hắn mang theo một chiếc ghế gỗ mun đen đặt giữa đường rồi chạy biến đi.
Hai cô gái chưa hết vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt thì lại thấy từ trên những táng lá hai thân cây huê cao, vô số cánh hoa đủ màu sắc rơi lã chã xuống làn đường xung quanh chiếc ghế.
Cơn mưa hoa rơi không lâu, thấy một dáng người từ nơi xuất phát những cánh hoa. Anh ta đáp xuống nhẹ nhàng thư thái, trên tay cầm chiếc quát gấp phe phẩy ngồi xuống. Người này tuổi chừng hai mươi lăm, ra dáng công tử quyền quý, ăn bận toàn đồ đắt tiền sáng chóe. Khuôn mặt vị công tử này cũng khá bắt mắt, ngoại trừ khuyết điểm duy nhất là chiếc mũi rộng thô kệch như muốn giành hít hết không khí của mọi người.
Hoài Đông thấy sự lạ kinh ngạc há hốc, mắt cô cũng tỏ vẻ thú vị, Vệ Đông thì khác nhìn loáng một cái đoán biết đối phương là tên trăng hoa lắm trò.
Một tên đầy tớ trai từ bụi cây đi ra, trên tay cầm một tách trà cúi mình dâng lên, tên công tử quyền quí đón lấy đưa lên miệng uống, mắt không ngừng nhìn về phía hai cô gái đang chầm chậm đi đến. Vì thao tác quá đà miệng lưỡi hắn chạm phải nước trà nóng liền bị phỏng, hắn vội phun ngụm trà ra, dáng điệu rất hoạt kê, tay chân lóng ngóng hắn còn đánh rơi tách trà lên đùi, nóng quá hắn nhảy cẩn lên miệng mồm chí chóe.
Hai cô gái thấy cảnh tượng vừa rồi không nhịn được, liền cười khanh khách.
Tên đầy tớ trai chạy ra lấy khăn chùi, liền bị gã công tử kí lên đầu cốc cốc. Hắn nhìn hai cô gái cười giã lã rồi đi vào bụi cây.
Vệ Đông thấy cơ hội liền nắm tay Hoài Đông chạy đi, mong rằng thoát khỏi rắc rối. Một tên ăn bận kiểu đầy tớ khác nhảy ra đón đầu, hắn nói: “Hai cô nương, chạy đi đâu thế, công tử của tôi bên kia cơ mà!”
Đằng sau hai cô gái có giọng nam nói: “Tên khốn đừng nói bậy, đừng để cô ấy nhận ra ý đồ dê xòm của tao!” Nói rồi hắn bịt miệng, thái độ như tự trách mình lỡ lời.
Vệ Đông đoán ngay tình hình không hay ho. Cô chắn trước Hoài Đông đi lui hai bộ nói: “Bọn vô liêm sĩ, trách đường!”
Tên công tử ững ngực hít một hơi đi đến rồi đột nhiên hắn dừng lại. Chợt lúc đó nghe tiếng đánh rắm, hai cô gái thất kinh vội bịt miệng lại thối lui thêm ba bộ.
Tên công tử đưa quạt gấp lên thản nhiên nói: “Thỏa mái quá! Cô nương!” Rồi hắn trợn mắt ngạc nhiên thấy hai cô gái kia cứ thối lui, mặt lộ vẻ kinh dị. Hắn quay sang nhìn đồng bọn bốn người cũng thấy chúng đang tránh né, có tên còn công khai bịt mũi.
Tên công tử quát: “Khốn kiếp bọn bây, ta là Hoa công tử, rắm của ta cũng chẳng hề hôi thối. Thái độ của các ngươi như vậy là sao hả!”
Một tên đầy tớ luồng cúi tới gần tên Hoa công tử nói: “Đúng vậy, rắm công tử thơm tho vô cùng, cũng như cái tên của ngài, khiến cho tôi muốn…” Hắn định nói muốn ngửi nhưng nghĩ lại thấy có lỗi với lỗ mũi mình nên đánh nuốt lời vào bụng.
Bấy nhiêu đó cũng khiến Hoa công tử hài lòng gật gù, hắn đi về phía hai cô gái cải trang nói: “Này cô nương! Xin giới thiệu ta là con thứ của tri phủ lộ Hoàng Giang(1) này, muốn gió được gió, muốn mưa thấy mưa. Ta thấy cô sắc đẹp tuyệt vời, trên đời này chẳng còn ai hơn cô nương có thể xứng đáng với bổn công tử! Chậc… Nói vậy có khiêm nhường quá không ta!”
Tên đầy tớ bên cạnh vội nói: “Công tử đã quá khiếm nhường khi chưa nói những tài năng, những tuyệt chiêu của ngài!”
Vệ Đông tỉnh bơ nói: “Thấy rồi, tài đánh rắm chứ gì!”
Hoa công tử tức mình nhốn thân lùn lên, cái quạt đập đập vào không khí nói: “Im ngay cái con ti tiện xấu xí kia, ta đang nói chuyện với Hoài Đông cô nương, cấm ngươi bếp xếp. Hê hê… Hoài Đông cô nương cô thấy ta có hào hoa phong nhã không.”
Hoài Đông thật tình nói: “Tôi thấy anh rất dị hợm!”
Gã hoa công tử sáng mắt lên nói: “Cái gì, dị hợm à…” Rồi gã quay sang tên đầy tớ hỏi nhỏ: “Dị hợm là sao mày?” Tên đầy tớ chắc hiểu, nhưng không dám công khai vội nói: “Có nghĩa là rất đặc biệt… bẩm công tử!”
Vệ Đông sấn tới quát: “Có tránh đường không thì bảo!” Rồi cô sẵn thế đánh nhau. Lúc đó từ trên thân cây huê cao cao lại nhiều loại hoa lại rơi xuống tá lã.
Trong màn mưa hoa, vị công tử kia nhẹ bước chân tạo dáng điệu thư sinh nho nhã rồi cất tiếng ngâm thơ:
“Hoài Đông cô nương đẹp tuyệt vời.
Hoài Đông cô nương ta yêu nàng.
Trái tim ta bỗng kêu ành ạch.
Và cái bụng ta đánh trống vang.
Hoài Đông cô nương ta…”
Vệ Đông quát: “Thơ gì thối quá ngửi không được!” Vị Hoa công tức mình quát lớn: “Con chó má kia, công tử ta chưa ngâm hết bài cơ mà!”
Cô ở tức mình xông đến tung quyền tấn công vào mặt tên công tử. Hắn thấy rõ nhưng chỉ đưa tay lên che, chắc không biết võ công.
Quyền đánh tới mạnh mẽ, rồi cước bồi thêm, thân người gã công tử bay về phía gốc huê, cái khăn trùm đầu rơi ra, tóc tai bù xù, điệu bộ rất thảm thương.
Cũng lúc đó hai bóng người từ trên cao, phóng xuống, chém tới tấp vào đầu Vệ nhi. Cô gái thối lui rồi lại tạo thế cưỡi voi xông đến trong sáu chiêu đánh ngã bốn tên người ở dưới đất. Chúng cũng thuộc dạng không biết võ công, cô tạm yên tâm.
Hai kiếm sĩ xông đến tấn công cô, Vệ Đông xoay chuyển thế phòng thủ liền bị kiếm chiêu nhanh nhẹn của đối phương chém trúng cánh tay sau chục chiêu. Cô vận lực lại xông đến, vì tay không đấu song kiếm cô khốn đốn né tránh. Sau hai mươi chiêu đá một tên bay đi, tên kia thấy cô sơ hỡ lại đâm một nhác trúng hông cô.
Lúc đó tên hoa công tử chạy đến lôi Hoài Đông, Vệ nhi phân tâm liên tiếp bị dồn ép. Thêm chục chiêu nữa, trong thế né tên cánh phải, cô xoay cước hậu cúi mình đá lòng giầy vào một tên bên trái. Cú đá có lực nhưng đối phương chỉ lui một bộ, lúc đó hắn sẵn thế đâm kiếm tới. Trong thế khó khăn Vệ Đông xoay người ngang quyền trái đánh vào đầu tên bên phải, cước phải đá vào ngực tên bên trái.
Khi té xuống đất cô nhanh nhẹn dùng song cước công chân hai đối thủ. Sắp giành được thế thượng phong thì nghe tên Hoa công tử quát: “Dừng lại nếu không ta giết cô chủ của ngươi!”
Hoài Đông mặt tái méc, thanh trủy thủ đang kề cổ cô. Không chú ý Vệ Đông liền bị dí kiếm vào cổ ngay sau đó.