• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Ba ngày, Dận Chân lên đường kinh lý đã được ba ngày. Đông Triều cũng sống trong sự thấp thỏm được ba ngày. Bản tính Dận Chân và Dận Tường vốn cương trực, làm mất lòng không ít người, trắc trở chờ đón hai A ca trên đường đi không hề ít. Sợ rằng nguy hiểm đã rình rập Dận Chân từ bước đường đầu tiên rồi.

-Bị phi tang bằng lửa có nguy cơ rất cao. – Đông Triều lầm bầm.

Tiểu Uyển đập vai nàng, chỉ tờ giấy vẽ. Nét mực đã loang ra rất rộng rồi. Đông Triều vội vàng lấy giấy thấm hết mực. Tiểu Uyển giúp nàng một tay.

-Sao hôm nay muội vô ý vậy ?

-Muội xin lỗi.

Hoằng Quân chống cằm, thở dài chán ngán :

-Cả ngày di nương chỉ biết vẽ, đọc kinh thôi. Hết bày trò rồi !

Phải, ba ngày qua Đông Triều chỉ quanh quẩn bên những thú vui nhàm chán thường ngày, vẽ tranh, luyện chữ, đọc kinh. Tâm trạng nàng không có hứng thú để bày trò mới. Cuộc sống không có Dận Chân bây giờ là một cuộc sống nhàm chán. Hoặc, Đông Triều đang quanh quẩn bên những thú vui của Dận Chân cho thỏa nhớ nhung.

-Con ra chơi với bồ câu đây ! – Hoằng Quân giận dỗi bỏ đi.

À không, dạo này Đông Triều còn có một thú vui nữa là nuôi bồ câu đưa thư, nuôi rất nhiều là đằng khác, nhìn chỗ nàng ở toàn là bồ câu đưa thư. Vì mới được thuần hóa chưa lâu nên chúng bay lộn xộn, gia nhân gào rát cổ mới vào chuồng. Ai trong phủ cũng nhăn mày nhăn mặt,Đông Triều vừa nuôi mèo, vừa nuôi bồ câu mà không xảy ra loạn lạc, mèo không động vuốt đến bồ câu.

-Muội định dùng bồcâu để liên lạc với gia sao ? – Thu Nguyệt trêu.

Đông Triều mỉm cười, lắc đầu :

-Thú vui nhất thời thôi ạ.

Buổi tối, Đông Triều cho bọn bồ câu vào chuồng, đọc hết một cuốn kinh rồi lên giường ngủ. “Ngủ” trong mắt các gia nhân thôi, chỉ là tắt đèn và leo lên giường, chứ mắt Đông Triều cứ mở trừng trừng. Có nhiều suy nghĩ không hay làm nàng trằn trọc. Đặc biệt về một âm mưu phóng hỏa của bọn bất lương nhắm vào nhị vị A ca, là một thám tử bao năm nay,Đông Triều biết phóng hỏa luôn được ưu tiên trong tiêu hủy nhân chứng.

-Sớm hoặc muộn nó cũng xảy ra.

Nhưng là lúc nào, Đông Triều đang chờ nhân vật quan trọng đến báo cho mình hay. Không phải Huệ Đạt, không phải Phong Di. Đông Triều chờ một người có khả năng nghe ngóng mọi chuyện mà không ai biết hết.

-Cô nương !

-Trắc phúc tấn đã đến rồi à ? – Đông Triều ngồi dậy ngay.

Tâm hồn của Đông Triều rất mạnh, khi tập trung còn mạnh hơn nữa, Liên Nhi cũng đã mạnh lên theo thời gian vẫn không chịu nổi. Liên Nhi cầu xin Đông Triều hãy nằm xuống, nhắm mắt lại để mình được an toàn. Đông Triều vội làm theo lời Liên Nhi dặn. Liên Nhi đứng cách xa chỗ nàng nằm mười bước chân, lấy lại tinh thần rồi thông báo hung tin.

-Tôi nghe Phong Di nói sẽ sắp xếp một cái bẫy chỗ Tứ gia đến, họ sẽ phóng hỏa. Ban đầu tôi không tin, bay đi dọ thám tình hình thì quả thật đúng như vậy.

Dự đoán của Đông Triều không sai. Phóng hỏa mãi là phương pháp đầu tiên để hủy chứng cứ ít ai nghi ngờ. Đông Triều gật gù, kêu Liên Nhi nói tiếp. Liên Nhi nói :

-Họ định liên kết với một vài phần tử trong triều đình để thực hiện âm mưu. Tôi thấy trong phủ họ có khách lạ đến. Nghe bàn rằng họ sẽ giăng một mẻ lớn ở sào huyệt.

Chắc chắn trong đó có Thái tử và Bát gia đảng, hai nhóm ấy dính dáng rất nhiều đến các vụ tham nhũng, nhận của đút lót của thương buôn. Liên Nhi cảm thấy điều nguy hiểm bên trong ấy. Nhưng, Đông Triều lại nhếch mép cười như vừa bắt được một món hời. Liên Nhi ngạc nhiên :

-Tại sao ?

Đông Triều nói :

-Liên minh ? Tưởng như đã chắc chắn nhưng đấy là điểm yếu chết người của chúng.

-Tôi không hiểu, nếu đã liên minh với nhau thì chắc chắn sẽ mạnh hơn chứ.

Đông Triều gác tay lên trán, nói :

-Ngày xưa Lưu Bị cũng liên minh với Tôn Quyền, tưởng như đã là mạnh nhất, kết cuộc thì kẻ mất thành, người mất tướng. Ta sẽ cho chúng biết tay !

Lúc này tinh thần Đông Triều đã mạnh còn mạnh thêm, Liên Nhi không chịu nổi, xin phép được cáo lui. Đông Triều tiễn nàng. Đông Triều bật dậy, đến bàn giấy, suy tính kế. Từ đây đến chỗ kinh lý,nơi giăng bẫy còn mất khoảng một tháng nữa. Chừng tỏ đôi bên còn chưa tin tưởng nhau.

-Chắc Tứ ca cũng sớm nhận ra thôi.

Đông Triều thắp đèn viết một bức thư. Nàng gọi Hắc Hổ dậy, buộc thư vào cổ của nó, dặn giao cho Huệ Đạt. Sau đó nàng ra chuồng bồ câu, mở chuồng bồ câu, ra lệnh cho chúng bay theo Hắc Hổ.

-Một đêm dài cho ta và ông đây !

Liên Nhi đã trở về, bắt gặp Phong Di và Huệ Đạt đang uống trà đàm đạo. Nàng tránh mặt Phong Di, trở về Phật đường nghỉ ngơi. Huệ Đạt nhấp ngụm trà :

-Hình như Trắc phúc tấn có tin gì báo với cô nương kia.

Phong Di dễ đoán ra Liên Nhi đã nghe kế hoạch hắn bàn trước với đại tỷ và đi báo cho Đông Triều. Chuyện này sống chết, đáng lý hắn nên lo mới đúng. Nhưng hắn không nghĩ rằng Đông Triều tìm được cách xoay sở cho một nơi xa đến thế, không thể dùng bồ câu liên lạc với Dận Chân, cũng không thể đến tận nơi, tài nào mà cứu được Dận Chân ?

-Đừng quá coi thường cô nương đó ! – Huệ Đạt ẵm Hắc Hổ trên tay.

Phong Di giật mình. Hắc Hổ đến đây,tức là Đông Triều đã có bước đi đầu tiên. Không thể không đề phòng. Huệ Đạt lấy thư buộc trên cổ Hắc Hổ xuống, bóc thư ra đọc, Phong Di luồn ra đằng sau lưng Huệ Đạt, nhòm vào. Huệ Đạt nhíu mày :

-Xem trộm thư là thất tín.

Phong Di bĩu môi :

-Nàng ta nghe được mưu kế của ta, ta xem thư của nàng ta là hòa.

-“Để tiểu tử kia xem thư cũng được” ? – Huệ Đạt đọc dòng đầu tiên trong thư rồi nhún vai. – Cứ xem đi !

Trong thư, Đông Triều nhờ Huệ Đạt chăm sóc hộ đàn bồ câu cho mình, đưa chúng dạo quanh kinh thành. Thế thôi. Phong Di chạy ào ra mở cửa.

-Ha ! – Huệ Đạt ra sân, thấy nguyên một đàn bồ câu đậu dưới sân. – Nói là thấy ngay !

Phong Di bật cười ha hả :

-Ả ta chả biết huấn luyện bồ câu gì cả !

Phong Di không lo lắng chuyện Đông Triều nữa. Hắn cười một trận rồi vào trong lo cho đại tỷ của mình. Vô tư vô lự lắm !

-Vô tư vô lự lắm ! –Huệ Đạt thở dài.

Trong thư có dòng chữ khác “Tuyệt đối không được để hắn động mắt vào đàn bồ câu, sẽ sinh chuyện”. Huệ Đạt nhấc bổng một con bồ câu lên, xem dòng chữ dưới bụng nó.

-Phủ Bát A ca ?

Dưới bụng của mỗi con bồ câu là vị trí một phủ đệ của một A ca. Cứ năm con lại ghi tên của một phủ đệ. Tuyệt đối không có con nào ghi chữ Tứ gia hay Thập tam gia. Rốt cuộc nàng muốn gì ?

-Vẫn khó hiểu như mọi khi.

Đường đến nơi kinh lý mười phần chưa đi hết một phần, thành thị thì nhiều mà rừng núi hoang sơ cũng nhiều lắm. Dận Chân và Dận Tường đang đi trên con đường gồ ghề của một đồi núi hiểm trở. Để đề phòng sơn tặc, Dận Chân để mình, đệ đệ và quân lính mặc vải thô đi đường, quan lương đi đường đều giấu cả trong xe. Đêm đã xuống, phải tìm chỗ trú chân thôi.

-Khởi bẩm Tứ gia, Thập tam gia, đã tìm được lữ quán ở gần chân núi. – Một quân hầu tới bẩm báo. – Nghỉ lại không ạ ?

Dận Tường quay qua Dận Chân, chờ ý. Dận Chân gật đầu. Người ngựa một đoàn theo lối dẫn của quân hầu kia đến lữ quán. Lữ quán vách rơm, mái rơm, dựng trên nền đất khô, cứng. Dận Tường muốn xuống xe trước nhưng Dận Chân ngăn lại. Dận Chân xuống trước.

-Chào khách quan ! – Một lão ông đon đả đón mời. – Ngài đến trọ sao ?

Dận Chân lãnh đạm gật đầu :

-Có ta, đệ đệ và một vài gia nhân trong phủ. Không nhiều chứ ?

-Không hề gì.

Dận Chân đứng bên ngoài, nhìn sơ qua cấu trúc lữ quán. Lữ quán này không rộng lắm nhưng ngăn thành nhiều phòng. Nhiều phòng khác nhau, theo lời chủ quán nói, có phòng hảo hạn, có phòng cho gia nhân, có chỗ buộc ngựa đàng hoàng. Dận Chân khẽ nhíu mày.

-Trời hơi lạnh. – Dận Chân nhìn quân hầu bên người. – Mang cho ta bó đuốc.

Người hầu vâng dạ một hồi đưa cho Dận Chân một bó đuốc. Dận Chân nhìn lữ quán, nhìn người chủ. Chàng nghiến răng rồi gạt lão chủ quán qua một bên, ném cả bó đuốc vào trong. Dận Tường ngồi trên xe, nghe có tiếng tí tách do lửa bén vào rơm và dây thừng. Đùng một cái ! Tất cả lữ quán đều biến thành tro bụi. Thoáng trong gió trời, Dận Tường nghe thấy mùi thuốc pháo.

-Ngươi… - Gã chủ quán trở tay đánh Dận Chân.

Bàn tay lão biến thành trảo chụp lấy vai Dận Chân. Động tác chuẩn xác, Dận Tường sợ ca ca tránh không kịp, nhảy xuống ứng cứu. Nhưng chân lão này bị tật, lúc vươn trảo chụp vai địch thủ bị hụt chân. Dận Chân tránh được, còn vận dụng khoảng trống giữa hai người để rút đoản đao luôn dắt sẵn trong người chém vào chân lão ta. Lão chống không nổi, gục xuống.

-Nói ! Là ai ra lệnh cho ngươi ?

Lão ta cười khan rồi định cắn lưỡi tự sát. Dận Chân nhanh tay đánh vào huyệt đạo làm lão không cử động được, tuyệt chiêu này được Đông Triều tận tình chỉ bảo để triệt tận gốc bọn chỉ biết dựa dẫm vào tay sai. Sợ còn có người mai phục rình rập quanh đây, Dận Chân tống lão lên xe, mình cũng nhanh chóng lên xe. Dận Chân đích thân cầm cương, giục ngựa đi.

Dận Tường quay lại nhìn lữ quán đang bốc cháy. Lòng chàng ta tiếc rẻ vì tự nhiên mất chỗ ngủ hôm nay, thế là tối nay lại ngủ trên xe như những hôm trước. Đã vậy còn thêm người làm xe chật thêm.

-Dừng lại được rồi !

Dận Chân cho dừng xe tại một chỗ mình cho là an toàn. Lúc này chàng vứt lão nhân hồi nãy xuống xe để thẩm tra. Dận Chân lệnh cho lính trói hết tay chân lão ta lại rồi giải khai huyệt đạo cho lão. Rất nhanh sau khi giải huyệt đạo, Dận Chân tránh xa ông ta hai ba thước.

-Tin đồn Tứ A ca của Hoàng đế đại Thanh khốc lãnh vô tình, không sợ trời đất, sao lại chạy ? – Lão ta không tiếc lời dè bỉu hành động này.

Dận Chân nhún vai :

-Nước bọt lão không thơm lắm, ta không muốn nếm.

Dận Tường thầm cười trong bụng. Dận Chân chắc nhớ đến cái hôm tán gẫu với Đông Triều, nàng kể mình bị một gã trọng phạm “phun mưa” vào mặt, thề sẽ không bao giờ hỏi cung ở cự ly gần nữa. Có một hồng nhan tri kỷ thường xuyên giáp mặt tội phạm như vậy rất có lợi. Xem ra Dận Chân có nói trúng phần nào kế hoạch vừa bị hủy của lão.

-Thập tam, giao cho đệ ! – Dận Chân phủi tay, về lại xe.

-Tứ ca yên tâm !

Dận Tường độ khoảng cách từ chỗ lão đến đâu cho nước bọt và bụi cát không văng trúng mặt. Chàng vạch một đường trên mặt đất rồi ngồi yên đó. Bắt đầu cuộc hỏi cung.

-Nhà ngươi hãy nói cho ta biết là ai đã sai nhà ngươi ?

Lão kia không nói không rằng, định cắn lưỡi lần hai. Lần này không ai cản, chỉ có một mình Dận Tường dùng miệng nói thôi. Chàng mắng ông ta là kẻ bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, không đáng mặt trượng phu, hủy đời mình trong khi chẳng được gì. Một tràng dài ra. Đây là bài thuyết giáo cũng từ Đông Triều mà ra. Lão ta ban đầu cũng ngoan cố nhưng sau đó phát hỏa :

-Tiểu tử ! Ăn nói cho cẩn thận vào ! Ngươi xứng nói vậy sao ?

Dận Tường nháy mắt :

-Không. Nhưng ta nghĩ lão cũng không xứng để nói chuyện với một tiểu tử.

-Còn các ngươi ? Tuy trên giấy tờ chẳng lấy sưu cao thuế nặng nhưng lúc nào cũng dung túng cho bọn thương buôn nâng giá chèn ép dân chúng, bòn rút công quỹ xây dinh thự, xây đền đài ! Nói một đàng làm một nẻo, sao không bới đầu luôn cho rồi ?

Lão huyên thuyên một hồi về những việc ác độc chả biết có bằng chứng hay không mà triều đình gây ra cho dân chúng, kèm theo đao kiếm trong thánh hiền.

-Ngoài mặt các ngươi đi kinh lý, thật ra là đánh động chứ gì ?

Dận Tường và toàn bộ binh lính tức giận, định xông vào đánh lão. Nhưng Dận Chân phất tay ngăn lại. Chàng bảo để lão tiếp tục nói. Lão phải nói để Dận Chân biết được bọn khốn kia đã làm những gì với thần dân Đại Thanh.

-Kinh lý ? Nực cười ! – Lão cười thật, cười như sẽ không còn cười nữa.

-Hết chưa ?

-Hết rồi đấy !

Dận Chân liếc mắt :

-Thập tam.

Dận Tường gật đầu, miệng cười xếch đến mép tai. Dận Tường cười kiểu này là sẽ có kịch hay để mình xem đây. Chàng đứng dậy, sửa tay sửa chân. Chàng điểm huyệt lão già, để lão khoan động đậy đã. Chàng quyết cho lão xem “Chân gia binh pháp” lợi hại thế nào đây !

-Thoát y lão !

Bọn lính đứng chung quanh lao vào cướp sạch quần áo của lão, giao cả cho Dận Tường. Sạch sành sanh, một mảnh vải cũng không được lưu lại, kể cả mũ trên đầu lão. Y phục của lão giao cả cho Dận Tường. Dận Tường lệnh cho lính trói ông ta vào một gốc cây. Chàng dùng dây thừng loại thô nhất, trói thật chặt vào kẻo người lại chạy mất. Rồi sau đó mới yên tâm giải huyệt cho lão.

-Tiểu tử ! Ngươi làm gì ta vậy ?

Dận Tường bận lục soát y phục lão, không rảnh trả lời. Dận Chân cười thầm trong bụng. Lão nhìn Dận Chân, muốn một lời cho rõ. Dận Chân thản nhiên nói :

-Chân gia binh pháp, điều thứ mười ba, nếu cứng đầu không khai cứ việc thoát y.

Chốt yếu của việc này, thoát y không chỉ là vũ nhục. Thoát y có thể điều tra được lai lịch trọng phạm ở phương nào, quen biết với ai dựa vào kiểu vải hắn mặc trên người. Thoát y cũng dễ đánh vào tâm lý người ta hơn.

-Cho ít mật vào chân lão đi !

Dận Chân ngồi trên xe, ngắm đóa hoa mộc lan bằng giấy của Đông Triều, nhớ y như đúc những lời nàng kể thời còn tra án tội phạm. Lão ta nghe nói, hồn phách điên đảo. Kiến rừng ở đây không phải tầm thường, có độc trong đó nữa. Nhưng chưa đến nước để lão khai ra.

-Tứ ca !

Dận Tường tìm được trong người lão một tờ giấy nhỏ, trình lên cho Dận Chân xem. Bên trong tờ giấy là thư pháp, chỉ viết những chữ trời, đất, thần, nhân. Dận Tường xem không hiểu gì nhưng có thể người từng hành tẩu giang hồ là Dận Chân sẽ hiểu. Dận Chân quan sát nét thư pháp, nhíu mày. Chàng đưa tờ giấy lên, phóng mắt về phía lão nhân.

-Đồng Nhân quán, Ô Tư Đạo ? Dận Chân sai người lập tức cởi trói cho lão nhân, tự mình xuống xe đưa trang phục cho lão bằng cả hai tay. Dận Tường đoán Dận Chân chắc có mối quan hệ khá mật thiết với lão nhân này hoặc là người quen của lão. Nhưng không, lão nhân tên Ô Tư Đạo rất kinh ngạc trước nghĩa cử này, chứng tỏ lão không thân thiết với Dận Chân, cũng không nghe bao nhiêu điều tốt đẹp về chàng.

-Tại sao ? – Lão nhận lại y phục của mình, lòng ngổn ngang đủ điều. – Tại sao ngươi lại biết tên và bang hội của ta ?

Dận Chân cười nhạt :

-Ngày trước ta đã từng đến một chi nhánh nhỏ của Đồng Nhân quán và thấy tranh thư họa của hai danh sĩ Lữ Lưu Lang và Ô Tư Đạo. Ban nãy ta thấy tờ giấy luyện chữ của ông rồi nhìn chân ông, ta liền nhận ra.

Lão nhân cười :

-Ta có thể là tay sai của Ô Tư Đạo.

-Không gã tay sai nào được phái đi mà tật chân hết. Ta thấy ông bị bất ngờ nhiều hơn là chuẩn bị trước, nếu ông thật sự là Ô Tư Đạo.

Lão nhân không thể chối hơn được nữa. Lão chính là Ô Tư Đạo, một danh sĩ thất thời. Vì nhạo báng bọn tham quan nhận hối lộ của sĩ tử lười biếng, cất nhắc bài thi cho họ, lão bị các giám khảo đánh gãy chân. Lão sống trong oán hận từ thời trẻ tới nay, hận triều đình, hận bản thân mình nên liên kết với Lữ Lưu Lang lập thành Đồng Nhân quán, chuyên sáng tác thơ phú có ý ngầm chống lại triều đình. Cư sơn của lão ở chân núi này, vắng người qua lại, không ngờ hôm nay có quan triều đình đến trọ, sợ lộ, lão đã giăng một cái bẫy vụng về, kết quả bị bắt.

-Tội nhân nhạo báng triều đình, ám sát Hoàng tử, đáng bị xử tội. – Ô Tư Đạo nhắm mắt, chờ xử quyết.

Dận Chân trầm ngâm một hồi, suy tính thiệt hơn. Ô Tư Đạo thầm đoán chàng nghĩ tìm cách nào hành hạ con người tốt nhất sẽ áp dụng lên lão ta. Nam tử hán đại trượng phu, gan làm gan chịu, lão chấp nhận hình phạt vì đùa với rồng nhưng lão quyết không khai nơi ẩn cư của các bằng hữu. Dận Chân đã quyết định xong. Chàng cười nhạt :

-Thả lão ra đi !

Quân lính hoang mang. Thả hổ về rừng, không phải sẽ di họa về sau sao ? Dận Tường thì hiểu ý của Dận Chân, chàng nạt quân lính mau để Ô Tư Đạo đi. Ô Tư Đạo được thả, trong lòng hồ nghi. Lão vẫn dậm chân tại chỗ.

-Hừ, muốn thả ta đi để dọ thám tin tức của Lữ huynh đệ sao ? Còn lâu !

-Với một kẻ thông minh như lão, ta không dại gì sử chiêu đó, sẽ không có hiệu quả gì. – Dận Chân nhảy lên xe một cách gọn gàng. – Đi đi !

Dận Tường nhảy lên xe, kêu Tứ ca xích qua chút xíu để mình có chỗ để ngồi. Quân lính hai bên hạ trại, nhóm lửa để nghỉ chân. Không ai lo canh giữ Ô Tư Đạo nữa. Tại sao phải canh giữ ? Dận Chân đã lệnh thả lão nhân đi rồi.

-Ngươi thật muốn thả ta ? – Ô Tư Đạo vẫn còn nghi hoặc.

-Tin hay không tùy lão. – Mắt Dận Chân nhìn bầu trời đầy sao một cách hờ hững.

Ô Tư Đạo vận lại y phục lên người rồi rời khỏi đấy. Vừa đi, lão vừa quay đầu lại kiểm tra xem có quân lính theo sau mình không. Tuyệt nhiên không có ai cả ! Dận Chân đã nói, đương nhiên sẽ giữ lời. Dận Tường trông dáng vẻ thấp thỏm của lão, không khỏi bật cười :

-Tứ ca, coi bộ lão so với Tào Tháo chẳng thua gì.

Dận Chân gật gù :

-Đã lao thân vào nghiệp đời chết người, lão phải làm vậy để tồn tại.

-Tứ ca thật sự nghĩ đấy sẽ là nước cờ tốt ?

Dận Chân gật đầu :

-Thời cuộc rối ren, nhũng quan ở khắp nơi, không có những ngọn bút đó, chúng ta sẽ sống trong ảo tưởng mình vĩ đại thế nào. Thực tế là không phải.

-Những ngọn bút ấy còn mạnh hơn là tấu sớ của huynh sao ?

Dận Chân nhún vai :

-Chúng ta mặc áo gấm, họ mặc áo gai, đương nhiên ngọn bút của họ mạnh hơn.

Dận Tường bật cười ha hả. Tưởng chừng mặc áo gấm là có quyền chăng ? Không, nhiều khi áo gấm là ngục tù giam *** con người với bao nguyên tắc mệt chết người. Áo gai, mộc mạc, thô sơ, vậy mà khi khoác nó lên người, ta có thể viết được nhiều chuyện, gặp được nhiều người mà áo gấm không thể. Dận Tường luôn mơ có cuộc sống “áo gai” nhưng quá xa vời.

-Nha đầu kia và huynh rất thích mặc áo gai ra ngoài.

Dận Chân mỉm cười. Đúng vậy, nhắc tới áo gấm hay áo gai, Dận Chân thấy nhớ Đông Triều. Giá như giờ có nàng ở đây, nàng có thể hiến cho Dận Chân một số kế để bắt giữ Ô Tư Đạo làm thuộc hạ. Một cái đầu thông minh và mạnh về thi phú, Dận Chân rất muốn đón lão về làm thầy dạy cho hài tử. Nhưng nghĩ lại, bây giờ còn sớm quá. Xét trong các con của mình, Hoằng Huy có tư chất nhất lại mất sớm, hai hài tử do Lý thị sinh ra tư chất cũng tốt nhưng chưa đủ trình độ để tiếp thu thi phú từ Ô Tư Đạo, vì mẫu thân ít chiếu cố chúng quá. Nếu là hài tử do Đông Triều chiếu cố thì…

-Tứ ca ! – Dận Tường đung đưa một vò rượu trước mặt Dận Chân. – Có cần làm ấm người lên không ?

Dận Chân mỉm cười, lắc đầu :

-Đệ cao hứng thì cứ uống.

Dận Tường nghĩ sao không uống nữa, cất rượu trong giỏ. Chàng ta ngồi trên xe, nhắm mắt lại, tìm đường vào cõi mộng. Dận Chân lay hiền đệ :

-Không uống sao ?

Dận Tường mỉm cười dù mắt đang nhắm nghiền :

-Lát nữa Tứ ca sẽ niệm kinh, đệ không muốn mùi rượu làm phiền huynh.

Dận Tường coi bộ ngủ say nhưng thật sự đang suy nghĩ về con đường ở phía trước. Dận Chân đang tỉnh, đương nhiên cũng vậy. Đồng Nhân quán biết được có quan kinh lý đến đấy, những kẻ trên giang hồ chắc chắn cũng biết. Một chuyến đi bí mật mà kẻ nào cũng biết, bọn quan kia dại gì mà chả biết. Có kẻ từ kinh thành đồn thổi đến đây cơ mà ! Chuyện mưu sát chắc chắn sẽ có trong ngày một ngày hai tiếp theo.

-Tứ ca ? – Dận Tường quờ quạng tay, Dận Chân đã bỏ đi đâu rồi. – Tuyết nhiều thế này.

Dận Chân rời xe đi tới một chỗ khuất. Bệnh cũ lại tái phát, máu thổ ra khá nhiều, Dận Tường không nên thấy cảnh này. Dận Chân bấm huyệt, ngăn không cho máu thổ ra ngoài nữa. Chàng lấy trong túi áo lọ thuốc cầm chừng cho quãng thời gian đi kinh lý.

-Thiếu nha đầu đó, thiếu đủ điều. – Dận Chân trút thuốc ra tay. – Đến đây làm gì ?

Dận Chân nuốt viên thuốc ấy, dùng nước tan ra từ tuyết để làm trôi viên thuốc xuống ruột. Chàng thở ra một hơi, ngồi bệt xuống cạnh gốc cây. Thuốc này giúp ngăn bệnh nhưng trước khi ngấm vào máu, nó sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Dận Chân gác tay lên trán, nhìn vầng trăng bạc đang sáng rực giữa trời.

-Minh Nguyệt. – Dận Chân lầm bầm. – Lý Minh Nguyệt.

Đông Triều bảo tên thật của nàng là Lý Minh Nguyệt, ám chỉ vầng trăng trên kia. Nàng nói sở dĩ cha nàng đặt tên nàng là mặt trăng vì hôm nàng sinh ra là ngày rằm nhưng chưa kịp nói là rằm tháng nào, ông ấy đã tắt thở.

-Tệ quá, nói lời cuối cùng cũng không xong. – Đông Triều thở dài.

Tại nơi này, nàng nhìn lên vầng trăng, cũng nhớ về ngày cha mình qua đời. Rồi nàng nghĩ về Dận Chân, đường đến nơi kinh lý đầy cạm bẫy, chông gai, thân mang trọng bệnh, sợ Dận Chân sẽ gặp nguy hiểm. Nghĩ vậy, Đông Triều lại tự an ủi mình :

-Huynh ấy còn thọ mà, không sao đâu.

Ngoài song cửa, Hắc Hổ mang thư của Huệ Đạt trở về. Đông Triều lấy thư. Nàng thưởng cho Hắc Hổ miếng bánh đặc chế cho mèo, vuốt ve nó, để nó trở về ổ với Tuyết. Nàng bóc thư ra xem. Trong thư bảo rằng đã rõ nhưng đang tìm cách đáp ứng yêu cầu của nàng, có vài dòng trách móc tại sao nàng bắt ông ta làm vậy mà chả giải thích gì cả.

-Xin lỗi nhé. – Đông Triều cất thư vào hộp.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK