• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Lúc này Phan Phú Thứ cũng đã vào đến trong điện gặp Tự Đức.

Lý do Tự Đức hoàng đế gọi Phan Phú Thứ vào cung lúc chiều muộn đã tan triều cũng không có gì ngoài việc chia vui cùng vi hoàng đế này. Phải biết Trần Quang Cán là do Phan Phú Thứ tiến cử lại có thân phận môn đệ cùng lão sư, vậy nên chia vui cùng Phan Phú Thứ thì không có gì là ngạc nhiên cho được.

Phan Phú Thứ cũng không quá bất ngờ vì lần triệu kiến riêng này, nói đúng ra là vị quan lọc lõi này đang chờ đến khi được triệu kiến như vậy. Chính vì lý do đó hôm nay vừa về đến phủ đã bị nội quan truyền gọi nhưng Phan lão đại không nề hà mà xuất phát ngay lập tức đi vào tử cấm thành.

- Thánh thượng, thần xin thỉnh tội cho tên học sinh ngu dốt của hạ thần.

Trong thượng thư phòng của Tự Đức, Phan Phú Thứ không đầu không đuôi mà quỳ xuống thỉnh tội.

- Ái khanh nói gì vậy, tên học sinh nào của khanh có tội, mà thôi để từ từ hãy nói. Khanh có biết không một trong những tên học sinh của khanh đã lập công lớn đấy. Cái tên Trần Quang Cán này đúng thật là không phụ sự kì vọng của trẫm và triều đình. Nhìn đi, hắn lập công lớn đấy, đã đánh tan phản quân của tên Lê Duy Phụng đáng chém trăm đao kia rồi. Tiếc là không giết được tên phản nghịch này…

Ở cái thời này thánh thượng cùng quần thần rất e ngại chuyện kết bè kết cánh trong hàng ngũ quan viên. Nhưng danh phận sư đồ lại hết sức phổ biến và công khai trong quan trường, vì đó còn thể hiện lòng trung hiếu của học sinh và lão sư. Vậy nên sự mâu thuẫn của việc cấm kết bè kết phái với mối liên hệ sư đồ rất là vi diệu. Thật ra có nói đến cùng thì có rất nhiều mối quan hệ xã hội trong thời kì này tỏ ra mâu thuẫn mà rất khó nói một cách rõ ràng.

- Thần chính là đang xin tội cho tên nghịch đồ này của thần.

Không hiểu sao lúc này Phan Phú Thứ có thể dặn ra được mấy giọt nước mắt mà hồng hồng đôi mâu hết sức trân thành nhìn Tự Đức xưng tội. Vẻ mặt cũng như biểu hiện của Phan Phú Thứ hết sức trân thành, quả thật làm quan cùng diễn viên tuồng chắc có lẽ chỉ là một ranh giới mong manh.

- Ái khanh mau đứng lên, Khanh nói rõ ràng cho trẫm nghe, làm sao mà Trần Quang Cán lại thành có tội rồi, công lao của hắn là rõ như ban ngày… liệu có uẩn khúc gì chăng.

Phan Phú Thứ cũng không hề giấu giếm mà lập tức trình bày tình huống thực tế cho Tự Đức nghe về trận chiến vừa qua.


Tự Đức dù có đôi chút ngạc nhiên, nhưng hắn là một vị hoàng đế rất hợp cách, do đó hắn cũng nhìn ra được có điều bất thường ở đây nên gặng hỏi.

Thứ cũng không chơi bài nước đục thả câu mà lấy nguyên văn trận chiến một cách chính xác nhất báo cáo cho Tự Đức. Quân số hai bên là bao nhiêu, thời gian tác chiến ra sao, tao ngộ chiến như thế nào thì Phan Phú Thứ một năm một mười đúng theo “sự thật” mà kể.

“Sự thật” ở đây tất nhiên là cũng không phải sự thật, quân số phỉ quân mà tuần phủ Hải Dương, Án chánh sứ Ngô Văn Biện cùng Trần Quang Cán báo lên theo tâu chương là hai vạn. Nhưng quân số phỉ quân do Phan Phú Thứ báo lên chỉ có 6 ngàn.


Con số này vẫn là gấp đôi quân số thực tế của phỉ quân, thế nhưng trong buôn bán có câu hét giá mười trả giá bảy vẫn còn lãi năm. Đó chính là Phan Phú Thứ đang lấy tuần Phủ Hải Dương và Án chánh sứ Ngô Văn Biên ra làm bàn đạp để nâng lên bản thân cùng cậu học sinh Quang Cán.

Quả thật Tự Đức ngay khi nghe rõ ràng thì cũng hiểu ra vấn đề, đây là tâng bốc quân công chứ không phải mạo nhận quân công. Càng như thế Tự Đức càng thưởng thức sự “thật thà” cùng lòng trung thành của thày trò nhà Phan Phú Thứ:

- Trẫm hiểu cả rồi, nước quá trong cũng không thể có cá cho được. Quang Cán ái tướng hẳn là bị ép viết tấu chương thành ra như thế này. Không viết như vậy thì lấy đâu ra quân công cho đám Hải Dương quân. Không chia ít công lao cho lũ vô dụng kia thì lần sau Cán ái tướng có muốn đánh trận tại Hải Dương cũng khó trăm bề. Trẫm thật muốn chém lũ vô dụng kia làm ngàn mảnh, nhưng Nam Kỳ tình hình đã như vậy thì Kinh quân không thể động được. Thôi đành để chúng nhởn nhơ thêm một thời gian. Tấm lòng của khanh trẫm hiểu hết, nào nào… đứng dậy đi. Lấy một ngàn chọi sáu ngàn, học sinh của ái khanh cũng rất thần dũng đấy… Công lao là rõ ràng, tội thì có thể vì tình mà bỏ qua… không sao cả.



Tuy nói như vậy nhưng lần này Tự Đức không còn mù quáng nữa mà đánh mắt cho tên nội thị cho gọi Lâm lão, kì thực nếu là một vị vua khác như Gia Long hay Minh Mạng không cần tấu báo gì cả, tấu báo thỉnh công chỉ là công tác quan trường mà thôi, còn lại mật thám Minh Hổ đã tra xét và làm thành bản báo cáo hết rồi, tuy nhiên đến đời Tự Đức, ông vua này thích làm thơ giỏi văn thì cơ cấu mật thám bị Tự Đức coi nhẹ rất nhiều, chỉ khi gặp vấn đề gì khuất tất mới ra lệnh điều tra mà thôi.


Sau đó quần thần tiếp tục thảo luận thêm một số điều về tình hình Bắc Kì, lão Phan Phú Thứ cũng nhân cơ hội xin phép Tự Đức được sáp nhập nhóm tàn quân Thanh Lâm và quân thủy trại Đồ Sơn của Trương Văn Chất vào đội ngũ Diêu thiếu với lí do bổ sung quân lực cho quân Vạn Ninh, đồng thời với đó cũng chính là nêu thêm về việc xin bổ xung thêm chiến hạm cho quân Vạn Ninh đồng thời liên tục cam kết quân Vạn Ninh sau khi có thêm bổ sung sẽ lập tức tăng cường tuần tiễu tiêu diệt phỉ tặc trả lại sự bình yên cho nhân dân.


Sau khi Phan Phú Thứ đi cũng là lúc Lâm lão tiến tới.


Tự Đức không nhanh không chậm hỏi.
- Những điều Phan Phú thứ nói có bao nhiêu phần là thật?
Lâm lão khuôn mặt già nua, vẻ mặt không mấy cảm xúc từ tốn trả lời.
- Bẩm thánh thượng, nếu bớt đi một nửa thương vong của phỉ quân thì đúng tình hình thực tế.

Kì thực cũng rất khen cho Minh Hổ, quả không hổ danh là con át chủ bài của các vị hoàng đế, đối ngoại mặc dù có hơi be bét tuy nhiên đối nội thì không hề kém chút nào. Việc Tự Đức có thể lên ngôi hoàng đế bọn họ cũng góp phần không nhỏ, hệ thống tình báo trải dài khắp đất nước, tất nhiên việc ở thời điểm này đã suy yếu rất nhiều cũng do sự bỏ bê của Tự Đức, sau này khi Tự Đức chết thì lực lượng này hoàn toàn suy yếu chỉ còn là cái bóng mờ nhạt, vì vậy sau khi Tự Đức chết các vua mới lên ngôi mới mất đi sự khống chế với các triều thần và các hoàng đế sau này trở thành con dối trong cuộc đấu tranh quyền lực.

Tự Đức có vẻ rất giận d.

- Bọn chúng thật sự dám khi quân như vậy hay sao?

Lâm lão vẫn như cái bóng bên cạnh Tự Đức.

- Mọi chuyện cũng không hẳn bết bát như vậy, tuy rằng lần này chiến công có phần khuếch đại về con số, tuy nhiên đây kì thực là một trận thắng lớn. Phỉ quân tuy chỉ thương vong mấy ngàn nhưng đây chính là phỉ quân tinh nhuệ của Lê Duy Phụng, sau trận đánh này Bắc Kì ít nhất sẽ yên ổn vài năm.
Tự Đức rất bất ngờ về lời nhận xét của Lâm lão.

- Bẩm hoàng thượng, mấy ngàn phỉ quân bị tiêu diệt này tuy số lượng không nhiều, thế nhưng đây đều là tinh nhuệ trong tinh nhuệ của phỉ quân, không phải là chuyện vài ngàn hay vài vạn quân khởi nghĩa nông dân có thể đánh đồng được.
Tự Đức trầm ngâm.

- Khanh nói xem hiệu quả của binh khí phương tây mà quân Vạn Ninh trang bị như thế nào.


Lâm lão rơi vào trầm ngâm.

- Vũ khí tây dương mà quân Vạn Ninh sử dụng xác thực là có ưu thế lớn trên chiến trường, tuy nhiên yếu tố chính làm lên chiến thắng vẫn là con người.

Lâm lão không ngần ngại đưa ra đánh giá, tuy nhiên dù gì thì Lâm lão vẫn là người cổ đại, bị ảnh hưởng lớn bởi tư duy chiến thuật cũ, cho nên vẫn có phần coi thường vũ khí tây dương, kì thực đây là căn bệnh chung của người thời này.

- Nếu kinh quân được trang bị vũ khí hiện đại của tây dương thì sức chiến đấu sẽ như thế nào.

Tự Đức tiếp tục hỏi.

- Nếu như kinh quân được trang bị vũ khí tây dương thì sức chiến đấu ít nhất tăng thêm 3 thành, nếu như có thể xây dựng một nhánh tân quân mới, dựa trên cơ sở của kinh quân thì sức chiến đấu ít nhất sẽ tăng lên bảy thành. Nhược điểm của kinh quân chính là cơ cấu quân đội đã quá ư tha hóa.


Là một đầu lĩnh Minh Hổ, Lâm lão biết chính xác nhược điểm của quân triều đình, bộ máy quân sự của triều đình sau nhiều năm đã quá mục nát, cải tiến vũ khí chỉ là bề nổi, muốn thay đổi sức chiến đấu bắt buộc phải thay đổi cơ chế của nó, ít nhất nhánh quân đội này phải được trả lương đầy đủ, chế độ thưởng phạt rõ ràng, và hơn hết phải trung thành với hoàng đế, đây mới chính là cơ sở thống trị của triều đại, vì vđồng thời Lâm lão cũng âm thầm nhắc Tự Đức về việc xây dựng tân quân. Nhằm giúp hoàng đế lấy lại quyền chỉ huy quân đội vốn đã dần bị mất khống chế, hiện tại hoàng đế không có bất kì đội quân nào trực thuộc chỉ huy cả, mặc dù dưới danh nghĩa hoàng đế là tổng chỉ huy quân đội giống như Gia Long, Minh Mạng thế nhưng thời gian dài Tự Đức đã dời xa quân đội và mất dần sức ảnh hưởng.

Tự Đức đương nhiên không phải là người ngu, dù gì cũng là một đế vương, những quyền mưu trong đó không phải là không hiểu, chẳng qua là ông ta không hề quan tâm mà thôi.

Phất tay để Lâm lão lui xuống Tự Đức trầm ngâm.

Buổi triều sớm ngày hôm sau không có gì bất ngờ mà diễn ra hết sức suôn xẻ.

Khi Tự Đức đưa ra việc muốn tách 1 vạn kinh quân ra xây dựng tân quân, do Hoàng Diệu chỉ huy, cả triều quần thần hiếm khi có một trận vui vẻ, tân quân vốn nên do phía quý tộc cải cách đề ra, nên chịu sức ảnh hưởng lớn của bên cải cách, thế nhưng lại lấy Hoàng Diệu là bên phía con em phái bảo thủ, khiến cho lợi ích đôi bên được cân bằng.




Phan Phú Thứ thăng chức Hữu Bộ Thi Lang Binh Bộ.
Hoàng Diệu được bổ nhiệm Thần Sách Vệ Úy nắm giữ một vạn Kinh quân. Trực tiếp chỉ huy đội Tân Quân mới được thành lập, Trần Quang Cán được thăng chức phòng ngự sứ Vạn Ninh từ tòng ngũ phẩm lên đến chánh ngũ phẩm. Trần Quang Diêu được thăng chức lên Tĩnh hải Phó úy chánh lục phẩm và được điều về Kinh để tạm thời huấn luyện hai vạn Kinh quân theo phương pháp mới.

Phan Phú Thứ cũng đã hiệp điều với phái quý tộc Bắc Hà về việc sáp nhập nhóm nhỏ quân Thanh Lâm vào quân Vạn Ninh. Cùng với đó là Trương Văn Chất vẫn nắm giữ thủy trại Đồ Sơn nhưng lại dưới quyền chỉ huy của quân Vạn Ninh.

Đây chỉ là một cử động nhỏ không đáng nhắc đến, quý tộc Bắc Hà vốn cũng không để ý thế nhưng không biết rằng đây chính là điều mà sau này họ vô cùng hối hận.


Ngoài ra triều đình còn thông qua ngân sách ba mươi vạn lượng bạc mua khí tài Tây Dương, con số này chính là dựa theo số vũ khí mà Quang Diêu đã thông báo mua sắm vũ khí từ người Mỹ trước đó mà lên dự toán. Lần này có vẻ Tự Đức muốn chơi lớn một phen mà đầu tư không tiếc tiền.

Thật ra nếu nói đến quốc khố của triều Nguyễn thì không ít một chút nào. Sử sách cứ chỉ trích triều đình nhà Nguyễn tham công mà liên tục gây chiến tranh mở rộng bờ cõi gây nên quốc khố trống rỗng. Điều này có đúng cũng có sai. Nếu không đánh các nước lân bang thì liệu Việt Nam có được hình chữ S đầy đủ với tài nguyên biển gần như bất tận như thời hiện đại. Nếu không đánh thì liệu có thu được các mối lợi từ các khoản thuế của phụ quốc cũng như các mỏ, khoáng sản từ đất nước họ.

Quân đội Đại Nam trở nên sa sút vì nguyên nhân, quan lại tham nhũng quá nhiều tiền quân khố, cộng thêm chính sách bế quan tỏa cảng khiến cho công nghệ lạc hậu. Tư tưởng chiến đấu và công tác tư tưởng trong quân đội quá nát bét, dẫn đến sức chiến đấu hạ xuống thê thảm không nỡ nhìn. Nhưng ngược lại quốc khố Đại Nam không quá nghèo túng. Sự kiện đánh sập quốc khố của Đại Nam có các mốc quan trọng sau. Thứ nhất đó là khoản đền bù 4 triệu piastre ( tương đương 30 vạn lạng bạc) trong Hòa ước Nhâm Tuất. Tiếp đó lục tỉnh Nam Kỳ bị mất khiến cho Huế mất đi vựa lúa của quốc gia nên quốc khố thâm hụt mạnh. Vậy nhưng kinh thành Huế vẫn có lượng dự trữ rất mạnh điều đó chứng minh ở sự kiện khi Pháp đánh vào Kinh đô Huế vẫn có thể thu được 2,6 tấn vàng và 30 tấn bạc( con số này quy ra tương đương với khoảng 70 vạn lạng bạc). Ngoài ra, trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết từ tháng 7/1885, đã thu giữ ở tỉnh Quảng Trị 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc và 6 hòm bạc chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc. Thế mới nói quốc khố của Đại Nam lúc này không phải là hỏng bét như nhiều người từng nghĩ.

Nói thực, quốc khố Đại Nam dưới thời Tự Đức có khoảng trên dưới 100 vạn lượng bạc, đây là tài sản tích lũy bao đời của các đời vua Nguyễn, đọc truyện thời hiện đại có thể coi thường những con số này thế nhưng ở ngoài đời thực thì đây chính là một con số khổng lồ.


Tất nhiên cũng đừng ai so sánh tại sao Tự Đức nắm cả đất nước, dân số hàng chục triệu lại chỉ có 100 vạn lượng bạc, mà Hồng Đĩnh sở hữu cái thành Nhai Châu cỏn con lại có thể huy động được bạc trắng trăm vạn để xây dựng quân đội và đầu tư xây dựng.


Cái này nó thuộc phạm trù thể chế, Hồng Đĩnh ở Nhai Châu khác với Tự Đức ở Đại Nam.

Sau khi lên nắm quyền Hồng Đĩnh đã thanh tẩy quý tộc, quốc hữu hóa đồng, cướp đoạt tất cả những vàng bạc quý và tất cả tài sản Nhai Châu hợp lại để được con số đó, tương đương với việc toàn Nhai Châu đã bị Hồng Đĩnh cướp sạch vàng bạc, tất cả đều thành kẻ làm thuê cho Hồng Đĩnh,

Ngược lại Tự Đức không thể làm như thế được.

Nếu Tự Đức làm biện pháp cướp đoạt như Hồng Đĩnh thì nhà Nguyễn ngay lập tức sẽ bị sụp đổ.
Nên nhớ nước ta rừng vàng biển bạc, các triều đại đã có cả ngàn năm, lượng vàng bạc tài sản quý báu trong dân gian nhiều vô số kể, thậm chí gấp cả chục lần quốc khố, số vàng bạc đó chưa bao giờ được đưa ra thì trường cả mà nắm trong tay những kẻ giàu có, quan lại, quý tộc, quân phiệt trải dài khắp đất nước.

Để cho mọi người dễ hiểu hơn thì chúng ta liên tưởng đến thời hiện đại vậy, lượng ngoại tệ, vàng bạc trong dân gian thuộc tài sản của tư nhân, đang lưu trữ trong và ngoài nước chắc chắn không thua gì kho bạc nhà nước, chẳng qua ở thời hiện đại chúng ta có ngân hàng nhà nước, có thể khống chế, kiểm soát và điều tiết những tài sản đó, thế nhưng ở thời cổ đại không có ngân hàng thì tiền bạc giấu ở trong dân gian là cực nhiều.
Đương nhiên cũng đừng ai đi so đo Tự Đức với Diêu thiếu vì không nên so sánh với kẻ đi buôn phấn, buôn phấn thì cả cổ đại lẫn hiện đại đều là những kẻ giàu chảy mỡ cả.



Tất nhiên lần này thăng chức trong quân Vạn Ninh không chỉ có hai cha con nhà họ Trần. Trong tấu chương Quang Cán có nhắc đến tên của một số sĩ quan thuộc dòng chính của gia tộc, mưu cầu chức tước chính thức cho họ.

Giừa tháng tư sau khi triều đình lục đục ban bố lệnh thưởng phạt về Hải Dương, Quảng Yên thì diện mạo của Vạn Ninh thưa thớt dân chúng, làng mạc đã thay đổi hoàn toàn. Thời kỳ này Bắc Kỳ loạn lạc chiến loạn liên miên, lưu dân khắp nơi nhiều không kể hết. Lưu dân thời này ngoài chạy đến các thành trấn xin chút cứu viện cháo loãng từ triều đình thì chỉ có hai con đường khác để đi. Một là bán mình làm con sen người ở cho các đại hộ, hai là lên núi làm phỉ tặc. Vậy ra từ khi danh tiếng quân Vạn Ninh đánh tan phỉ tặc lan tràn khắp các hang cùng ngõ hẻm Hải Dương, Quảng Yên và lân cận thì lưu dân vù vù kéo đến Vạn Ninh xin cứu trợ.


Thời này do sự yếu kém của chính quyền và tham ô nhũng nhiều của quan lại, đê điều nhiều lần bị vỡ, triều đình cấp phát hàng vạn quan tiền đi cứu trợ thiên tai, và tu sửa đê điều đều bị tham ô gần hết, xuống đến dân gian thì chỉ còn chút đỉnh, không đủ tiền mua gạo phát cháo, thế lực địa phương càng được đà, bọn chúng tích trữ lương thảo, gây ra nạn đói, sau đó đợi quá nhiều người chết đi hoặc sống không nổi liền bắt đầu vơ vét ruộng đồng, có thể nói rằng sau mỗi lần xảy ra nạn đói thì tình hình sáp nhập đất đai vào tay cường hào địa chủ càng thêm nghiêm trọng.


Vì không có cái để sống cần phải bán đất đai và bán vợ đợ con, không còn gì để sống nữa thì chỉ còn cách chết đói hoặc là vào rừng làm cướp hoặc giương cờ khởi nghĩa, để chống lại thì triều đình bắt buộc phải đem binh đi đánh dẹp, để có quân đội đánh dẹp khởi nghĩa thì cần có tiền bạc, để có tiền bạc thì cần phải tăng cường bóc lột nhân dân, vì bóc lột nhân dân cho nên nhân dân sẽ nổi dậy khởi nghĩa.



Vòng tròn đó cứ luẩn quẩn khiến cho triều đình dần dần suy bại, kì thực quân Pháp xâm lược chỉ là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình suy yếu của triều đại nhà Nguyễn mà thôi.


Còn thực tế quân Pháp từ khi nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà năm 1858 đến khi hoàn thành xâm lược nước ta vào đầu thế kỉ 20, thời gian vốn dĩ là quá dài và có quá nhiều cơ hội để đất nước ta có thể đánh bại giặc Pháp thế nhưng chúng ta luôn luôn dành sự ưu tiên cho việc chém giết và tranh giành nội bộ hơn là có một đường lối đánh giặc đúng đắn...

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK