Nghe thấy câu này, quần thần cảm thấy không thể giải thích được, bài thơ này đã xuất hiện ở kinh thành rồi truyền ra khắp thiên hạ từ lâu lắm rồi, ngoại trừ từ ‘đại giang’ (sông lớn) có chút khó chịu một chút ra, hầu như tất cả thi gia từ trước tới nay không một chút nghi ngờ, tinh hoa của bài thơ nằm ở bốn câu thơ sau, không biết vì sao Trang Mặc Hàn lại nói những lời trái ngược như vậy.
Chỉ nghe Trang Mặc Hàn lạnh lùng nói rằng:
-Sở dĩ nói bốn câu thơ trước rất tốt, không phải bởi vì bốn câu thơ sau không tốt, mà bởi vì… bốn câu thơ sau, không phải là của Phạm công tử viết!
Lời vừa nói ra, trong điện ồ lên, sau đó lập tức biến thành vắng vẻ yên lặng, không ai dám mở miệng ra nói.
Phạm Nhàn giả vờ ngạc nhiên, cũng hiểu được rất nhiều chuyện cho nên vẫn bình tĩnh lại, thân thể tà tà ngồi lên ghế sau khi say rượu, vẻ mặt mỉm cười nhìn Trang Mặc Hàn.
Mấy tháng trước, Lâm Uyển Nhi đã nói qua, trong cung có người nói bài thơ này là sao chép, lúc đó bản thân mình không thèm để ý tới, nhưng không ngờ tới hôm nay lại bạo phát ra, Quách Bảo Khôn khơi mào việc này, hiển nhiên là được một vị quý nhân nào đó bày mưu tính kế.
Sau khi mình vào cung, việc duy nhất có thể xuất thủ đó là danh tiếng trên văn đàn này. Nếu hắn hủy đi toàn bộ danh tiếng của mình, trong thế giới rất nặng về đức hạnh văn chương thế này, chính mình chỉ có thể chủ động từ hôn mà thôi.
Phạm Nhàn nghe Trang Mặc Hàn đọc bốn câu trước xong thì tâm trạng bình phục, nhìn thấy Trang đại gia vẫn như cũng không biết đại giang là Trường Giang thì biết chuyện mình sợ nhất đã không có phát sinh. Nếu như muốn chỉ ra chứng cớ mình sao chép, Trang Mặc Hàn chỉ dựa vào học vấn cùng thanh danh lấn người, thì hoàn toàn không sợ.
Chỉ là không biết, Trưởng công chúa làm thế nào để đánh động được Trang Mặc Hàn người vẫn có danh tiếng rất tốt, đi ngàn dặm tới đây chỉ để làm một tiểu nhân như vậy.
Hồi lâu sau.
Chân mày bệ hạ cau lại, phải biết rằng chuyện sao chép vừa nói, là chỉ trích cực kỳ nghiêm trọng. Nếu như Trang Mặc Hàn không có điểm dựa vào, chắc chắn không dám nói bá đạo như vậy ở trong hoàng cung Khánh quốc.
-Vu khống!~ Lễ bộ thị lang Trương Tử Kiền ngồi bên cạnh Phạm Nhàn mỉm cười nói rằng:
-Trang Mặc Hàn tiên sinh một đời là đại gia, học sinh cũng từng cầm kinh thư chú giải của tiên sinh mà nghiên cứu học tập. Trong thiên hạ, tự nhiên không có người dám hoài nghi lời nói của tiên sinh, thế như sự việc sao chép, có thể tiên sinh bị tiểu nhân lừa dối.
Hắn nhìn thoáng qua Quách công tử của thượng cấp mình, cũng không chút kiêng kỵ biểu lộ ra cái nhìn ‘tiểu nhân’ theo như lời hắn nói là ai.
Trang Mặc Hàn ngẩng đầu lên, hai mắt tràn đầy thần thái trí tuệ, nhẹ nhàng nói một chút:
-Bốn câu thơ sau, đó chính là sáng tác năm đó của gia sư khi tới Đình Châu. Bởi vì là di tác của gia sư, vì vậy lão phu vẫn cất kỹ trong lòng hơn mười năm trời, không biết vì sao Phạm công tử lại có cơ duyên xảo hợp lấy được bốn câu thơ này. Vốn viên ngọc giấu trong bụi nay lại có thể thấy ánh mặt trời, lão phu không có gì không vui cả. Nhưng là Phạm công tử lấy cái đó để mua danh, làm cho lão phu không yên lòng, sĩ tử coi trọng tu tâm tu đức, câu cú văn chương chỉ là thứ vụn vặn. Lão phu ái tài như mệnh, không muốn khinh suất vạch trần việc này, vốn muốn tới Khánh quốc để đánh gia thái độ làm người của công tử, không ngờ Phạm công tử đúng là chẳng chút hối cải, ngược lại càng kiêu căng hơn.
Phạm Nhàn suýt nữa thì bật phá lên cười, nghĩ thầm vô sỉ thật là vô sỉ, nhưng người bên ngoài lại không cười nổi. Bầu không khí trên điện từ lâu đã trở nên áp lực vô cùng, nếu như việc này là thật, không chỉ nói Phạm Nhàn sau này không còn mặt mũi mà gia nhập quan trường, văn đàn, ngay cả bộ mặt của toàn bộ triều đình Khánh quốc cũng bị mất hết.
Sĩ tử trong thiên hạ trọng phẩm hạnh đạo đức văn chương suốt đời của Trang Mặc Hàn, căn bản không sinh ra tâm hoài nghi. Huống chi Trang Mặc Hàn nói chính là sáng tác của gia sư, kẻ sĩ trong thiên hạ lấy đạo tôn sư trọng đạo là trọng, bằng vào nhân phẩm của lão sư làm bằng chứng, ai còn dám hoài nghi?
Chúng quan ở sâu trong lòng đã nhận định Phạm Nhàn đúng là sao chép thơ rồi, ánh mắt nhìn về phía hắn có chút cổ quái cùng chán ghét, thế nhưng cũng không thể biến chuyện này thành sự thực được. Dù sao bộ mặt của hoàng đế cùng con dân Khánh quốc, cho nên hoàng đế bệ hạ lạnh lùng nhìn đại học sĩ Văn Uyên các Thư Vu một chút. Sau một lúc xấu hổ, Thư đại học sĩ hơi đứng lên, trước tiên thi lễ với Trang Mặc Hàn:
-Ra mắt lão sư.
Vị Thư đại học sĩ này thường tới Bắc Tề du học, làm môn hạ của Trang Mặc Hàn, vì vậy dùng lễ bái sư khi gặp lại. Hắn lúc này đã sớm tin lời Trang Mặc Hàn nói, rằng bài thơ của Phạm Nhàn là sao chép, nhưng dưới ánh mắt nghiêm khắc của bệ hạ, không thể không đứng lên nói lời thay cho Phạm Nhàn được.
-Lão sư, Phạm công tử là có thi tài, một đoản ca lúc trước vừa đọc, cũng là vô cùng hay, nếu như nói hắn là người sao chép thơ, thực sự rất khó làm cho người khác tin tưởng được, hơn nữa dường như cũng không cần phải làm như vậy.
Lúc này Trang Mặc Hàn đã ngồi xuống, ho khái hai tiếng, ôn nhu nói rằng:
-Thư Vu, chẳng lẽ ngươi hoài nghi lão phu lấy trộm danh của tiên sư sao.
Thư đại học sĩ mồ hôi nhễ nhại, liền nói không dám, cũng bất chấp ánh mắt âm lãnh của hoàng đế bệ hạ, thật thật thà thà lui trở về. Lúc này nếu có người hoài nghi, liền giống như nói sư phụ của Trang Mặc Hàn là người vô sỉ, cho nên ai cũng không dám nhận cái danh tiếng này.
Nhưng hoàng đế không phải giống như những người đọc sách khác, hắn không phải là Thục quý phi, cũng không phải là Thái Hậu. Hắn căn bản không thích cái người tên Trang Mặc Hàn này, cho lên lạnh lùng nói rằng:
-Khánh quốc tôn trọng luật pháp, cùng với Bắc Tề yếu nhược có chút khác nhau. Trang tiên sinh nếu như chỉ ra tội của người, thì phải có chứng cứ mới được.
Chúng thần nghe được bệ hạ đang nổi giận, vạn nhất Trang Mặc Hàn thực sự chỉ được Phạm Nhàn sao chép thơ, chỉ sợ Phạm Nhàn rất khó có ngày xuất đầu nữa.
Trang Mặc Hàn mỉm cười, lấy từ phía sau ra một trang giấy, nói rằng:
-Cái này là do gia sư viết, nếu có chuyên gia tới xem, tự nhiên biết niên đại của nó thế nào.
Hắn nhìn Phạm Nhàn đồng tình nói rằng:
-Phạm công tử vốn có thi tài, thế nhưng vốn không biết ý trong bức tranh quá nồng, lại không biết tiếng lòng của bài thơ. Bốn câu thơ cuối của bài thơ ra làm sao, với từng trải của Phạm công tử, làm sao có thể viết ra được?
Trong điện lúc này chỉ còn nghe thấy tiếng nói bình giải thơ văn mạnh mẽ ổn định vô cùng của Trang Mặc Hàn:
-Vạn lý bi thu, lạnh làm sao? Trăm năm nhiều bệnh, chính là do tiên sư gần đất xa trời trong một lần lên núi, ở trước mặt sông nước thao thao bất tuyệt, trước mắt cảm thấy thê lương… Phạm công tử tuổi tác được bao nhiêu, trăm năm đa bệnh giải thích như thế nào?
Trang Mặc Hàn nói, mọi người nhớ lại lời bài thơ, quả thật là một thanh niên không có khả năng viết ra được như vậy. Lại nghe thanh âm của Trang Mặc Hàn lần thứ hai vang lên:
-Phồn sương tấn chính là tóc bạc mọc thành một bụi, Phạm công tử tóc đen tiêu sái, vậy lấy đâu ra lời sầu đây.
…
Trang Mặc Hàn cuối cùng nhẹ giọng nói rằng:
-Về phần câu cuối của bài thơ tân đình trọc tửu bôi. Trước tiên không nói tới Phạm công tử gia thế hiển hách, có gì mà phải nói chán nản, thế nhưng tân đình trọc tửu bôi năm chữ, chỉ sợ là Phạm công tử cũng không rõ, tiên sư vì sao phải nói như thế đi.
Hắn nhìn Phạm Nhàn, dường như có vẻ không đành lòng:
-Tiên sư tuổi già bị bệnh phổi, cho nên không thể uống rượu, vì vậy mới dùng hai chữ tân đình.(tần đình - mới không)
Lời vừa nói ra, chư thần Khánh quốc mới biết được gốc rễ, căn bản không cần nói nữa, chỉ bằng những lời này, tội danh sao chép của Phạm Nhàn rất khó chạy trốn được rồi.
Ngay lúc này, bỗng nhiên trong cung điện yên tĩnh vang lên một tiếng vỗ tay.
Phạm Nhàn vốn vẫn dựa vào bàn mà say bỗng nhiên đứng thẳng thân mình, mỉm cười nhìn Trang Mặc Hàn, chậm rãi tay buông bàn, trong lòng quả thực rất bội phục, vị lão sư của Trang tiên sinh là ai, tất nhiên không ai biết, thế nhưng việc lý giải bài thơ được như thế này, suy đoán ra tình cảnh của lão Đỗ năm đó là thân mạnh bệnh tật, quả thật hắn xứng với danh hào đệ nhất đại gia đại văn học đương đại.
Nhưng mà Phạm Nhàn biết đối phương hôm nay là hãm hại mình, chỉ sợ đã sớm sắp xếp mọi việc, vì vậy không thể bội phục, trên khuôn mặt thanh dật thoát trần của hắn hiện lên nụ cười cuồng tiếu, cười nói:
-Trang tiên sinh hôm nay ngay cả mặt mũi của lệnh sư cũng từ bỏ, thật không biết cái gì đã làm tiên sinh không thèm để ý tới thanh danh xưa nay của mình.
Người bên ngoài cho rằng hắn lúc bị vạch trần nên tâm điên, nói ra những lời bất kham, nên nhíu mày. Hoàng Hậu phân phó người bên cạnh bảo thị vệ tiến lên, miễn cho Phạm công tử làm ra những việc không đáng. Không ngờ hoàng đế bệ hạ lạnh lùng vung tay lên, bảo mọi người nghe Phạm Nhàn nói.
Phạm Nhàn lão đảo, trong mặt hiện lên vẻ nực cười, cao giọng quát:
-Rượu tới!
Cung nữ đằng sau thấy thần sắc điên cuồng của hắn cũng không dám tiến lên, có vài đại thần vẫn vì Phạm Nhàn mà bất bình thay, từ sau ôm vò rượu vài cân bước tới, đưa tới trước người Phạm Nhàn.
-Cảm tạ!~ Phạm Nhàn cười ha hả, một tay phá giấy dán trên bầu rượu, ngẩng đầu mà uống nhưng cá hút nước, nhưng mà chỉ trong chốc lát rượu vào trong bụng. Lúc mọi người say rượu là lúc cảm giác cực kỳ mãnh liệt, hôm nay hắn vốn uống rất nhiều rượu rồi, lúc này lại uống tiếp, càng say vẻ mặt càng hồng nhuận, hai trong mắt trong suốt cùng thân thể lay động liên tục.
Hắn lảo đảo đi lên vị trí thủ tịch giống như đang khiêu vũ vậy, chỉ vào mũi Trang Mặc Hàn nói rằng:
-Vị đại gia này, ngài muốn kiên trì với cách kiến giải của mình sao?
Trang Mặc Hàn ngửi thấy mùi rượu phả vào mặt mà khó chịu, khẽ nhíu mày nói rằng:
-Công tử chỉ cần tâm tỉnh ngộ là được, hà tất phải tự thương hại mình như thế.
Phạm Nhàn nhìn hai mắt hắn, mỉm cười khẽ, miệng dường như có chút mơ hồ nói:
-Mọi việc đều có nhân với có quả, Trang tiên sinh bảo ta sao chép bốn câu của tiên sư, chẳng qua ta vì sao phải làm vậy? Lẽ nào bằng một bài đoản ca lúc trước của ta, vãn sinh không thể thắng được sinh tiền thân hậu danh sao?
(sinh tiền thân hậu danh: ý chỉ bài thơ của một người đã chết khi còn sống làm)
Sinh tiền thân hậu danh: năm từ này dùng rất tốt, ngay cả Trang Mặc Hàn cũng có chút động dung, trong lòng hắn hơi có chút khẩn trương, bất đắc dĩ, hôm nay phải bỏ sự trong sạch cả đời, tận lực mưu hại thiếu niên trước mặt, cũng có chút không đành lòng, chậm rãi tựa vào ghế, thản nhiên nói:
-Có thể Phạm công tử cũng là sao chép đi.
-Sao chép của ai? Chẳng lẽ bài thơ ta vừa sáng tác là sao chép sao? Chẳng lẽ môn sinh Trang tiên sinh ở khắp thiên hạ, văn thơ bốn biển đều biết, liền có tư cách nhận định vãn sinh sao chép sao?
Thấy ngón tay Trang Mặc Hàn nhẹ nhàng gõ tay thành tiếng lên cuốn tranh, Phạm Nhàn cười lạnh nói:
-Trang đại gia, loại thủ đoạn này lừa gạt hài từ còn có thể, người nói ta sao chép thơ của lệnh sư, ta thật sự rất kỳ quái, vì sao trước khi ta viết ra bài thờ này còn chưa được hiện ở nhân thế?
Trang Mặc Hàn dường như không muốn cùng hắn nói lời thiệt hơn, nhưng thật ra Phạm Nhàn nhẹ giọng nói nhỏ nhẹ rằng:
-Tiên sinh nói tới, vãn sinh đầu chưa trắng, không thế nói ngôn tấn sương, thân thể không bệnh tật, không thể nói tới trăm năm đa bệnh… Nhưng mà tiên sinh không biết, vãn sinh bình sinh thích nhất là chuyện hồ đồ, nghĩ muốn làm lại kiếp này một lần nữa, ngươi với ta chẳng quen biết, lại oán hại ta, sao không thú vị đây.
Không biết là do uống nhiều, hay là khó có cơ hội phát tiết được phiền muộn ứ đọng trong lòng, trên khuôn mặt thanh dật thoát trần của Phạm Nhàn đột nhiên hiện ra vài phần điên cuồng.
-Thơ là tiếng lòng.
Trang Mặc Hàn nhìn hắn ôn hòa nói rằng:
-Phạm tiểu hữu cũng không thử qua, làm sao có thể viết ra những bài thơ như vậy?
-Thơ là tiếng lòng.
Phạm Nhàn nhìn hắn lạnh lùng nói rằng:
-Đạo làm thơ, luôn luôn chú ý tới thiên tài, có thể ta chưa từng sầu muộn nhiều, nhưng ai nói không từng trải qua những chuyện đó sẽ không thể hóa thành ý thơ của mình?
Những lời này hắn nói cực kỳ cuồng vọng, thêm vào đó còn so sánh mình với thiên tài, cho nên muốn chứng minh toàn bộ suy đoán của Trang Mặc Hàn trước đó hoàn toàn là không có thật!
Nghe tới đây, Trang Mặc Hàn hai hàng lông mày vừa nhíu lại, cười khổ nói rằng:
-Lẽ nào Phạm công tử có thể tùy thời ở đây viết ra được những diệu từ hoàn toàn không quan hệ với mình?
Vị đại gia này tất nhiên không tin, coi như là thiên tài làm thơ, cũng không có bản lãnh như vậy.
Thấy đối phương rơi vào trong tính toán của mình, Phạm Nhàn mỉm cười, không hề để ý tới lễ nghĩa cấp bậc với đối phương lấy một bầu rượu trên bàn uống một ngụm, lẳng lặng nhìn hắn, men say trong mắt dần dần dày đặc hơn, bỗng nhiên vung tay áo lên, liên thanh quá lớn ba tiếng:
-Giấy tới!
-Mực tới!
-Người tới!
Người say quát ba tiếng, trong điện mọi người không hiểu gì, chỉ có hoàng đế bệ hạ vẫn yên lặng như thường phân phó cung nữ làm theo lời của Phạm Nhàn, sau một lúc chuẩn bị tốt những thứ này. Trước điện hiện ra một khoảng không rộng lớn, chỉ có một vài nghiên mực cùng một người, cô độc mà đứng thẳng ở giữa sân.
Phạm Nhàn có chút đứng không yên, miễn cưỡng thi lễ với bệ hạ nói:
-Nhờ bệ hạ cho thái giám chấp bút một chút.
Hoàng đế mặc dù không giải thích được ý gì, nhưng vẫn trầm mặc làm theo. Một gã thái giám chấp bút đi tới cạnh bàn ngồi xuống, trải tờ giấy trắng ra, chuẩn bị viết văn chương. Không ngờ Phạm Nhàn cố nén cảm giác say, lắc đầu nói rằng:
-Một người thiếu!
-Phạm Nhàn ngươi hồ đồ cái gì thế?
Thái tử ở gần hắn rốt cuộc không nhịn được mà mở miệng nói. Nhưng hoàng đế vẻ mặt vẫn bình tĩnh như cũ tuân theo thỉnh cầu của hắn. Trong mắt dần dần hiện ra ý cười, dường như đoán được chuyện gì sắp sửa phát sinh.
Phạm Nhàn mỉm cười liếc mắt nhìn Trang Mặc Hàn, mem say trong mắt càng nồng, đối với ba gã thái giám chấp bút nói rằng:
-Ta đọc, các ngươi viết, nếu viết chậm không có chép kịp. Ta cũng không đọc lại lần thứ hai đâu.
Ba gã thái giám khẩn trường, rất nhiều người ở đây đã đoán ra Phạm Nhàn chuẩn bị làm chuyện gì, hắn làm sao để cho thế nhân cùng Trang Mặc Hàn tin tưởng mình chân chính là một đời thi gia. Lúc này mới vào đêm không lâu, gió đêm cuối hè cũng không mát mẻ lắm, nhưng không khí trên điện có vẻ đã giống như tiếng trống trận dần dần lên cao rồi.
“... Dã hỏa thiêu bất tẫn,
Xuân phong xuy hựu sinh...
Loạn hoa tiệm dục mê nhân nhãn
Thiển thảo tài năng một mã đề...
Thiên trường địa cửu hữu thì tẫn,
Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ.”
Lửa đồng thiêu cháy vẫn còn,
Gió xuân thổi tới mầm non lại trồi.
(Phú đắc cổ thảo nguyên tống biệt.- Bạch Cư Dị)
Loạn hoa những khiến người nheo mắt,
Vó ngựa mờ che, lối cỏ gầy.
(Tiền Đường hồ xuân hành. – Bạch Cư Dị)
Trời đất dài lâu rồi sẽ tận
Hận nầy dằng dặc, thuở nào quên!
(Trường Hận Ca. – Bạch Cư Dị)
Không hề có dấu hiệu trước, không hề chuẩn bị, Phạm Nhàn đột nhiên thốt lên một đoạn, lộ ra sáng tác của Bạch Cư Dị, chỉ trong chốc lát, liền có hơn mười bài thơ. Hắn đứng bên cạnh, ánh mắt nhìn ra bóng đêm ngoài cung điện, liên tục ngâm tụng những bài thơ đã khắc sâu vào trong não, vài tên thái giám nhanh chóng huy bút chép, nhưng đều không theo kịp tốc độ của hắn.
Mọi người lặng lẽ, thưởng thức.
Đối mặt với những âm mưu cùng tính toán cuồn cuộn không dứt, dưới áp lực lớn, lúc này hắn đã hoàn toàn bạo phát ra rồi. Trong sự điên cuồng, những bài thơ nhớ được trong đầu tất cả tụng đọc ra hết, không cần biết thái giám có ghi kịp hay không, cũng không để ý tới người bên ngoài nghe có hiểu hay không. Những văn tự mà hắn nhớ được ở quê nhà kiếp trước, đi qua làn môi mỏng của hắn, vang vọng không ngừng trong cung điện Khánh quốc.
Ánh mắt Trang Mặc Hàn dần dần nổi lên một chút biến hóa rất kỳ diệu.
Mà chư vị chúng thần ngay từ đầu chỉ là thuần túy xem náo nhiệt lúc này cũng không nhịn được mà nói thầm trong lòng, những bài thơ này họ chưa từng nghe qua, nhưng quả thực, quả thực từ câu từng từ thật kỳ diệu, lẽ nào…đều là Phạm công tử sáng tác?
“Vãn lai thiên dục tuyết, năng ẩm nhất bôi vô...” Đây Bạch Nhạc Thiên (Bạch Cư Dị) uống rượu.
(Trời hôm muốn mưa tuyết, Uống một chén chơi không? – Vấn Lưu Thập Cửu)
“Quân bất kiến...” tiếp tới là tới phiên Thái Bạch uống rượu.
(Há chẳng thấy.. – Trương Tiến Tửu)
“Đối ảnh thành tam nhân...” Thái Bạch vẫn uống rượu.
(Mình với bóng là ba – Nguyệt hạ độc chước)
“Đãn sử chủ nhân năng túy khách...” Thái Bạch vẫn còn uống rượu.
(Miễn sao chủ nhân có đủ rượu làm say khách – Khách Trung Tác)
“Khí ngã khứ giả, tạc nhật chi nhật bất khả lưu; loạn ngã tâm giả, kim nhật chi nhật đa phiền ưu...” Đây là khi Thái Bạch uống rượu quá chén.
(Sao người đã bỏ ta đi
Ngày qua tháng lại còn gì níu đâu
Lòng đau dạ rối tơ nhàu
Ngày thêm chất chứa mối sầu nặng mang.
Bài: Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân)
…
Người trong cung điện dần dần quên mất lẽ nghi thần trước mặt quân vương, dần dần ngồi vây quanh người Phạm Nhàn, nghe những bài thơ từ trong miệng hắn đọc ra, trên mặt tràn ngập khiếp sợ cùng không thể tin tưởng. Thơ văn như nước, tất cả chảy vào lỗ tai của mọi người. Trên đời có rất nhiều kỳ tài, nhưng từ xưa tới nay, cũng không bao giờ có cảnh tượng như ngày hôm nay.
Đã thấy tả thơ nhiều lần, nhưng chưa từng thấy qua lần tả thơ nào như vậy! Làm thơ, tuyệt đối không phải là việc mua bán rau ở chợ bình thường---- Nhưng vô số câu thơ liên miên bất tuyệt từ trong miệng Phạm Nhàn phun ra, giống như không cần suy nghĩ vậy, có khác gì là mua bán rau của cải trắng đâu.
Tuy rằng những bàn thơ này dùng câu cú kỳ quái, đó là bởi vì chúng thần chưa ai biết tới những điển cố của thế giới kia, nhưng chúng thân vẫn hoảng sợ kinh khủng như cũ, những … bài thơ này…đúng là hàng cao cấp mà!
Phạm Nhàn vẫn không đình chỉ. Chúng thần lúc này ánh mắt nhìn Phạm Nhàn bắt đầu trở nên quái dị, nghĩ vị thanh niên thanh dật thoát trần trước mặt không phải là phàm nhân nữa, mà là thiên nhân tạ thế. Kinh khủng hơn, là sớm đã có người của Văn Uyên Các đại học sĩ thay thế cho ba gã thái giám không thể chấp bút chép tiếp được nữa, bắt đầu vùi đầy vào mà sao chép những câu thơ này. Tiểu Phạm đại nhân lúc trước đã nói qua, hắn chỉ đọc một lần mà thôi.
Phạm Nhàn cũng không biết cảnh tượng bên người mình, hắn vẫn nhắm chặt hai mắt, suy nghĩ xoay chuyển cực nhanh, một mặt hồi ức lại những cau thơ, một mặt cũng nghĩ tới hành động này thật ngốc, nếu như làm cho chúng thần biết lúc này hắn vẫn còn suy nghĩ dư thừa cái khác được, chỉ sợ càng thêm sợ hãi.
Miệng hắn bắt đầu có chút khát rồi, vì vậy đưa tay lên trên không trung, sớm có người thức thời đưa rượu tới cho hắn, cẩn thận từng ly từng tý một đặt vào bàn tay hắn, hình như rất sợ quấy rối tâm tình lúc này của hắn.
Từ quân tử hảo cầu trong Kinh thi, tới vạn mã hí vang của Cung Tự Trân, Đường Thi minh nguyệt quang, Tống Thi xuân giang mộc, Đỗ Phủ một căn nhà cỏ, Tô Đông Pha luộc cá hoàng châu, Đỗ Mục chơi gái, Mai Tam cũng đi chơi gái, Nguyên Chẩn từng trải qua bao nhiêu nhị nãi. Lý Dị An ôm đàn chẳng hiểu sao nhớ khi xưa, Âu Dương Tu giết chết cháu ngoại nữ. (đây là oán oan chưa giải.) (1)
Phạm Nhàn nhắm mắt uống một ngụm rượu, “làm” một bài thơ, ba bầu rượu hết, ba trăm bài thơ ra!
Trong cung điện rộng rãi, dường như có vô sống ánh sáng đang bay lượn, dần dần ngưng tụ thành những hình ảnh mà hắn nhìn thấy rõ trong mắt, đó là những thi gia của kiếp trước, những lão suất ca tiểu suất ca ở kiếp trước, nhẹ nhành hát trên cành trúc, hay nằm trên giường hưởng phúc, tiêu dao nơi đình quán giữa đường, hoặc buồn bã rơi lệ bên dòng sông.
Đây là toàn bộ kiếp trước, hết thảy ở kiếp trước Phạm Nhàn, lấy cách thức đột ngột như vậy, rồi đột nhiên phủ xuống thế giới Khánh quốc, giã vào lòng mọi người. Vô số những thiên cổ phong lưu ở kiếp trước đã giúp Phạm Nhàn chiến đấu lại với Trang Mặc Hàn.
Hắn bỗng nhiên mở hai mắt lạnh lùng nhìn Trang Mặc Hàn, nhưng như là nhìn vào một thế giới khác xa xôi hơn.
“Quân bất kiến, hoàng hà chi thủy thiên thượng lai.” Ai có thể hào hiệp hơn so với Lý Bạch?
(Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống- Trương Tiến Tửu)
“Lãng đào tẫn, thiên cổ phong lưu nhân vật.” ai có thể hào hùng hơn Tô Thức?
(Cuốn đi hết thảy nhân vật phong lưu ngàn thuở - Niệm Nô Kiều)
“Tạc dạ vũ sơ phong sậu, nùng thụy bất tiêu tàn tửu.” Ai có thể uyển chuyển hàm xúc hơn Lý Thanh Chiếu?
(Đêm qua mưa thưa gió dữ thổi. Hơi rượu thơm nồng giấc ngủ ngon. – Như Mộng Lệnh)
Thiên cổ phong lưu, há sức một người có thể địch được sao?
…
Một tiếng vang lên, tay Trang Mặc Hàn rốt cuộc cũng không cầm nổi chén rượu, chén rượu rơi lên mặt đá, hóa thành vô số mảnh nhỏ.
Yên tĩnh, yên tĩnh vô cùng.
Không biết qua bao lâu, Phạm Nhàn rốt cuộc cũng đình chỉ lại biểu hiện điên cuồng này, thế nhưng mọi người trong hoàng cung đại điện Khánh quốc đã không thể thoát khỏi, học sĩ cùng thái giám chấp bút đã thay đổi vài lần, đầu tiên tỉnh lại, ngã ngồi trên mặt đất, vỗ về cánh tay phải đau nhức vô cùng, dùng ánh mắt như nhìn thấy thần tiên để nhìn Phạm Nhàn.
Phạm Nhàn uống quá nhiều, lung lay lắc lư đi tới trước mặt Trang Mặc Hàn, vươn ngón tay chỉ vào mũi hắn, lắc lắc, nhẹ giọng nói một câu rằng:
-Chú thích kinh văn, ta không bằng người, viết thơ loại chuyện này, ngươi...không bằng ta.
Trong điện vẫn yên tĩnh vô cùng, cho nên những lời nói này tuy rằng cực nhỏ, nhưng cũng nhất thanh nhị sở (thành ngữ: nghe rõ ràng) rơi vào trong tai mọi người, đương nhiên đối với những lời này có một loại tinh tưởng vô cùng. Bọn họ đối với tài hoa làm thơ của Tiểu Phạm đại nhân đã không còn nghi ngờ, bất luận Trang Mặc Hàn danh vọng cao bao nhiêu, nhưng nếu nói trên đạo làm thơ, Phạm Nhàn “đọc diễn cảm” hơn ba trăm bài cổ thơ, trong mắt những người này đã không còn tin tưởng nữa, còn có người có thi tài hơn Phạm Nhàn sao.
Càng không nói tới việc sao chép thơ văn lúc này nữa, từ lâu mọi người đã tin lời Phạm Nhàn nói, trên đời này có cái gì gọi là thiên tài, có thể không cần trải qua việc nhưng cũng có thể viết như những từ ngữ kinh tâm hãi tục. Đó là cái gì? Đó là thủ đoạn của tiên nhân trong thơ!
Nếu không ai tin tưởng tài năng như Phạm Nhàn còn phải đi sao thơ, thì tự nhiên là Trang Mặc Hàn nói dối. Lúc này mọi người trên điện nhìn Trang Mặc Hàn không khỏi toát ra thần sắc thất vọng, thương hại, ánh mắt kinh bỉ, nghĩ thầm người này một đời đại gia, nửa đời thanh danh, không ngờ tới lúc già lại sinh ra mất đức, tranh thanh danh với hậu sinh.
Trang Mặc Hàn nhìn Phạm Nhàn, dường như nhìn một quái vật, ánh mắt buồn bã vô cùng, chẳng hiểu vì sao trong lòng phiền muộn, dùng tay áo che miệng ói ra một ngụm máu.
Vẻ mặt của bệ hạ cười như không cười, nhìn Phạm Nhàn nói rằng:
-Cái tài như vậy, vì sao thường này không hiện?
Phạm Nhàn say như không say, nhìn lại bệ hạ nói rằng:
-Thi văn chính là nung đúc tình cảm sâu đậm với sự vật, cũng không phải là kỹ năng dùng để tranh đấu.
Lời này nói ra có chút vô sỉ rồi, hôm nay chẳng phải hắn đã dùng để tranh đấu sao? Chỉ thấy Phạm Nhàn rốt cuộc cũng không chịu nổi nữa, đặt mông ngồi xuống trước ngự tiền, môi vểnh lên nhìn Trang Mặc Hàn, miệng thì thào nói rằng: “Ta say muốn ngủ dưới chân vua, đi mẹ mày đi.”
Cuối cùng hắn cũng POSE (đưa ra) được một câu tối hậu của Lý Thái Bạch năm đó, Phạm Nhàn ngồi dưới chân hoàng đế mà say ngủ.
----------oOo----------
===========
Chú thích:
(1): Tiểu sử 10 nhà thơ lớn có mặt trong
1.Cung Tự Trân 龔自珍 (1782-1841) tự là Sắt Nhân, hiệu Định Am, người Nhân Hoà, Chiết Giang (nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang), đỗ tiến sĩ năm Đạo Quang thứ chín (1829), làm một số chức quan ở triều đình. Năm Đạo Quang thứ 19, ông từ quan về Nam. Hai năm sau ông đột tử khi đang giảng bài tại thư viện Vân Dương, Đan Dương. Về học thuật, ông có xu hướng theo Tây học; về chính trị, ông chủ trương cách tân, là một nhà tư tưởng tiên tiến của thời cận đại.
Thơ ông cảm thời thương thế, kêu gọi bão táp. Trong thơ có trí tưởng tượng phong phú, lời thơ tươi đẹp; phong cách trong sáng, mới mẻ. Đối với thời sau, ông có ảnh hưởng khá lớn, mở ra thi phong mới.
2.Đỗ Phủ 杜甫 (712-770) tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ là Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan.
3.Tô Thức 蘇軾 (1036-1101) tự là Tử Chiêm 子瞻, hiệu là Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là Tam Tô, thái độ của ông rất hào sảng lạc quan, tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, song ông không để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ.
4.Đỗ Mục (803-853) tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên, người Vạn Niên quận Kinh Triệu (nay là Trường An tỉnh Thiểm Tây). Ông nội Đỗ Hựu vừa là một tể tướng giỏi về lý tài, vừa là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh là Đỗ Sùng, phò mã, làm đến tiết độ sứ, rồi tể tướng. Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca nhạc, ưa phóng tong, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn Xuyên thi tập (20 quyển), chú giải Tôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).
5.Nguyên Chuẩn 元稹 (779-831) tên chữ là Vi Chi 微之, người Lạc Dương, Hà Nam, gia đình quan lại, làm Thượng thư Tả thừa, có quan điểm chính trị và văn học gần gũi với Bạch Cư Dị, chủ trương tác phẩm phải giàu tính hiện thực, nên người đương thời gọi là Nguyên-Bạch.
6.Lý Dị An: Lý Thanh Chiếu 李清照 (1084-1155), hiệu Dị An cư sĩ 易安居士, người Tế Nam, Sơn Đông. Bà chẳng những là một tác gia vĩ đại trong nữ thi nhân, mà còn là một tác gia vĩ đại trong Tống từ. Bà là con gái của học giả trứ danh Lý Cách Phi. Năm 18 tuổi, bà kết hôn với con trai Tể tướng Triệu Đĩnh Chi, tức Hồ Châu thái thú Triệu Minh Thành, có thể nói là một mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Đôi tài tử cùng nhau xướng hoạ thơ từ, chỉnh lý văn chương, sống một đời thanh tao u nhã. Năm Tĩnh Khang 1126, quân Kim đánh Tống, bà theo chồng chạy xuống phương nam, không lâu sau trượng phu qua đời, thân gái dặm trường thực khiến người ta thương xót. Một mình phiêu bạt, vãn cảnh rất thê lương, đấy đã gây thành bối cảnh ảm đạm trong toàn bộ “Sấu ngọc từ” 漱玉詞 của bà.
7.Âu Dương Tu tự là Vĩnh Phú (1007-1072) người huyện Lư Lăng tỉnh Giang Tây, ông là một vị cổ văn gia, lịch sử học gia có tiếng, lại là một thi nhân tài tình phong phú. Ông hiện còn lại Lục nhất từ 3 quyển.
8. Bạch Cư Dị 白居易, tức Lạc Thiên (772-846) nhà thơ Trung Quốc tiêu biểu nhất giai đoạn cuối đời Đường. Người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông nhà nghèo, rất thông minh, 9 tuổi đã hiểu âm vận, chăm học, làm quan đến chức Thái tử tả tán thiện đại phu. Ông là một đại thi nhân ngang với Nguyên Trực, thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác phẩm của ông đầy đủ nhất là tập Bạch thị trường khánh, gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40 quyển là thơ.
9. Mai Tam – là biệt xưng của Mai Nghiêu Thần 梅堯臣 (1002-1060) tự Thánh Du 聖俞, người đời gọi là Uý Lăng tiên sinh 宛陵先生, thi nhân Bắc Tống, người Tuyên Châu, Tuyên Thành (nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông là một trong những nhà thơ hiện thực và có tài ngang danh với Tô Thuấn Khâm 蘇舜欽 (1008-1048), người đời gọi chung là Tô Mai lại là bạn thân với Âu Dương Tu 歐陽修 (1007-1072), tích cực đề xướng cách tân thi ca, có ảnh hưởng lớn với thơ Tống.
10. Lý Bạch 李白 (701-762) tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa. Lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thụy 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua Hồ Động Đình, lên Sơn Tây Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe trúc). Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một “văn nhân ngự dụng” nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thủy. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn “vong niên” (bạn “quên tuổi tác”, không coi trọng tuổi tác - Đỗ Phủ nhỏ hơn Lý Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chơi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ (An Huy) là địa điểm du lịch nổi tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ), Trích tiên (tiên giáng trần), Tửu trung tiên (ông tiên trong làng rượu)... Đăng bởi: admin