Nhân Cốt Niệm Châu?
Nghe thấy từ này, toàn thân Diệp Phong run rẩy, cầm chuỗi Ca Ba Lạp trên tay bất giác hơi run.
Không ngờ, pháp khí được ông Ngụy nhìn trúng lại là Nhân Cốt Niệm Châu trong truyền thuyết.
Cụm từ Ca Ba Lạp có lẽ khá khó hiểu, vì nó ít gặp, có điều nhắc đến Nhân Cốt Niệm Châu, chắc khá nhiều người biết.
Ca Ba Lạp này là pháp khí đặc biệt của Mật Tông Tạng Địa, vô cùng hiếm thấy.
Xương cốt của người bình thường không có tư cách làm niệm châu, chỉ có xương cốt của lạt ma đắc đạo mới có tư cách.
Bởi vì những lạt ma này cả đời tu hành được trời đất chứng giám, bởi vì kiên trì tu luyện, công đức trong cơ thể đã xóa được nghiệp chướng mà người bình thường vốn có, mà cơ thể cũng có được công đức viên mãn.
Lại thêm trước khi chết muốn đem xương cốt tu hành cả đời của mình sau khi chết dùng phương thức thiên táng để cho đại bàng đầu trọc ăn, đạt đến cảnh giới xẻ thịt cho chim ưng ăn của thế tổ trong phật giáo.
Thịt trong cơ thể trở thành thức ăn cho sinh linh, xương cốt cũng quyên góp làm thành pháp khí.
Lựa chọn xương lông mày và xương ngón tay, đây là những nơi có quan hệ mật thiết với tu hành, Nhân Cốt Niệm Châu được luyện chế thành gọi là Ca Ba Lạp.
Có điều quá trình luyện chế Ca Ba Lạp vô cùng phức tạp.
Sau khi lựa chọn được xương, khảm vàng bạc làm dụng cụ để cấp dưỡng cho Như Lai Bồ Tát, sau đó xương cốt được mài trên đá, mỗi khi mài phải niệm tâm chú hoặc phật hiệu, xương cốt được mài thành niệm châu có thể cần niệm đến mấy chục nghìn lần thậm chí là mấy trăm nghìn lần, vậy nên cần thời gian đến mấy năm!
Mà chuỗi Ca Ba Lạp này tổng cộng có một trăm linh tám viên niệm châu, chứng minh trong Bách Bát Tam Muội đã cắt bỏ một trăm linh tám phiền não.
Muốn làm đủ một trăm linh tám viên niệm châu, có lẽ cần đến vài chục năm thậm chí là gần trăm năm, từ đó có thể thấy được sự quý giá của Ca Ba Lạp!
Cho dù là ở Tạng Địa, số lượng Ca Ba Lạp cũng không quá một trăm, nhiều người dân ở đây e rằng cả đời cũng chưa từng nhìn thấy một chuỗi Ca Ba Lạp hoàn chỉnh.
Có điều là pháp khí chí cao của Mật Tông, sự thần kỳ của Ca Ba Lạp cũng khá khó tin.
Trong truyền thuyết, Ca Ba Lạp là pháp bảo của đạo Minh m Dương, có được sức mạnh phật đà không thể tin nổi, lớn đến mức liên kết sinh tử, người bình thường nếu đeo trong thời gian dài có thể có tác dụng "trừ bệnh diệt họa, tà mị bất xâm".
Một khi xuất hiện trong hội đấu giá chắc sẽ được những kẻ giàu có ra giá cao ngút trời để mua lại.
Nhưng Ca Ba Lạp ở Tạng Địa, là biểu tượng của thần thánh, không dễ gì bị tiền bạc vấy bẩn, cũng rất ít được lưu truyền ra ngoài.
Vương Chấn này lấy nó từ đâu ra vậy?
...
Vừa nghĩ như vậy Diệp Phong trầm tư suy nghĩ, đột nhiên hỏi Vương Chấn: "Chủ tịch Vương, ông có thể tiết lộ chuỗi Ca Ba Lạp này đến từ đâu không?"