• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nguyên cũng hơi bất ngờ với cái tốc độ “như gió” của mình, trong đầu nghi hoặc:

- Ngày trước mình có chạy nhanh như vậy đâu?

Nhưng phút thất thần làm giảm nhịp chạy đã khiến cậu bị một hậu vệ đối phương theo sau xoạc ngã. Cổ động viên Sư phạm căng thẳng, cổ động viên Báo chí la hét đòi phạt nặng. Trọng tài sau khi Nguyên ngã đã lập tức thổi còi, rõ ràng là một lỗi không thể chối cãi nhưng vì tính chất “hữu nghị” nên chỉ rút một thẻ vàng nhắc nhở.

Cậu bạn vừa xoạc ngã Nguyên cũng áy náy kéo Nguyên dậy xoa vai cười:

- Ông chạy nhanh quá.

Nguyên ngã cũng chẳng hề đau đơn gì nên cũng cười:

- Cũng bị ông theo kịp đó thôi.

Bình thường những pha đá phạt của đội sẽ do Nguyên thực hiện vì cậu có kĩ năng khá tốt, ngoài sút mạnh bóng còn đi xoáy với tốc độ cao. Đối thủ thấy Nguyên là người đá phạt vội cẩn thận dựng hàng rào lo lắng. Nguyên thì căng thẳng hít vài hơi nhìn bóng đang đặt ở vị trí phạt tặc lưỡi: Đá bừa đi. Và sau vài bước lấy đà cậu chạy lên sút, hàng rào đối phương vội vã nhảy lên chắn nhưng… Nguyên đã sút lệch tâm bóng, một lỗi không thể tha thứ với cầu thủ thuộc hàng “sao” như thế này. Bóng do sút lệch tâm đã đi với tốc độ rùa bò và lực như ốc sên, hướng sút cũng bị lệch, “bộ tứ siêu phàm” của Sư Phạm thấy vậy chớp thời cơ nhanh chóng phản công, Nguyên định đuổi theo đoạt bóng nhưng không còn kịp, đối phương chỉ dẫn bóng đến khoảng cách cầu gôn 30 mét đã sút. Cú sút trái phá với độ xoáy độ khó quá cao đã làm thủ môn đội Báo chí "đứng nhìn" đội Sư phạm một lần nữa vươn lên dẫn điểm.

Một vài cầu thủ bên Báo chí sau bàn thua đã căng thẳng nhìn Nguyên với vẻ “oán trách” nhưng bị Cường. Steven mắng xối xả. Sau khi "đàn áp" những ánh mắt không có ý tốt kia, Cường quay ra vỗ vai Nguyên:

- Hôm nay ông không khỏe à? Nếu đá không được để tôi tìm người thay, thắng thua không quan trọng nhưng ông cứ cố đá thế này nhỡ mệt hơn lại ốm ra, Diệp Nhi lại trách chúng tôi.

Nguyên nhìn quả bóng đặt ở chấm giữa sân nói:

- Ông yên chí, tôi còn đá được.

Và trận đấu tiếp tục diễn ra, lần này nhờ biết tốc độ cao nên Nguyên chủ động xông xáo lao vào cướp bóng, chặn bóng thành công nhiều lần, tuy có chút “vô bổ” vì cướp xong được một lát do xoay sở kém nên lại mất bóng ngay nhưng ít nhiều cũng “lập công chuộc tội”. Thời gian cứ dần trôi qua mà hai đội đều chưa ghi thêm bàn thắng, phút cuối trận, đội báo chí được hưởng phạt góc, đến cả anh bạn thủ môn cũng lên tham gia tấn công mong tìm kiếm bàn gỡ.

Cường. Steven đứng trước bóng căng thẳng thực hiện quả tạt, Nguyên thấy bóng bay ngang qua ngay phía trước vội nhảy lên đánh đầu dù xung quanh có tới 3 bóng áo đỏ. Phải nói là lực bạo phát của Nguyên là quá tốt, anh bật rất cao và mạnh mẽ, tuy bị 3 cầu thủ ngăn cản nhưng bóng vẫn đập … ngực của Nguyên bay vào lưới, còn đang lơ lửng trên không Nguyên đã biết quả “đánh ngực cận thành” này thành bàn là chắc chắn. Nhưng ai ngờ do "bật quá mạnh" nên… khi bóng vào lưới cũng là lúc Nguyên “húc vào xà ngang”. Chỉ nghe một tiếng RẦM mạnh, sau đó Nguyên rơi xuống như “lá rụng”. Thấy Nguyên gặp “tai nạn”, xung quanh lập tức chạy lại xem sao, chỉ thấy máu đã chảy trên đầu và… xà ngang bị méo đi “một chút”. Nguyên rõ ràng mình vừa húc đầu vào xà ngang, lực mạnh đến mức làm xà ngang bị méo một mảng lớn, nhưng ngoài chút “xước da chảy máu” thì vẫn tỉnh táo như thường.

Nhưng về những chấn thương ở đầu não thì không ai dám coi thường, mọi người vẫn gọi xe cấp cứu đến, Nguyên được mọi người dìu vào phòng Y tế băng bó cầm máu trước khi đợi xe cấp cứu. Cô bạn Diệp Nhi và những “fan hâm mộ” đi theo phía sau vẻ mặt đầy quan tâm. Nhân viên y tế của Đại học sư phạm đã phải đuổi bớt người ra ngoài kể cả các cầu thủ để Nguyên được yên tĩnh.

Sau một lúc chen lấn, Diệp Nhi đã vào được phòng, cô nhân viên Y tế định ngăn cản thì Cường ra nói:

- Cô để cho bạn ấy vào cũng được. Bạn gái của cậu bạn này đấy cô.

Cô nhân viên y tế cười nói;

- Sinh viên các anh lắm trò, hết bóng bánh lại yêu đương, thời tôi á? Dẹp, dẹp hết.

Diệp Nhi vào lo lắng nước mắt lưng chòng hỏi:

- Cô ơi, anh Nguyên… anh ý có sao không?

Cô nhân viên y tế cười đầy ẩn ý, Nguyên đang ngồi trên dường bệnh đầu băng kín mít nhìn như nặng lắm nhưng vẫn cười tươi nói:

- Diệp Nhi à? Anh không sao? Húc 1 cái chứ cái nữa cũng không sao?

Diệp Nhi nghe mà oán thầm chạy đến thăm hỏi, đưa sữa cho cậu uống, bóc cam cho ăn làm xung quanh những người còn đang FA không khỏi “bức xúc trong người” (TG: ta đây còn bức xúc nói chi các ngươi)

Nguyên đành phải “chịu khổ trên hạnh phúc” tuy không muốn nhưng sữa đưa đến phải uống, cam đưa đến phải ăn, táo gọt xong phải ăn nữa. Cái gì? Không ăn hả? Có tin Diệp Nhi mặc kệ anh luôn không? Vậy là cậu bạn này đến bệnh viện ngoài vấn đề chụp chiếu cái đầu, có lẽ cũng nên kiểm tra sức khỏe thêm về đường tiêu hóa.

Nhìn cảnh cậu bạn bị “nhồi” cả đám thầm “khiếp sợ” nghĩ thầm, FA chưa chắc đã khổ, ít ra không bị “ép ăn”.

Sau buổi chụp chiếu kiểm tra, các bác sĩ kết luận… tất cả đều bình thường nghĩa là chỉ có chút xây xát ngoài da nhưng Diệp Nhi không chịu tin kết quả, sợ “viện công” làm ăn tắc trách, cô nàng đã nhờ bố tìm cho mình một viện tư nhân tầm cỡ quốc tế nổi tiếng, chi phí chữa chị đắt tiền đưa Nguyên sang đó. Bệnh viện này kết quả cũng là… bình thường nhưng thứ nhất nghe những nhân chứng kể tên này “húc méo xà ngang” cũng nghi ngờ, hơn nữa nếu “chữa trị” lại thu được thêm chi phí nên theo lời Diệp Nhi, xếp cho Nguyên một phòng bệnh để “theo dõi”.

Tối đó bố mẹ Nguyên nhận được tin báo con trai nhập viện thì lo lắng bỏ hết việc nhà cửa cùng nhau đến địa chỉ được thông báo xem sao? Nhưng sau khi đến cổng viện họ mới ngỡ ngàng:

- Viện Y Pro có phải là bệnh viện tư nhân quốc tế nổi tiếng nhất cả nước không nhỉ?

- Nghe nói viện này tiền dường nằm một ngày cũng 1 triệu rồi.

- Nghe đâu nhiều ca Ngoại khó bên nước ngoài cũng được đưa về đây chữa trị.

Thấy con được đưa đến đây, cứ ngỡ là cậu con “thương nặng” lắm nên đến đây tìm hi vọng nên bố mẹ cậu cũng hết sức lo lắng. Nhưng đến nơi họ thấy gì? Trong phòng VIP của bệnh viện, hai tên ăn mặc đồ thể thao đang ngồi đánh bài với nhau, một người trong đó còn đang băng bó cái đầu kín mít như xác ướp Ai Cập, bên cạnh là một cô gái đang cầm một ly sữa tươi vừa được hâm nóng mang ra cho người bị băng đầu nói:

- Uống đi nào Nguyên đáng yêu.

- Lát nữa...

- Uống nhanh không? Diệp Nhi ra bộ "nguy hiểm" đe dọa uy hiếp.

- Đợi anh chơi nốt ván đi mà!

Cô bạn tức mình một tay cầm ly sữa, một tay giơ nắm đấm nhỏ xinh đáng yêu kia lên "dọa đánh" anh chàng của chúng ta.

- Có uống không?

Cậu bị băng đầu "sợ quá" gật đầu cầm cốc sữa trong tay cô gái đưa cho mà nước mắt lưng chòng. Bố mẹ Nguyên tiến vào đúng lúc chứng kiến khung cảnh đó. Ông bà cố đứng ngoài cửa xem sao? Bà mẹ nói:

- Giọng nói kia thì thằng băng đầu là thằng Nguyên rồi?

- Con bé xinh xinh kia ăn mặc thế chắc không phải y tá?

- Chắc người yêu nó đấy?

- Tình yêu thời trẻ có khác, bạo lực thật!

- Ông biết cái gì? Đấy người ta gọi là tình cảm, thấy chưa thằng bé chảy nước mắt rồi kìa.

Nhưng thề có trời Nguyên chảy nước mắt không phải vì cảm động, chàng trai của chúng ta cầm li sữa run run giọng:

- Từ chiều đến giờ anh uống 12 cốc rồi, 13 là con số không tốt, cho người khác uống đi em.

Cô bạn Diệp Nhi nhíu mày nói:

- Được… được.

Nguyên vui mừng ra mặt vì “thoát nạn” nhưng chưa kịp vui anh đã bị dội gáo nước lạnh:

- 13 là số xui thì mình uống 14, 15 nhé.

Nguyên suýt nữa đã “ọe” hết chỗ sữa uống từ chiều đến giờ không cam lòng nói:

- Em giết anh đi, tại sao cứ phải là sữa, mang bia vào đây, mang coca vào đây, mang trà đá cũng được, chỉ cần không dính đến sữa là anh uống. Hôm nay anh “thừa” sữa quá rồi.

Cô nàng Diệp Nhi tỏ ra “cân nhắc” lắm nói:

- Sữa không uống cũng không ép, ăn một bát canh bí đỏ cho bổ máu cũng được.

Nguyên xuýt ngất khi nghe mấy từ "canh bí đỏ" vội than trời:

- Mẹ ơi cứu con, 1 ngày con không ăn được 7 bát canh bí đỏ đâu?

Bố mẹ cậu thấy “con dâu tương lai” chăm sóc cậu như thế bèn mừng rỡ đi vào, mẹ Nguyên thấy con kêu cha gọi mẹ lên tiếng:

- Mẹ đây mày gọi gì nào?

Như có phép màu, cả 3 người trong phòng vội nghiêm chỉnh. Nguyên vội “nằm im” nhưng trên tay vẫn còn những lá bài xòe ra chưa kịp buông, Cường Steven ở lại “thăm bạn” cũng nhảy vội xuống dường bệnh, vẻ mặt nghiêm túc vô cùng, đem bộ bài nhét vội xuống chăn đang đắp, chỉ có mấy quân bài trên tay Nguyên là không “giằng” xuống được. Diệp Nhi thì thấy hai vị “phụ huynh” đến lập tức thu hồi hết bộ dáng “Ta là số một” nãy giờ bày ra mà nhu hòa đứng sang một chỗ chào hỏi, một dạ hai vâng ngoan hiền như đúng rồi.

Bố mẹ Nguyên cũng tỏ ra hết sức tế nhị, khi đi vào không vội “bóc mẽ” ba đứa nhóc đang làm loạn phòng bệnh này mà hỏi han tình hình của con, sau khi Nguyên chồm chồm nhảy lên khua múa, phải nhờ mẹ và Diệp Nhi cùng “ấn xuống” mới chịu yên thì hai người cũng đã thở phào nhẹ nhõm.

Một lúc lâu sau, Cường xin phép bố mẹ Nguyên được về sớm cho bố mẹ khỏi đợi chờ, cô bạn Diệp Nhi thì vẫn đứng ở đó vặn vẹo những ngón tay như đang thừa thãi bởi sự chăm sóc quá… “chuyên nghiệp” của bà mẹ Nguyên đầu óc xoay chuyển vô số ý nghĩ:

- Nên về không ta? Mình lo cho anh ấy quá.

- Đứng đây nữa thì ngại chết thôi.

Sau khi “chăm bẵm” cho cậu con trai từ từ đi vào giấc ngủ, mẹ Nguyên quay ra thấy cô bé kia vẫn cứ thập thò ngoài cửa, nửa muốn đi, nửa muốn ở nên bà mỉm cười vẫy tay gọi cô vào. Thấy được gọi cô bé mừng rơn luống cuống chạy vào, thấy bộ dáng như con thỏ con đó, hai ông bà đều tỏ ra vui vẻ, mẹ Nguyên đứng ra “thăm dò”

- Cám ơn cháu nhé! Cũng may có cháu chăm sóc cho thằng Nguyên nhà bác.

Diệp Nhi cuống quýt lắc đầu xua tay nhưng trong lòng thầm cười vui:

- Dạ không có gì đâu ạ! Bạn bè giúp đỡ nhau là bình thường.

Mẹ của Nguyên cười bí hiểm nghĩ thầm trong bụng: “Bạn bè cơ đấy, bạn bè mà như thế à? Xem anh chị giấu được tôi đến khi nào”.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK