Ngoài khoảng thời gian huấn luyện phải mặc đồng phục, các thành viên nữ của 1942 thường mặc những bộ váy, quần áo như bao cô gái khác. Nhưng hôm nay, ai cũng diện lên mình bộ lễ phục đẹp nhất, trên tay mỗi người là bông hoa hồng đỏ tươi. Một lát nữa thôi, họ sẽ mang bông hồng xinh đẹp đó tặng một người thanh niên tuấn tú ở quảng trường Prague.
Ánh mặt trời tháng Mười chiếu một góc xiên vừa đẹp, Hứa Qua đang đứng trên cây cầu Charles cổ kính phóng tầm mắt nhìn bầu trời trong xanh trên quảng trường Prague. Cô đã đứng ở đây rất lâu rồi. Ánh nắng ấm áp rọi chếch xuống đỉnh đầu giúp cô xác định thời gian đã khoảng giữa trưa.
Cả quảng trường được phủ bởi màu đỏ của những bông hồng trên tay các cô gái của 1942. Trong không gian màu đỏ rực rỡ ấy, nhà lãnh đạo thứ hai của 1942 trao huân chương đặc biệt hình hoa hướng dương lên vai trái của nhà lãnh đạo mới kế nhiệm. Đây chính là nghi thức chuyển giao quyền lực của tổ chức.
Qua màn hình lớn trên quảng trường, Hứa Qua nhìn thấy hàng ghế đại biểu đầu tiên, đó là những 'bô lão' từ những ngày đầu của 1942, bên cạnh đó là hàng ghế dành cho khách quý của các quan chức chính phủ Cộng hoà Séc. Điều này biểu hiện điều gì, đương nhiên chính là kỳ vọng nhà lãnh đạo mới lên sẽ cố gắng hết sức duy trì chính sách ngoại giao hoà bình, bác ái giữa các phe phái.
Trên diện tích 78,866km vuông của Cộng hoà Séc có một khu vực đặc biệt. Khu vực rộng 400km vuông này nằm trên vùng giáp danh biên giới Séc và Áo, trước đây nó thuộc quyền sở hữu của một quý tộc Ireland. Trước khi Liên bang Xô Viết tan rã, vùng đất 400km vuông ấy vẫn thuộc về người quý tộc Ireland. Hơn nửa đời ông gắn bó với mảnh đất xinh đẹp ấy, nơi ông dựng lên một lâu đài với kiến trúc theo kiểu pháo đài La Mã cổ đại, hệ thống kênh đào, thuỷ lợi phục vụ cuộc sống tự cung tự cấp. Bên trong khuôn viên lâu đài còn có những con đường xinh đẹp và một vườn nho rất rộng.
Trước khi qua đời, người quý tộc Ireland ấy đã lập di chúc, tặng toàn bộ diện tích 400km cho tổ chức 1942, và 1942 đã theo ý nguyện của ông mà dời trụ sở chính tới đó.
400km vuông ấy sau khi Liên Xô tan rã vốn được chia về cho Cộng hoà Séc. Nhưng vì chính phủ Séc thiếu các văn bản quan trọng chứng minh quyền sở hữu nên họ chỉ có thể trơ mắt nhìn chỗ đất đắc địa kia trở thành đại bản doanh của 1942.
Nhiều năm đã qua nhưng chính phủ Séc vẫn không từ bỏ, tìm cách đòi lại phần đất kia. Dạo gần đây, họ còn không ngừng gây hấn lớn nhỏ với 1942. Chỉ là tất cả những xích mích ấy đều được nhà lãnh đạo mới của 1942 nỗ lực dung hoà, chủ trương duy trì sự hoà bình, phát triển cho hai bên.
Việc chính phủ Séc cho phép tổ chức 1942 tiến hành nghi lễ đặc biệt tại quảng trường trung tâm của thủ đô, lại còn cử đại diện của mình tham dự buổi lễ là điều mà không ai có thể tưởng tượng được. Chính vì vậy, các thành viên của 1942 càng thêm tự hào về nhà lãnh đạo mới của họ: Không có gì có thể làm khó được màu lam Lucifer của chúng ta.
Nhà lãnh đạo thứ ba của 1942 tên khai sinh là Artenza Part, nhiều người biết đến anh qua cái tên khác là Lệ Liệt Nông. Trước đó, anh được gọi là Hứa Thuần.
Khi mọi người gọi anh là Hứa Thuần, anh vẫn là "người kia" trong lòng Hứa Qua.
Hứa Qua đã cùng anh đi qua cả ba giai đoạn gắn với ba cái tên, dù đó là Hứa Thuần, Artenza Part hay Lệ Liệt Nông. Trong lòng Hứa Qua, "người kia" có một cái tên độc nhất vô nhị mà chưa một ai ngoài cô gọi anh: Artenza.
Hiện tại, chàng trai trẻ anh tuấn đang đứng trên quảng trường kia, được cả chục nghìn người vây xung quanh, nhiệt liệt ủng hộ là hôn phu của cô. Giây phút này, lòng cô đầy ắp sự tự hào nhưng vẫn xuất hiện một chút phiền muộn vì từ nay về sau, anh sẽ thuộc về nhiều người khác nữa.
Người cuối cùng tặng hoa cho Lệ Liệt Nông là Isabel. Cô gái đó được nhà lãnh đạo tiền nhiệm đưa về từ Ireland khi còn là một đứa trẻ, là một hậu duệ của người Celt (2). Lúc mới về tổ chức, con bé chỉ là một nhóc đầu đinh xấu xí, giờ đây đã lột xác thành một thiếu nữ yêu kiều, duyên dáng.
Tặng bông hoa hồng tươi thắm xong, cô gái nhỏ tỏ ý muốn nói nhỏ gì đó với nhà lãnh đạo mới nhậm chức. Lệ Liệt Nông nghiêng đầu hơi cúi xuống, Isabel nhanh nhẹn kiễng mũi chân, dán đôi môi mình lên trán anh. Cô có thể đoán chắc Isabel đang rất hả hê, sung sướng vì đạt được mục đích của mình.
Cuối cùng, khi nhân viên hậu cần đặt những bông hoa hồng lên bậc thang ở khán đài, cả quảng trường theo phong cách Baroque (3) như bừng sáng bởi sắc đỏ của hoa hồng đỏ, khiến không gian rộng lớn trở nên kiều diễm và lãng mạn. Tiếng pháo chỉ thiên nhất loạt vang lên, kết thúc nghi thức chuyển giao quyền lực của tổ chức 1942.
Tiếng vỗ tay như sấm dậy nổi lên trên quảng trường. Tiếng vỗ tay vang dội chúc mừng tân lãnh đạo 1942 như một dải lụa sặc sỡ mang màu sắc vui vẻ theo gió thổi đến nơi Hứa Qua đang đứng. Cô ngửa cổ lên nhìn những toà tháp cổ kính, rồi lại cúi đầu nhìn hình ảnh phản chiếu của những toà tháp ấy trên mặt nước.
Ba ơi, ba không được thấy hình dáng trưởng thành của anh ấy mà ba từng hay nghĩ tới rồi. Dù hiện tại, cô đã biết được thân phận thật sự của ba mình, nhưng trong lòng cô, ông vẫn luôn là ông chủ tiệm kim khí ở Jerusalem.
Ông chủ tiệm kim khí đã ra đi mãi mãi ở đất nước Mexico.
Sau khi rời khỏi Jerusalem, bọn họ đến Mexico. Khi họ vừa đặt chân tới đó, đất nước ấy đang trong tình cảnh vô chính phủ mười bảy ngày. Một đêm nọ, một số trùm buôn ma tuý ở Mexico bị bắt đi, những kẻ buôn ma tuý ở đây liên hiệp lại với nhau, điên cuồng trả thù cảnh sát. Trong một buổi tối bọn chúng đã giết đến 80% số cảnh sát trực ban, không chỉ thế, chúng còn phong toả một nửa lãnh thổ Mexico, khống chế hơn nửa quảng trường trên lãnh thổ, chặt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài.
Mexico rơi vào cảnh vô chính phủ trong mười bảy ngày.
Lúc ấy, quảng trường nơi Hứa Qua ở gần cũng bị chiếm đóng bởi bọn buôn ma tuý Mexico. Tiếng súng văng vẳng bên tai cô suốt đêm ngày, thậm chí bọn chúng còn lên cơn nghiện giết người. Chỉ cần thấy ai đó không thuận mắt là chúng giết, nên mọi người đều sợ hãi trốn trong nhà, không dám bước ra khỏi cửa.
Khi đó, những kẻ man rợ bắt đầu đi gõ cửa từng nhà. Lúc ấy, những lời rỉ tai "Ông bố nhà ai bị giết", "Con gái nhà ai bị bắt đi", "Bà mẹ nhà kia bị phơi đầu giữa đường" xuất hiện khắp mọi nơi.
Đêm thứ mười Mexico vô chính phủ, Hứa Qua được hoá trang thành một cậu bé người Mexico, cả nhà họ được mười người lạ mặt dẫn đi, rời khỏi khu vực quảng trường ấy. Nhưng trên đường đi, bọn họ đi vào tầm ngắm bắn của bọn buôn ma tuý. Hứa Qua được dặn nằm chắc trên ghế của chiếc minibus, và lúc đó, cô được nhìn thấy 'ngón nghề' của ông chủ tiệm kim khí. Cái gì mà chỉ là một người đứng tuổi ưa thích sự thanh tao, hoá ra không chỉ có dì Mai lừa cô, mà cả Artenza cũng vậy.
Trong tiếng súng vang lên không dứt, sau khi bàn lại kế hoạch phòng thủ để thoát thân, ông chủ tiệm kim khí nói một câu cuối cùng với phòng tuyến rồi những viên đạn bắn ra từ khẩu súng trên tay ông chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Những viên đạn ấy chính xác nhắm thẳng đến những tay súng tấn công nãy giờ. Viên đạn cuối cùng của ông như một điều kì diệu, trực tiếp bắn trúng bình xăng của chiếc xe đang đuổi theo họ. Chiếc xe mất lái lao thẳng vào một trạm xăng bên đường và gây ra một vụ nổ long trời lở đất, ngăn cản bọn chúng truy kích chiếc minibus.
Trong ánh lửa rực sáng bầu trời, Hứa Qua nhìn thấy nụ cười rạng rỡ mà cô chưa từng thấy qua trên khuôn mặt ông chủ tiệm kim khí.
Khi được nâng lên chiếc trực thăng, toàn thân ông chủ tiệm kim khí đều là máu. Câu cuối cùng ông nói với cô chính là: "Nếu giờ ba nói, chiếc huy chương SEAL (4) mà con nhặt được lúc ấy thực ra là của ba, con có phải sẽ tức giận lắm không?"
Hứa Thiệu Dân, một thành viên bí mật của 1942 là một đặc nhiệm của đội quân tinh nhuệ nhất thế giới: Nhóm triển khai chiến tranh đặc biệt Hải quân Mỹ. Sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chống khủng bố cùng đồng đội, ông đã xuất ngũ với chiếc huy chương danh dự nhất.
Sau khi xuất ngũ, ông dùng những kĩ năng, kiến thức tích luỹ ở SEAL huấn luyện cho các thành viên mới của 1942. Và rồi ông được giao nhiệm vụ quan trọng nhất đời mình: Trở thành huấn luyện viên riêng cho nhà lãnh đạo tương lai của 1942.
Mãi đến ngày cử hành tang lễ cho ông chủ tiệm kim khí, Hứa Qua mới được nghe đầu đuôi câu chuyện từ dì Mai. Hốc mắt dì hồng hồng, dì ôm lấy Hứa Qua, kể lại cho cô câu chuyện dài như một đời người.
Một ngày kia, khi Hứa Qua biết đến 1942, cô đã hiểu vì sao mình phải chuyển nhà nhiều như vậy. Hoá ra theo truyền thống của 1942, người đứng đầu tổ chức trước khi trưởng thành không thể công khai thân phận của mình. Không chỉ vậy, người đó còn phải sống ở những nơi có hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
Thân phận thật sự của dì Mai là một thành viên bí mật của tổ chức 1942 được cài vào Tổng cục an ninh Anh (5), sau năm năm, dì thành công tiến vào đơn vị MI-6. Sau khi nghỉ ở MI6, dì truyền lại các kinh nghiệm điều tra, phân tích và truyền tin cho nhà lãnh đạo tương lai của 1942, cùng Hứa Thiệu Dân cộng tác nuôi dưỡng Hứa Thuần.
Vào ngày đưa tang ông chủ tiệm kim khí, có cả hàng nghìn người đến tiễn đưa ông. Một nửa số họ đã từng được ông huấn luyện, hiện tại đều là những con người trung kiên của tổ chức 1942. Trong lễ tang, Hứa Qua bắt gặp một đôi mắt quen thuộc. Chủ nhân của đôi mắt ấy là một chàng thanh niên trẻ khoảng 20 tuổi. Khuôn mặt anh ấy tràn ngập bi thương, qua cả nghìn bóng người mặc đồ đen, ánh mắt ấy ngóng nhìn cô mãi. Cô cũng nhìn lại anh, miệng mấp máy nhưng cái gì cũng không nói nên lời, càng lúc càng có nhiều người che khuất tầm nhìn của cô.
Đôi lúc Hứa Qua lại nhớ đến cảnh cô tìm kiếm đôi mắt trong đám người đông đúc ấy, nhưng anh ấy đã biến mất không biết tung tích.
Chiếc thuyền nhỏ chở tro cốt ba cô chạy trên dòng sông Vltava (6), bắc ngang qua sông Vltava là cây cầu Charles cổ kính. Khi còn là một người thanh niên anh tuấn, ba đã ra đi từ câu cầu này, sau đó ông mãi mãi không có cơ hội quay lại ngôi nhà mà ông luôn tưởng niệm trong lòng.
Khi chiếc thuyền nhỏ đi qua dưới cầu Charles, tro cốt ba được rải xuống dòng sông Vltava hiền hoà. Khi chiếc thuyền đi sang phía bên kia cầu, hũ sành đựng tro đã rỗng tuếch. Đứng trên thuyền, Hứa Qua bật khóc.
Dì Mai ôm chặt bả vai đang run rẩy không ngừng của cô, bà nhìn Lệ Liệt Nông: "Artenza..."
Anh vòng tay ôm lấy cô, gắt gao ôm cơ thể đang run rẩy vào ngực. Giờ anh đã có vòng tay vững chãi của một người đàn ông, cũng như ý chí sắt đá của một nhà lãnh đạo tương lai.
Một tuần sau, dưới sự chứng kiến của dì Mai, Hứa Qua và Lệ Liệt Nông đính hôn. Nhẫn là do dì Mai chọn cho họ. Giây phút anh luồn chiếc nhẫn vào ngón tay cô, Hứa Qua đã thực hiện được ước nguyện trong một nghìn lẻ một đêm ở thành cổ Jerusalem.
Giống như lời của những người mẹ Palestine kể cho những đứa con: Cô gái muốn sánh vai cùng người yêu, cùng anh vượt qua những chông gai của cuộc đời, đến khi anh thành công, trở thành người tài giỏi xuất chúng, sống một cuộc sống vương giả.
Khi phát pháo thứ hai vang lên, Hứa Qua đi sang phía bên kia mạn cầu Charles. Khi mặt trời lặn, cô trở lại nơi ở của mình và Lệ Liệt Nông, là một căn phòng nhỏ trong toà nhà cạnh sông Vltava. Đó là căn phòng mẹ anh để lại cho anh.
Căn hộ chung cư ấy khá cũ, nóc nhà với mái ngói hồng sau một thời gian dài dầm mưa dãi nắng đã mất đi màu sắc tươi đẹp ban đầu. Cầu thang được thiết kế theo kiểu xoắn tròn, đã lâu không được tu sửa nên mỗi bước chân đều có thể nghe thấy tiếng gỗ phát ra âm thanh kẽo kẹt.
Căn hộ của hai người nằm ở tầng hai, mở cửa sổ là có thể nhìn thấy dòng nước êm đềm của sông Vltava. Đây cũng là nơi dừng chân của Lệ Liệt Nông và Hứa Qua tại Prague. Phần lớn thời gian, cửa chính của căn hộ đều đóng chặt. Lệ Liệt Nông và cô trong mắt cư dân ở đây không khác gì một cặp đôi đang trong thời kì yêu đương nồng nhiệt. Một số thành viên 1942 cũng nghĩ như vậy, bọn họ cho rằng Hứa Qua và Lệ Liệt Nông đã sớm ở chung một chỗ. Đúng là hai người ở chung một chỗ thật, nhưng trong căn hộ này, cô và anh chia phòng.
Hứa Qua thầm hy vọng trong lòng một ngày nào đó, hai chiếc giường đơn trong căn hộ sẽ biến thành một chiếc giường đôi. Nhưng Lệ Liệt Nông chưa nói đến, Hứa Qua cũng ngại đề cập. Cô không thể lại mất mặt lần nữa. Hứa Qua trước mặt Lệ Liệt Nông đã mất mặt vô số lần rồi. Lần đầu tiên hôn môi, hay lần đầu tiên thân mật đều là do cô mặt dày mày dạn đề nghị.
Không gian trong căn hộ không lớn, phòng cô và phòng anh mỗi người một bên trái phải, phòng bếp và toilet ở ngay cạnh cửa chính, phòng khách ở gần ô sổ hình vuông. Hứa Qua không bật đèn mà trực tiếp mở TV. Âm thanh và hình ảnh của bản gốc bộ phim Huyền thoại mùa thu trực tiếp phát ra. Hứa Qua cực ky thích bộ phim này cũng như nhạc phim, vừa hào hùng vừa thê lương.
Về điểm này thì dì Mai luôn nói cô là: "Tại sao con lại có thể thích cái thể loại nghệ thuật dành cho người cao tuổi thế nhỉ?"
Dì Mai nói đúng, Hứa Qua cực kì chấp nhất với những bộ phim nhựa (7), một phần nguyên nhân bắt nguồn từ sở thích và câu nói của ông chủ tiệm kim khí. Ba từng nói với cô rằng, chờ đến khi về hưu, ông sẽ bắt chước vị thượng uý trong phim, mua một nông trường ở Montana rồi sống như những người cao bồi ở đó.
Trong không gian tối tăm, giai điệu du dương của bộ phim khiến cô buồn ngủ. Khi Hứa Qua đang thiếp đi, bỗng có người bật đèn, nhẹ nhàng đi đến trước mặt cô. Cô không mở mắt, chỉ nhẹ gọi một tiếng "Artenza", nơi này làm gì có người nào khác ngoài anh chứ.
Tiếng cười vui sướng khi thấy người khác gặp hoạ vang lên, Hứa Qua nhanh chóng mở to mắt. Đầu tiên, tay cô chộp lấy khẩu súng rồi bật người dậy, một khuôn mặt đang kề ngay sát cô.
Khi nhìn rõ người đang đứng đó, cô im lặng thu súng lại, tức giận nói: "Tại sao cô lại ở đây?"
Người cười sung sướng khi thấy người khác rơi vào tình cảnh xấu hổ chính là cô gái tặng hoa cuối cùng, Isabel. Một cô nhóc tuỳ tiện hôm nay lại trang điểm tỉ mỉ ngồi xuống ngay cạnh Hứa Qua, hả hê tuyên bố: "Là Artenza Part cho tôi tới đấy."
Isabel giống hệt Hứa Qua ngày xưa, ngây thơ hồn nhiên đến đáng thương, lúc nào cũng tưởng mình thông thái lắm, thích ganh đua hơn kém.
"Phòng của cô ở bên trái, còn phòng của anh ấy ở bên phải." Cô nàng đắc ý dào dạt: "Điều này khiến tôi rất vui."
Thật là ngây thơ.
Hứa Qua nhếch môi: "Nhưng chúng tôi đã lên giường rồi."
- -
Nhân vật Isabel và bộ phim Huyền thoại mùa thu đã từng được nhắc đến trong nha! Mọi người có thể tìm hiểu thêm về bộ phim Huyền thoại mùa thu, vì chương sau có nhắc đến một chút!
Chả hiểu sao tớ cảm giác từ đầu truyện đến giờ toàn ngược nặng ngược nhẹ Tiểu Qua. Và sắp tới đây thì Hứa Qua tiếp tục bị ngược "tả tơi" ạ:
Ánh mặt trời tháng Mười chiếu một góc xiên vừa đẹp, Hứa Qua đang đứng trên cây cầu Charles cổ kính phóng tầm mắt nhìn bầu trời trong xanh trên quảng trường Prague. Cô đã đứng ở đây rất lâu rồi. Ánh nắng ấm áp rọi chếch xuống đỉnh đầu giúp cô xác định thời gian đã khoảng giữa trưa.
Cả quảng trường được phủ bởi màu đỏ của những bông hồng trên tay các cô gái của 1942. Trong không gian màu đỏ rực rỡ ấy, nhà lãnh đạo thứ hai của 1942 trao huân chương đặc biệt hình hoa hướng dương lên vai trái của nhà lãnh đạo mới kế nhiệm. Đây chính là nghi thức chuyển giao quyền lực của tổ chức.
Qua màn hình lớn trên quảng trường, Hứa Qua nhìn thấy hàng ghế đại biểu đầu tiên, đó là những 'bô lão' từ những ngày đầu của 1942, bên cạnh đó là hàng ghế dành cho khách quý của các quan chức chính phủ Cộng hoà Séc. Điều này biểu hiện điều gì, đương nhiên chính là kỳ vọng nhà lãnh đạo mới lên sẽ cố gắng hết sức duy trì chính sách ngoại giao hoà bình, bác ái giữa các phe phái.
Trên diện tích 78,866km vuông của Cộng hoà Séc có một khu vực đặc biệt. Khu vực rộng 400km vuông này nằm trên vùng giáp danh biên giới Séc và Áo, trước đây nó thuộc quyền sở hữu của một quý tộc Ireland. Trước khi Liên bang Xô Viết tan rã, vùng đất 400km vuông ấy vẫn thuộc về người quý tộc Ireland. Hơn nửa đời ông gắn bó với mảnh đất xinh đẹp ấy, nơi ông dựng lên một lâu đài với kiến trúc theo kiểu pháo đài La Mã cổ đại, hệ thống kênh đào, thuỷ lợi phục vụ cuộc sống tự cung tự cấp. Bên trong khuôn viên lâu đài còn có những con đường xinh đẹp và một vườn nho rất rộng.
Trước khi qua đời, người quý tộc Ireland ấy đã lập di chúc, tặng toàn bộ diện tích 400km cho tổ chức 1942, và 1942 đã theo ý nguyện của ông mà dời trụ sở chính tới đó.
400km vuông ấy sau khi Liên Xô tan rã vốn được chia về cho Cộng hoà Séc. Nhưng vì chính phủ Séc thiếu các văn bản quan trọng chứng minh quyền sở hữu nên họ chỉ có thể trơ mắt nhìn chỗ đất đắc địa kia trở thành đại bản doanh của 1942.
Nhiều năm đã qua nhưng chính phủ Séc vẫn không từ bỏ, tìm cách đòi lại phần đất kia. Dạo gần đây, họ còn không ngừng gây hấn lớn nhỏ với 1942. Chỉ là tất cả những xích mích ấy đều được nhà lãnh đạo mới của 1942 nỗ lực dung hoà, chủ trương duy trì sự hoà bình, phát triển cho hai bên.
Việc chính phủ Séc cho phép tổ chức 1942 tiến hành nghi lễ đặc biệt tại quảng trường trung tâm của thủ đô, lại còn cử đại diện của mình tham dự buổi lễ là điều mà không ai có thể tưởng tượng được. Chính vì vậy, các thành viên của 1942 càng thêm tự hào về nhà lãnh đạo mới của họ: Không có gì có thể làm khó được màu lam Lucifer của chúng ta.
Nhà lãnh đạo thứ ba của 1942 tên khai sinh là Artenza Part, nhiều người biết đến anh qua cái tên khác là Lệ Liệt Nông. Trước đó, anh được gọi là Hứa Thuần.
Khi mọi người gọi anh là Hứa Thuần, anh vẫn là "người kia" trong lòng Hứa Qua.
Hứa Qua đã cùng anh đi qua cả ba giai đoạn gắn với ba cái tên, dù đó là Hứa Thuần, Artenza Part hay Lệ Liệt Nông. Trong lòng Hứa Qua, "người kia" có một cái tên độc nhất vô nhị mà chưa một ai ngoài cô gọi anh: Artenza.
Hiện tại, chàng trai trẻ anh tuấn đang đứng trên quảng trường kia, được cả chục nghìn người vây xung quanh, nhiệt liệt ủng hộ là hôn phu của cô. Giây phút này, lòng cô đầy ắp sự tự hào nhưng vẫn xuất hiện một chút phiền muộn vì từ nay về sau, anh sẽ thuộc về nhiều người khác nữa.
Người cuối cùng tặng hoa cho Lệ Liệt Nông là Isabel. Cô gái đó được nhà lãnh đạo tiền nhiệm đưa về từ Ireland khi còn là một đứa trẻ, là một hậu duệ của người Celt (2). Lúc mới về tổ chức, con bé chỉ là một nhóc đầu đinh xấu xí, giờ đây đã lột xác thành một thiếu nữ yêu kiều, duyên dáng.
Tặng bông hoa hồng tươi thắm xong, cô gái nhỏ tỏ ý muốn nói nhỏ gì đó với nhà lãnh đạo mới nhậm chức. Lệ Liệt Nông nghiêng đầu hơi cúi xuống, Isabel nhanh nhẹn kiễng mũi chân, dán đôi môi mình lên trán anh. Cô có thể đoán chắc Isabel đang rất hả hê, sung sướng vì đạt được mục đích của mình.
Cuối cùng, khi nhân viên hậu cần đặt những bông hoa hồng lên bậc thang ở khán đài, cả quảng trường theo phong cách Baroque (3) như bừng sáng bởi sắc đỏ của hoa hồng đỏ, khiến không gian rộng lớn trở nên kiều diễm và lãng mạn. Tiếng pháo chỉ thiên nhất loạt vang lên, kết thúc nghi thức chuyển giao quyền lực của tổ chức 1942.
Tiếng vỗ tay như sấm dậy nổi lên trên quảng trường. Tiếng vỗ tay vang dội chúc mừng tân lãnh đạo 1942 như một dải lụa sặc sỡ mang màu sắc vui vẻ theo gió thổi đến nơi Hứa Qua đang đứng. Cô ngửa cổ lên nhìn những toà tháp cổ kính, rồi lại cúi đầu nhìn hình ảnh phản chiếu của những toà tháp ấy trên mặt nước.
Ba ơi, ba không được thấy hình dáng trưởng thành của anh ấy mà ba từng hay nghĩ tới rồi. Dù hiện tại, cô đã biết được thân phận thật sự của ba mình, nhưng trong lòng cô, ông vẫn luôn là ông chủ tiệm kim khí ở Jerusalem.
Ông chủ tiệm kim khí đã ra đi mãi mãi ở đất nước Mexico.
Sau khi rời khỏi Jerusalem, bọn họ đến Mexico. Khi họ vừa đặt chân tới đó, đất nước ấy đang trong tình cảnh vô chính phủ mười bảy ngày. Một đêm nọ, một số trùm buôn ma tuý ở Mexico bị bắt đi, những kẻ buôn ma tuý ở đây liên hiệp lại với nhau, điên cuồng trả thù cảnh sát. Trong một buổi tối bọn chúng đã giết đến 80% số cảnh sát trực ban, không chỉ thế, chúng còn phong toả một nửa lãnh thổ Mexico, khống chế hơn nửa quảng trường trên lãnh thổ, chặt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài.
Mexico rơi vào cảnh vô chính phủ trong mười bảy ngày.
Lúc ấy, quảng trường nơi Hứa Qua ở gần cũng bị chiếm đóng bởi bọn buôn ma tuý Mexico. Tiếng súng văng vẳng bên tai cô suốt đêm ngày, thậm chí bọn chúng còn lên cơn nghiện giết người. Chỉ cần thấy ai đó không thuận mắt là chúng giết, nên mọi người đều sợ hãi trốn trong nhà, không dám bước ra khỏi cửa.
Khi đó, những kẻ man rợ bắt đầu đi gõ cửa từng nhà. Lúc ấy, những lời rỉ tai "Ông bố nhà ai bị giết", "Con gái nhà ai bị bắt đi", "Bà mẹ nhà kia bị phơi đầu giữa đường" xuất hiện khắp mọi nơi.
Đêm thứ mười Mexico vô chính phủ, Hứa Qua được hoá trang thành một cậu bé người Mexico, cả nhà họ được mười người lạ mặt dẫn đi, rời khỏi khu vực quảng trường ấy. Nhưng trên đường đi, bọn họ đi vào tầm ngắm bắn của bọn buôn ma tuý. Hứa Qua được dặn nằm chắc trên ghế của chiếc minibus, và lúc đó, cô được nhìn thấy 'ngón nghề' của ông chủ tiệm kim khí. Cái gì mà chỉ là một người đứng tuổi ưa thích sự thanh tao, hoá ra không chỉ có dì Mai lừa cô, mà cả Artenza cũng vậy.
Trong tiếng súng vang lên không dứt, sau khi bàn lại kế hoạch phòng thủ để thoát thân, ông chủ tiệm kim khí nói một câu cuối cùng với phòng tuyến rồi những viên đạn bắn ra từ khẩu súng trên tay ông chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Những viên đạn ấy chính xác nhắm thẳng đến những tay súng tấn công nãy giờ. Viên đạn cuối cùng của ông như một điều kì diệu, trực tiếp bắn trúng bình xăng của chiếc xe đang đuổi theo họ. Chiếc xe mất lái lao thẳng vào một trạm xăng bên đường và gây ra một vụ nổ long trời lở đất, ngăn cản bọn chúng truy kích chiếc minibus.
Trong ánh lửa rực sáng bầu trời, Hứa Qua nhìn thấy nụ cười rạng rỡ mà cô chưa từng thấy qua trên khuôn mặt ông chủ tiệm kim khí.
Khi được nâng lên chiếc trực thăng, toàn thân ông chủ tiệm kim khí đều là máu. Câu cuối cùng ông nói với cô chính là: "Nếu giờ ba nói, chiếc huy chương SEAL (4) mà con nhặt được lúc ấy thực ra là của ba, con có phải sẽ tức giận lắm không?"
Hứa Thiệu Dân, một thành viên bí mật của 1942 là một đặc nhiệm của đội quân tinh nhuệ nhất thế giới: Nhóm triển khai chiến tranh đặc biệt Hải quân Mỹ. Sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chống khủng bố cùng đồng đội, ông đã xuất ngũ với chiếc huy chương danh dự nhất.
Sau khi xuất ngũ, ông dùng những kĩ năng, kiến thức tích luỹ ở SEAL huấn luyện cho các thành viên mới của 1942. Và rồi ông được giao nhiệm vụ quan trọng nhất đời mình: Trở thành huấn luyện viên riêng cho nhà lãnh đạo tương lai của 1942.
Mãi đến ngày cử hành tang lễ cho ông chủ tiệm kim khí, Hứa Qua mới được nghe đầu đuôi câu chuyện từ dì Mai. Hốc mắt dì hồng hồng, dì ôm lấy Hứa Qua, kể lại cho cô câu chuyện dài như một đời người.
Một ngày kia, khi Hứa Qua biết đến 1942, cô đã hiểu vì sao mình phải chuyển nhà nhiều như vậy. Hoá ra theo truyền thống của 1942, người đứng đầu tổ chức trước khi trưởng thành không thể công khai thân phận của mình. Không chỉ vậy, người đó còn phải sống ở những nơi có hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
Thân phận thật sự của dì Mai là một thành viên bí mật của tổ chức 1942 được cài vào Tổng cục an ninh Anh (5), sau năm năm, dì thành công tiến vào đơn vị MI-6. Sau khi nghỉ ở MI6, dì truyền lại các kinh nghiệm điều tra, phân tích và truyền tin cho nhà lãnh đạo tương lai của 1942, cùng Hứa Thiệu Dân cộng tác nuôi dưỡng Hứa Thuần.
Vào ngày đưa tang ông chủ tiệm kim khí, có cả hàng nghìn người đến tiễn đưa ông. Một nửa số họ đã từng được ông huấn luyện, hiện tại đều là những con người trung kiên của tổ chức 1942. Trong lễ tang, Hứa Qua bắt gặp một đôi mắt quen thuộc. Chủ nhân của đôi mắt ấy là một chàng thanh niên trẻ khoảng 20 tuổi. Khuôn mặt anh ấy tràn ngập bi thương, qua cả nghìn bóng người mặc đồ đen, ánh mắt ấy ngóng nhìn cô mãi. Cô cũng nhìn lại anh, miệng mấp máy nhưng cái gì cũng không nói nên lời, càng lúc càng có nhiều người che khuất tầm nhìn của cô.
Đôi lúc Hứa Qua lại nhớ đến cảnh cô tìm kiếm đôi mắt trong đám người đông đúc ấy, nhưng anh ấy đã biến mất không biết tung tích.
Chiếc thuyền nhỏ chở tro cốt ba cô chạy trên dòng sông Vltava (6), bắc ngang qua sông Vltava là cây cầu Charles cổ kính. Khi còn là một người thanh niên anh tuấn, ba đã ra đi từ câu cầu này, sau đó ông mãi mãi không có cơ hội quay lại ngôi nhà mà ông luôn tưởng niệm trong lòng.
Khi chiếc thuyền nhỏ đi qua dưới cầu Charles, tro cốt ba được rải xuống dòng sông Vltava hiền hoà. Khi chiếc thuyền đi sang phía bên kia cầu, hũ sành đựng tro đã rỗng tuếch. Đứng trên thuyền, Hứa Qua bật khóc.
Dì Mai ôm chặt bả vai đang run rẩy không ngừng của cô, bà nhìn Lệ Liệt Nông: "Artenza..."
Anh vòng tay ôm lấy cô, gắt gao ôm cơ thể đang run rẩy vào ngực. Giờ anh đã có vòng tay vững chãi của một người đàn ông, cũng như ý chí sắt đá của một nhà lãnh đạo tương lai.
Một tuần sau, dưới sự chứng kiến của dì Mai, Hứa Qua và Lệ Liệt Nông đính hôn. Nhẫn là do dì Mai chọn cho họ. Giây phút anh luồn chiếc nhẫn vào ngón tay cô, Hứa Qua đã thực hiện được ước nguyện trong một nghìn lẻ một đêm ở thành cổ Jerusalem.
Giống như lời của những người mẹ Palestine kể cho những đứa con: Cô gái muốn sánh vai cùng người yêu, cùng anh vượt qua những chông gai của cuộc đời, đến khi anh thành công, trở thành người tài giỏi xuất chúng, sống một cuộc sống vương giả.
Khi phát pháo thứ hai vang lên, Hứa Qua đi sang phía bên kia mạn cầu Charles. Khi mặt trời lặn, cô trở lại nơi ở của mình và Lệ Liệt Nông, là một căn phòng nhỏ trong toà nhà cạnh sông Vltava. Đó là căn phòng mẹ anh để lại cho anh.
Căn hộ chung cư ấy khá cũ, nóc nhà với mái ngói hồng sau một thời gian dài dầm mưa dãi nắng đã mất đi màu sắc tươi đẹp ban đầu. Cầu thang được thiết kế theo kiểu xoắn tròn, đã lâu không được tu sửa nên mỗi bước chân đều có thể nghe thấy tiếng gỗ phát ra âm thanh kẽo kẹt.
Căn hộ của hai người nằm ở tầng hai, mở cửa sổ là có thể nhìn thấy dòng nước êm đềm của sông Vltava. Đây cũng là nơi dừng chân của Lệ Liệt Nông và Hứa Qua tại Prague. Phần lớn thời gian, cửa chính của căn hộ đều đóng chặt. Lệ Liệt Nông và cô trong mắt cư dân ở đây không khác gì một cặp đôi đang trong thời kì yêu đương nồng nhiệt. Một số thành viên 1942 cũng nghĩ như vậy, bọn họ cho rằng Hứa Qua và Lệ Liệt Nông đã sớm ở chung một chỗ. Đúng là hai người ở chung một chỗ thật, nhưng trong căn hộ này, cô và anh chia phòng.
Hứa Qua thầm hy vọng trong lòng một ngày nào đó, hai chiếc giường đơn trong căn hộ sẽ biến thành một chiếc giường đôi. Nhưng Lệ Liệt Nông chưa nói đến, Hứa Qua cũng ngại đề cập. Cô không thể lại mất mặt lần nữa. Hứa Qua trước mặt Lệ Liệt Nông đã mất mặt vô số lần rồi. Lần đầu tiên hôn môi, hay lần đầu tiên thân mật đều là do cô mặt dày mày dạn đề nghị.
Không gian trong căn hộ không lớn, phòng cô và phòng anh mỗi người một bên trái phải, phòng bếp và toilet ở ngay cạnh cửa chính, phòng khách ở gần ô sổ hình vuông. Hứa Qua không bật đèn mà trực tiếp mở TV. Âm thanh và hình ảnh của bản gốc bộ phim Huyền thoại mùa thu trực tiếp phát ra. Hứa Qua cực ky thích bộ phim này cũng như nhạc phim, vừa hào hùng vừa thê lương.
Về điểm này thì dì Mai luôn nói cô là: "Tại sao con lại có thể thích cái thể loại nghệ thuật dành cho người cao tuổi thế nhỉ?"
Dì Mai nói đúng, Hứa Qua cực kì chấp nhất với những bộ phim nhựa (7), một phần nguyên nhân bắt nguồn từ sở thích và câu nói của ông chủ tiệm kim khí. Ba từng nói với cô rằng, chờ đến khi về hưu, ông sẽ bắt chước vị thượng uý trong phim, mua một nông trường ở Montana rồi sống như những người cao bồi ở đó.
Trong không gian tối tăm, giai điệu du dương của bộ phim khiến cô buồn ngủ. Khi Hứa Qua đang thiếp đi, bỗng có người bật đèn, nhẹ nhàng đi đến trước mặt cô. Cô không mở mắt, chỉ nhẹ gọi một tiếng "Artenza", nơi này làm gì có người nào khác ngoài anh chứ.
Tiếng cười vui sướng khi thấy người khác gặp hoạ vang lên, Hứa Qua nhanh chóng mở to mắt. Đầu tiên, tay cô chộp lấy khẩu súng rồi bật người dậy, một khuôn mặt đang kề ngay sát cô.
Khi nhìn rõ người đang đứng đó, cô im lặng thu súng lại, tức giận nói: "Tại sao cô lại ở đây?"
Người cười sung sướng khi thấy người khác rơi vào tình cảnh xấu hổ chính là cô gái tặng hoa cuối cùng, Isabel. Một cô nhóc tuỳ tiện hôm nay lại trang điểm tỉ mỉ ngồi xuống ngay cạnh Hứa Qua, hả hê tuyên bố: "Là Artenza Part cho tôi tới đấy."
Isabel giống hệt Hứa Qua ngày xưa, ngây thơ hồn nhiên đến đáng thương, lúc nào cũng tưởng mình thông thái lắm, thích ganh đua hơn kém.
"Phòng của cô ở bên trái, còn phòng của anh ấy ở bên phải." Cô nàng đắc ý dào dạt: "Điều này khiến tôi rất vui."
Thật là ngây thơ.
Hứa Qua nhếch môi: "Nhưng chúng tôi đã lên giường rồi."
- -
Nhân vật Isabel và bộ phim Huyền thoại mùa thu đã từng được nhắc đến trong nha! Mọi người có thể tìm hiểu thêm về bộ phim Huyền thoại mùa thu, vì chương sau có nhắc đến một chút!
Chả hiểu sao tớ cảm giác từ đầu truyện đến giờ toàn ngược nặng ngược nhẹ Tiểu Qua. Và sắp tới đây thì Hứa Qua tiếp tục bị ngược "tả tơi" ạ: