• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Vú Vương là lão bộc của họ Vương, có mấy đời ông bà từng phục vụ gia chủ. Khi mẫu thân Vương Hi thành thân chỉ có hai a hoàn mới mua, bà nội Vương Hi đã chọn vú Vương từ các a hoàn đồng lứa để hầu hạ mẫu thân Vương Hi, sau được mẫu thân Vương Hi tín nhiệm, cho làm vú nuôi của Vương Hi, còn nhận Vương Hỉ làm nhũ huynh của Vương Hi.

Bà thì chưa chắc. Nhưng Vương Hỉ chắc chắn sẽ theo Vương Hi đến nhà chống, bét nhất cũng làm đại tổng quản quản lí hồi môn của Vương Hi. Nếu Vương Hỉ tài giỏi một chút, nói không chừng còn có thể trở thành đại quản gia của con trai Vương Hi.

Quan hệ giữa Vương Hi và nhà bà là chủ tớ cùng vinh cùng nhục.

Thế nên lần này tới kinh thành, mẫu thân Vương Hi đã phó thác con gái cho vú Vương.

Vú Vương phải trổ hết năng lực, mới ở phủ Vĩnh Thành hầu mấy hôm đã móc nối được với mọi người. Phàm là gió thổi cỏ lay cũng không qua mắt được bà, có chăng là che giấu nhất thời mà thôi.

Nghe Vương Hi hỏi tới thái phu nhân, vú Vương lập tức thưa:

- Sáng nay, thái phu nhân uống nửa bát cháo hoa, ăn nửa cái bánh bao, một đĩa rau trộn giá rồi đi ngủ, đến giờ vẫn chưa tỉnh.

Ở ngoại ô kinh thành có chùa Hồng Loa cầu duyên linh nghiệm, thế là hôm qua thái phu nhân đã dẫn Vương Hi đi. Có lẽ do phải đi nhiều, còn đi gấp trong ngày nên lúc về, thái phu nhân cảm thấy mệt, sáng sớm hôm sau sai a hoàn thông báo cho các phòng là không phải tới vấn an.

Vương Hi gật đầu, nói:

- Vú phái tiểu a hoàn đi xem thế nào. Nếu thái phu nhân thấy ngon miệng thì nấu canh hai con cá cháy kia với gừng non, múc một bát bưng bát cho thái phu nhân. Còn nếu thái phu nhân chán ăn thì hấp măng mùa xuân cùng chân giò hun khói Tuyên Uy mà đại trưởng quỹ mới gửi hai hôm trước.

Từ ngày Vương Hi vào phủ, thái phu nhân sẽ dùng bữa tối với nàng, sau đó giữ nàng lại nói chuyện một lúc.

Vú Vương cười híp mắt thưa vâng, khích lệ vương hi:

- Nếu không có chuyến đi này, vú còn không biết Đại tiểu thư tài giỏi như vậy. Đại lão gia, Đại thái thái, Đại gia và Nhị gia nhất định rất mừng.

Quả thật bà rất phấn khởi.

Đại lão gia và Đại gia cho rằng sớm muộn Vương Hi cũng xuất giá, làm dâu nhà người ta rồi phải chăm lo cho nhà người ta nên đã yêu chiều hết mực, dẫn đến Vương Hi chẳng đoái hoài chuyện gì. Bà cứ lo khi tới hầu phủ sẽ sao đây. Ai ngờ Đại tiểu thư chính là Đại tiểu thư, ngoài mặt dửng dửng mà vẫn có thể khiến người khác nể phục.


Sau đó, bà đưa cho Vương Hi xem thực đơn đã được hai đầu bếp sửa lại. Hai đầu bếp này, một người giỏi làm đồ chua và rau muối, một người giỏi làm rau xào.

Vú Vương gợi ý:

- Tiểu thư muốn mua đầu bếp biết làm điểm tâm Tô Châu không?

Vương Hi rất thích ăn điểm tâm. Nhưng điểm tâm của phủ Vĩnh Thành hầu không phải bánh đậu vàng, lư đả cổn thì cũng là bánh hoa cúc, lại còn khô đét, chẳng ngon bằng cửa hàng lâu năm Quế Thuận Trai, hay Cát Tường Trai chuyện làm điểm tâm Tô Châu, càng không cần so với cửa hàng của nhà họ Kiều.

- Được! - Vương Hi không bao giờ bạc đãi bản thân. - Vậy mua thêm đầu bếp biết làm điểm tâm Tô Châu nữa.

Sau đó cho các phòng của phủ Vĩnh Thành hầu nếm thử, để họ biết cái gì mới gọi là điểm tâm.

Nhưng tính ra người trong phủ Vĩnh Thành hầu này cũng thật đáng thương. Tay nghề của đầu bếp kém như vậy, sao họ có thể chịu đựng được từng ấy năm.

Nghe nói lúc lão hầu gia làm gia chủ còn "đơn giản" hơn. Đồ ăn chỉ cần nóng, điểm tâm chỉ cần ngọt. Song lại thích may xiêm y, năm nào cũng may đồ mới theo mùa.

May mà mẫu thân được gả đến nhà nàng.

Ở nhà nàng, riêng đầu bếp làm điểm tâm Tô Châu đã có bảy, tám người, còn điểm tâm đất Quảng thì có năm, sáu người.

Nhắc đến lại nhớ bánh bao nhân hạt sen và bánh mã đề nhà làm. Nàng bèn dặn thêm:

- Mua thêm đầu bếp biết làm điểm tâm đất Quảng nữa.

Vú Vương tươi cười thưa vâng, dẫn hai đầu bếp lui ra.

Vương Hi tiếp tục nghiên cứu cấu trúc phủ Trưởng công chúa với Bạch Truật.

Chốc lát sau, Bạch Quả trở về bẩm báo. Vương Hỉ đã gặp đại chưởng quỹ, còn bảo Bạch Quả đưa cho nàng hai hộp bánh sơn tra, kể là hôm qua đi uống rượu cùng một quản gia của phủ Vĩnh Thành hầu, bắt gặp một đống người đứng đợi mua nên hắn tò mò ăn thử, thấy rất ngon bèn mua hai hộp, nếu Vương Hi thấy được thì lại mua cho nàng.

Vương Hi ăn thử một miếng, chua chua ngọt ngọt còn mền như bông, không quá sắc mà cũng không quá ê răng, mùi vị không tệ.

Nàng thưởng cho bọn Bạch Quả một hộp:

- Đây là bánh sơn trà ngon nhất mà ta được ăn kể từ khi vào kinh.

Bọn Bạch Quả nghe vậy cũng phải mỉm cười.

Hồng Trù hoạt bát nói:

- Ai ngờ đầu bếp của hầu phủ lại kém cỏi như vậy!

Mới không nhìn một khắc là bắt đầu nói linh tinh rồi!

Bạch Quả bất lực thở dài.

Bạch Truật còn có sức nhắc Hồng Trù:

- Lời này muội nói với chúng ta thôi, không thể tùy tiện bô bô trước mặt người ngoài.

- Muội biết ạ!

Hồng Trù nhạy bén nhận ra nguy hiểm, lập tức co chẳng chạy:

- Muội đi xem bữa trưa làm thế nào rồi?

Bạch Truật cũng hết nói nổi giống Bạch Quả.

Hồng Trù chạy ra ngoài thì chạm mặt Thành Trù. Thanh Trù vội đỡ Hồng Trù, hỏi:

- Ngươi vội vàng đi đâu?

- Ta đi xem bữa trưa! - Hồng Trù trả lời lấy lệ rồi chạy xa.

Thành Trù lắc đầu, vào hành lễ với Vương Hi, bẩm:

- Thái phu nhân dùng bữa một mình, không biết tối nay có gọi tiểu thư qua dùng bữa như mọi ngày không.

Vương Hi đang thắc mắc người múa kiếm kia, chẳng có tâm trạng nào khác:

- Buổi trưa ăn linh tinh thôi. Làm mỳ lạnh trộn gà xé đi!

Đây vốn là món ăn sáng ở đất Thục. Nhưng nàng muốn ăn, ai lo nó là bữa sáng hay bữa tối?

Bạch Quả thưa vâng, đi dặn phòng bếp chuẩn bị rồi dọn bàn ăn, hầu Vương Hi dùng bữa ngoài sảnh, bắt đầu là tháo trang sức, tiếp đó là đổi xiêm y dùng bữa... Nhiều vô số! Chờ Vương Hi ngồi vào bàn, Thành Trù bày chén đũa, một bát mỳ lạnh trộn gà xe phay béo ngậy ăn kèm dưa leo thái lát và mộc nhĩ, ngoài ra còn có một bát nước dùng trong veo điểm lá hành được đưa lên.

Vương Hi ăn một miếng, nói:

- Dưa deo ở kinh thành cũng không tệ lắm!

Mấy đứa Thanh Trù mím môi cười, hầu nàng dùng xong bữa rồi ngủ trưa. Buổi chiều, Vương Hi tiếp tục đến thư phòng, mọi người giao nàng cho Bạch Truật rồi lui xuống, về phòng nghỉ ngơi.

Chạng vạng tối có hồi âm của Vương Hỉ. Đại chưởng quỹ đã hỏi một lượt, các cửa hàng lớn đều không có kính thiên lí mà Vương Hi muốn, nhưng tất cả hứa sẽ lưu ý và nghĩ cách, động thời cũng gửi tin nhờ các chi nhánh giúp đỡ.

Vương Hi gật đầu, cảm thấy chiều nay làm được khá nhiều việc, lúc đến chỗ thái phu nhân còn nói Bạch Quả:

- Dựa theo lời Nhị gia, ta đã biết đâu là hướng Đông Bắc, đâu là Tây Nam.

- Chúc mừng tiểu thư!

Nhưng trong lòng Bạch Quả lại thở than.

Sau khi Nhị gia chi cho tiểu thư, tiểu thư đã nhận biết được các hướng. Nhưng nếu đứng trong viện và không rõ hướng mặt trời, tiểu thư vẫn lẫn lộn bên này với bên kia.

Hai người vừa đi vừa nói, chỉ mất thời gian một ly trà đã đến Ngọc Xuân Đường nơi thái phu nhân ở.

Quản gia đứng đầu phòng thái phu nhân là vú Thi đã chờ ngoài cửa. Thấy đoàn người, bà lập tức chạy ra đón, nhìn hộp thức ăn trong thay Bạch Quả thì nụ cười trên mặt càng tươi, thái độ càng cung kính:

- Cả ngày nay không thấy biểu tiểu thư, thái phu nhân nhân nhắc mãi. Mau vào thôi!

Còn đích thân vén mành cho Vương Hi.

Sáng nay, phu nhân đã nói chuyện với thái phu nhân. Mọi người đều biết phu nhân đưa hai con cá cháy đến Tình Tuyết Viên. Đương nhiên thái phu nhân không thèm hai con cá cháy của Vương Hi. Nhưng từ khi Vương Hi tới, thái phu nhân coi nàng như báu vật ngậm trong miệng sợ tan, nâng trong tay sợ vỡ, các cháu ruột đều ra rìa, nếu Vương Hi có thể nhớ đến thái phu nhân, hiếu thảo với thái phu nhân thì sẽ vui càng thêm vui.

Vương Hi vào gian phía Đông gặp thái phu nhân.

Mấy tiểu a hoàn đang dọn bàn.

Thái phu nhân nghe tiếng là đã mỉm cười, khi thấy Vương Hi thì mặt mày còn tươi như hoa nở, từ ái nói:

- Hôm nay thế nào? Đại cữu mẫu của cháu tìm được đầu bếp mới. Bữa này, nàng ta nấu món sở trường là thịt rang và cay đấy. Cháu xem có hợp khẩu vị không?

Thái phu nhân là người Bảo Đình, không ăn cay.

Vương Hi nghĩ mà trong lòng rối ren.

Thiện có quả thiện, nàng không muốn quá gần gũi với người phủ Vĩnh Thành hầu.

Nhưng thái phu nhân đã tóc bạc mắt mờ, khiến nàng không biết khước từ thế nào.

Nàng dỗ dàng:

- Chắc chắn là ngon. Lúc cháu ở nhà cũng thường ăn hai món này.

Thái phu nhân nghe thế thì cười càng vui, kéo Vương Hi ngồi xuống, hỏi nàng:

- Thật ư? Mẫu thân của cháu cũng thích ăn món này sao? Lần trước cháu kể mẫu thân của cháu còn biết muối rau. Nó học lúc nào? Khi còn bé, nó ghét phòng bếp nhất. Bà mời thầy đến dạy, nó luôn kiếm cớ để trốn. Không ngờ hai mươi mấy năm không gặp, tính nó lại...

Không phải đổi tính, mà là lưu lạc nhiều năm, phải học cách cúi đầu.

Thái phu nhân không nhịn được rơm rớm nước mắt.

Vương Hi thầm thở dài, sai Bạch Quả mang hộp đồ ăn lại đây, nói:

- Sáng nay, đại cữu mẫu cho hai con cá cháy tươi. Cháu kêu đầu bếp chỗ cháu nấu lên. Bà nếm thử xem có hợp khẩu vị không?

Thái phu nhân bỏ qua chuyện chuyện đau lòng kia, sai a hoàn bày cá lên bàn. Vú Thi ở bên hầu hạ, đưa đũa cho thái phu nhân.

Bà bưng chén sứ Thanh Hoa, ăn thử một miếng.

Cá không mặn, chắc mà vẫn đủ độ mềm. Thịt hun khói Tuyên Uy tăng thêm độ đậm, còn măng mùa xuân thì che giấu mùi tanh.

Đây là món cá cháy ngon nhất mà thái phu nhân từng ăn.

- Ngon lắm! Ngon lắm! - Thái phu nhân liên tục gật đầu.

Chủ đề nói chuyện cứ tự nhiên chuyển về mẫu thân của Vương Hi:

- Chỗ cháu hay được ăn cá cháy không? Đầu bếp trong nhà cũng nấu ngon như này chứ?

*Thịt hun khói Tuyên Uy (宣威火腿): Là một đặc sản ở Tuyên Uy, Vân Nam.



*Bánh đậu vàng (豌豆黄): Là điểm tâm truyền thống ở Bắc Kinh, có màu vàng nhạt, vị ngọt thanh, cảm giác như tan trong miệng.



*Lư đả cổn (驴打滚): Món bánh truyền thống vùng Đông Bắc, Trung Quốc, có màu vàng bao ngoài, từng lớp rõ ràng, thơm mùi đậu, dẻo, ngọt. Lớp bột đậu rắc bên ngoài có màu vàng tựa màu đất vùng ngoại ô Bắc Kinh cũ, nơi sinh sống của những con lừa hoang.



*Bánh hoa cúc (菊花酥)



*Bánh bao nhân hạt sen (酥皮莲蓉包): Là món ăn truyền thống làm từ hạt sen và bột mỳ vùng Quảng Đông, thơm mùi sen, vị ngọt nhưng không béo.



*Bánh mã đề (马蹄糕): là bánh ngọt truyền thống vùng Quảng Châu, Phúc Kiến, Mân Nam, có nguồn gốc từ thời Đường, được làm từ nước đường và bột củ năng (trong tiếng Quảng Động là mã đề). Bánh màu vàng, trong, dai, bẻ không nứt, mềm mịn, vị ngọt dịu.



*Bánh sơn tra (山楂糕): bánh ngọt phổ biến vùng phía Bắc, làm từ nước ép của quả sơn tra, đường và chất tạo đông.



*Mì lạnh trộn gà xé (鸡丝凉面): Là món ăn truyền thống ở Tứ Xuyên. Mì được chần qua, rưới một ít dầu thực vật rồi đảo đều để sợi mì không dính vào nhau.


*Thịt rang (回锅肉): Một trong các món phổ biến ở Tứ Xuyên. Nguyên liệu gồm thịt lớn, ớt xanh, lá tỏi,...

*Gà cay (辣子鸡): Món ăn phổ biến ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Sơn Đông. Có vị cay nồng, mặn vừa, hơi ngọt.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK