Huống hồ, trong thông báo của Hi Vọng Mới đã nói, họ đã là ngành công nghiệp cũ kĩ, sắp tàn.
Thế nào là ngành công nghiệp cũ kỹ?
Đương nhiên chính là những ngành không còn sống được lâu nữa. Bây giờ những ngành nhìn thì có vẻ kiếm được tiền, nhưng một khi cải cách thì lại phá sản trong chớp mắt.
Trong lịch sử, đã có vô số những công ty như vậy, rất nhiều công ty đang phát triển mạnh nhưng vì trở mình không kịp nên trở thành hoa tàn cuối ngày.
Hai chủ quản tài chính, sau khi hết phiên giao dịch cũng bị quản lý cấp cao của thế lực ngầm gọi tới, mắng cho không biết giấu mặt vào đâu.
Mấy chục tỷ đưa cho các ông, thế mà còn không phá được giá sàn, thì các ông còn có tác dụng gì?
Hai chủ quản tài chính cũng đầy bất bình. Số Blue-chip mà đối phương thu thập được nhiều vô kể, bình thường mấy chục tỷ có thể đủ để kiểm soát giá cổ phiếu của rất nhiều công ty, nhưng trong cuộc đối đầu quy mô lớn như vậy vốn dĩ chỉ như muối bỏ biển.
Theo tính toán của họ, muốn nâng giá cổ phiếu thì ít nhất cũng phải có từ 300 tỷ trở lên.
Con số này, chưa kể đến chủ quản tài chính cảm thấy quá lớn mà để quản lý cao cấp của thế lực ngầm nghe thấy thế cũng thầm run rẩy.
300 tỷ?
Những công ty mà họ nắm trong tay cộng lại cũng có mấy ngàn tỷ, thậm chí gần chục ngàn tỷ.
Nhưng như thế thì sao?
Tài sản không phải tiền mặt, huống hồ rất nhiều công ty họ chỉ tham gia vào ban lãnh đạo, chứ không có nghĩ đó là công ty của họ.
Một số quyết sách bình thường thì có thể thao túng bằng những kẻ gián điệp này, nhưng khi liên quan đến lợi ích căn bản thì lại không hữu ích cho lắm.
Nhất là khi cần động đến quyền lực của đại hội cổ đông thì đa số phiếu tán thành của thành viên hội đồng quản trị chỉ là một con số nhỏ so với toàn bộ cổ đông mà thôi.
Hơn 90% vốn chủ sở hữu của nhiều công ty nhỏ đều lưu thông trên thị trường thứ cấp.
Họ chỉ để lại khoảng 10% ở nội bộ công ty, những quyết sách thông thường cũng đều dựa vào phần nhỏ cổ phần này.
Nhưng nếu thật sự có người mua sạch thị trường thứ cấp thì 10% của họ chỉ là thứ vớ vẩn. Nhưng khi không ai mua thì mới là giống như kiểu trên núi không có hổ thì khỉ được làm vua vậy.
“Ông chắc chắn là cần ít nhất 300 tỷ?”, một quản lý cao cấp của thế lực ngầm nặng nề nói.
“Đúng vậy, theo quan sát và tính toán của chúng tôi, trong thời gian này, họ đã mua ít nhất 200 tỷ Blue-chip trên thị trường thứ cấp. Bây giờ họ đang bán tháo Blue-chip, chúng ta khớp lệnh, tình hình hoàn toàn ngược lại với trước đây. Nếu Hi Vọng Mới thật sự muốn kìm hãm giá cổ phiếu của chúng ta, vừa bán, vừa mua, 200 tỷ chip cũng đủ để thị trường biến động rất nhiều lần. Cho nên, 300 tỷ chỉ là con số ước tính một cách dè dặt”, một ông chủ quản tài chính nói.
Nghe những lời này, sắc mặt của quản lý cấp cao trong thế lực ngầm càng trở nên u ám.
Kể cả 300 tỷ cũng chưa chắc đã đủ?
Nhưng nếu không giải quyết thì giá cổ phiếu của công ty sẽ không biết giảm đến mức nào nữa, đến lúc đó càng bị động.
Điều quan trọng nhất là không có cách nào giải thích với cổ đông.
Ngoại trừ một số công ty quy mô trung bình bị họ hoàn toàn khống chế thì những công ty khác đều dựa vào sự tham gia của thành viên hội đồng quản trị là chính.
Một khi cổ đông nhỏ cảm thấy không hài lòng, bắt đầu gây khó dễ thì vai trò của cuộc họp hội đồng quản trị cũng bị hạn chế.
Có khi đại hội cổ đông vừa kết thúc thì thành viên hội đồng quản trị đều bị vạch tội, đến lúc đó sự vất vả của chúng trong nhiều năm nay cũng bằng không.
Cho nên những người này muốn ổn định giá cổ phiếu không hoàn toàn vì muốn rút tiền mà càng hi vọng quản lý cao cấp có thể duy trì trạng thái ổn định này.
“300 tỷ này, chúng tôi sẽ nghĩ cách nhanh chóng gom lại trước khi mở phiên giao dịch vào ngày mai. Ít nhất sẽ có 100 tỷ trước, trong vòng ba ngày bắt buộc phải bình ổn giá cổ phiếu, tuyệt đối không thể xuất hiện tình trạng xuống dốc không phanh, rõ chưa! Nếu không làm được thì các ông cũng không cần đến gặp tôi nữa!”, quản lý cấp cao của thế lực ngầm tức giận nói.
Hai ông chủ quản tài chính vội vàng đồng ý rồi rời đi ngày.
Đừng thấy họ đồng ý chắc nịch như vậy nhưng thật ra sau khi ra khỏi phòng làm việc thì đều tỏ ra vô cùng buồn phiền.
100 tỷ, còn không so được với số Blue-chip trong tay đối phương thì làm sao có thể bình ổn giá cổ phiếu.
Cuộc đối đầu như thế này sợ nhất là chiến thuật thêm dầu vào lửa.
Hoặc là ông chi số tiền lớn một lần, nhanh chóng, trực tiếp đánh cho đối phương tan tác. Hoặc là ngồi nhìn đối phương tạo ra sóng gió.
Một ngày cho 100 tỷ, đến cuối cùng thì vẫn bỏ vốn 300 tỷ nhưng không biết đã đánh bao nhiêu vòng, khiến người ta khó thở rồi.
Đối với cuộc chiến trên thị trường thứ cấp thì hai chủ quản tài chính này không có một chút tự tin nào.
Đến ngày thứ hai, 100 tỷ được chuyển vào tài khoản như đã hứa và hứa thêm trước khi kết thúc phiên giao dịch vào buổi chiều lại có thêm 70 tỷ nữa.
Tuy nhiên, khi 170 tỷ được rót vào thì vẫn không ngăn được cổ phiếu bị ghim tại giá sàn.
Bởi vì ngoài Blue-chip của Vương Vũ Hành thì bây giờ đã thêm rất nhiều lệnh ăn theo.
Có thể là những quỹ quy mô lớn sẽ không rút nhanh được vì lượng tiền quá lớn, nhưng những nhà đầu tư nhỏ lẻ thì không như vậy. Trong tay họ có mấy lô, mười mấy lô, một tài khoản có thể mua khoảng 10 ngàn tệ thì đã coi là nhiều rồi.
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ như vậy không quan tâm đến người khác, cách làm cơ bản của họ là tăng thì đuổi theo mà giảm thì bán ra.
Một khi cổ phiếu nào đó có thông tin tiêu cực thì những người bán nhỏ lẻ này chạy nhanh nhất. Họ chưa từng cân nhắc đến tin thật hay giả, ảnh hưởng về sau như thế nào.
Một nhà đầu tư bán lẻ mấy ngàn tệ, mấy chục ngàn tệ, cũng không chẳng đáng mấy phần trong 170 tỷ.
Nhưng ông không thể chống lại quá nhiều người đâu!
Giống như kiến giết voi, một nhà đầu tư bán lẻ 10 ngàn, một trăm người thì chính là 1 triệu, 10 ngàn người thì chính là 100 triệu. Mà số lượng các nhà đầu tư bán lẻ trong thị trường cấp hai nào chỉ có năm con số?
Cho dù chỉ có 20 đến 30 tỷ lệnh ăn theo, cũng sẽ khiến mọi thứ thay đổi rất lớn.
Mà đến ngày thứ ba, số tiền đổ vào thị trường thứ cấp đã đạt hơn 300 tỷ.
Nhưng giá cổ phiếu vẫn lưu lại ở vị trí giá sàn.
Quản lý cao cấp của thế giới ngầm nhìn thấy cảnh này thì tức đến nổ phổi. Đã cho các ông 300 tỷ rồi mà vẫn không phá được giá sàn, các ông còn sống làm gì!
Đội ngũ tài chính khổ sở mà không thể nói.
Quản lý cao cấp rất thành thục việc thâm nhập vào các công ty khác nhưng hiểu biết về thị trường tài chính lại rất hời hợt. Nào có hiểu được chiến thuật thêm dầu vào lửa là điều cấm kị lớn nhất trong những cuộc đối đầu này.
Nhưng họ không có cách nào để nói, chỉ có thể ngậm mồm chịu trận.
Tuy nghiên, khi ông là người mua thì không còn cách nào khác, chỉ có thể dùng tiền thật để mua Blue-chip.
Bây giờ tiêu hết tiền rồi thì khác gì tay không tấc sắt mà bắt giặc.
Và điều khiến chúng đau đầu nhất là đúng như dự đoán, Vương Vũ Hành vừa mua, vừa bán tranh giành Blue-chip với chúng.
Số Blue-chip hôm qua giành lại được, ngày hôm nay sẽ bị ép chết trên bảng giá sàn, đồng thời lại tiếp tục mua sạch chip.
Thị trường chứng khoán luôn là ưu tiên trên số lượng tiền. Ông mua 10 ngàn lô một lần, thì người mua 9 ngàn sẽ xếp sau ông. Đây là lý do tại sao những đơn lớn ghim cứng ở giá sàn thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng không bán ra được, lệnh của ông không to bằng lệnh của người ta.
Bị Vương Vũ Hành hành cho tan tác, đội ngũ tài chính của thế lực ngầm căn bản không có giải pháp nào tốt hơn.
Bây giờ lệnh bán chiếm ưu thế tuyệt đối, họ muốn mua thì cũng không có nhiều tiền như thế.
Sở dĩ, Vương Vũ Hành không ngừng xoay vòng tiền ra trận để xử lý ông là vì ông đang khớp lệnh, nhưng họ lại không khớp lệnh tiếp, đôi khi có những nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc vốn lưu động nhỏ không chịu nhìn nhận tình hình muốn đấu tranh để lật ngược tình thế nhưng gần như không thể giúp đỡ được nhiều.
Do đó, chủ quản tài chính chỉ có thể tiếp tục yêu cầu sự giúp đỡ từ quản lý cao cấp, tiếp tục hỗ trợ về tài chính.
Quản lý cao cấp của thế lực ngầm cũng nhận ra rằng mấy ngày nay, thị trường thứ cấp cũng đang bị đe dọa, nếu không có lấy một thứ áp chế thì thật sự không thể có kết quả tốt.
Chúng không có cách nào, nên chỉ đành tìm đổ mọi cách huy động tiền từ những chỗ khác ném vào thị trường thứ cấp từng khoản một.
Nhưng, điều thật sự khiến chúng thay đổi sắc mặt không phải do thị trường thứ cấp như cái động không đáy nuốt chửng một lượng lớn tiền mà mấy công ty của họ đột nhiên bị bao vây và đàn áp.
Cách thức bao vây và đàn áp của nhà họ Hoắc đối với Hi Vọng Mới vô cùng mãnh liệt, chính là nhờ vào sức ảnh hưởng của nhà họ Hoắc khiến tất cả mọi người đều không muốn làm ăn với ông.
Mà cách thức bao vây và đàn áp của Hi Vọng Mới thì xem ra có vẻ ôn hòa hơn nhiều.
Họ không bắt những người khác không được hợp tác với ông, nhưng mấy công ty này đột nhiên phát hiện ra rằng chi phí hoạt động của họ đã tăng lên trong hoạt động kinh doanh thường ngày.
Khi hỏi những nhân viên cấp dưới thì mới biết, mấy tuần gần đây, các nhà cung cấp đều đột nhiên tăng giá.
Họ không nhằm vào ai mà là những nhà cung cấp này đều được Hi Vọng Mới tiếp xúc và lôi kéo họ vào thế cục này.
Hi Vọng Mới đưa ra tiêu chuẩn rất cao, theo công nghệ hiện hành của họ thì hoàn toàn không đạt chuẩn.
Muốn đạt chuẩn thì bắt buộc cải cách trình độ công nghệ, mà chính điều này đã khiến giá thành tăng lên.