Nhất lộ tiên trần.
Chương 5 Bi ý.
- nhất thiết chúng sanh, giai hữu nhị thân. Sắc thân, pháp thân dã. Sắc thân vô thường hữu sinh hữu diệt. Pháp thân hữu thường, vô tri vô giác. Kinh vân: sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc giả, bất thẩm hà thân tịch diệt? Hà thân thọ lạc? Nhược sắc thân giả, sắc thân diệt thời, tứ đại phân tán, toàn nhiên thị khổ, bất khả ngôn lạc. Nhược pháp thân tịch diệt, tức đồng thảo mộc, ngõa thạch, thùy đương thọ lạc?
( chúng sanh đều có hai thân: sắc thân và pháp thân. Sắc thân là vô thường, có sinh có diệt. Pháp thân là thường: không tri, không giác. Trong kinh nói rằng: sinh, diệt, diệt rồi, tịch diệt là vui. Chẳng rõ thân nào tịch diệt? thân nào là hưởng vui? Nếu là sắc thân, thời lúc sắc thân diệt đi, tứ đại phân tán, toàn là Khổ cả, khổ chẳng thể gọi là vui. Nếu là pháp thân tịch diệt, liền đồng với cỏ cây, gạch đá, vậy cái gì sẽ hưởng sự vui?)
Trong gian phòng nhỏ, Trần Bách chau mày nhẩm đọc thiên mở đầu của cuốn tranh da. Y từ nhỏ tiếp xúc kinh điển bách gia nhưng thông thuộc nhất vẫn là hai nhà Lão( đạo môn),Thích( phật môn).
Trong đoạn văn này tuy chỉ có mấy câu đơn giản nhưng hoàn toàn mê loạn những hiểu biết trước kia của y về Phật môn.
Phật môn chính tông tôn chỉ tu vô sinh vô diệt, vô câu chấp, vô phiền não. Nhưng pháp môn trong quyển tranh da này hình như lại có ý đi ngược lại.
Tiếp tục nhìn xuống y lại càng hoang mang khi trong này giải thích rõ rằng môn Đại bi chấp thủ kinh này tu chính là Pháp thân trong hai Thân kể trên.
Sắc thân tu chính là Cực lạc đạo. Mà Pháp thân thì lại tu Bi ý đạo.
Cuốn tranh này chỉ mới là phần trên của cả bộ, chỉ có pháp quyết từ luyện khí một tầng cho đến trúc cơ Pháp thân, một khi tu đến pháp thân cần phải tìm tới phần sau mới có thể luyện tiếp.
Tuy là vậy Trần Bách đã thấy rất đủ. Vấn đề còn lại chỉ là có nên tu luyện hay không.
Theo cảm quan của y, pháp môn này đi ngược lại Phật môn chính tông thì hơn phân nửa là bàng môn tà đạo. Lại còn xuất ra từ tay một tên đệ tử Cực lạc cung mà không hại người hại mình mới gọi là lạ.
Nói thật nếu không phải bất đắc dĩ Trần Bách cũng không muốn luyện, nhưng khốn cảnh hiện tại đã không còn chỗ cho y do dự. Y phải trở thành người tu chân, bởi vì chỉ có người tu chân mới đối đầu được với người tu chân.
Trần Bách hít sâu, ngưng thần tập trung quan sát bức vẽ thứ nhất.
Trên bức vẽ, một nam tử đầu trọc cởi thần thân trên, hai tay chấp trước ngực, nét mặt buồn khổ, trên thân hiện một đường kinh mạch chạy từ huyệt Tâm du thẳng lên Bách hội.
Bên cạnh tranh vẽ có mấy câu khẩu quyết giải thích động tác này gọi là Dẫn khí nhập thể, dẫn linh khí thông qua Bách hội vào tới Tâm du, chỉ cần có thể tàng chứa trong huyệt Tâm du một canh giờ coi như thành công.
Nhìn qua tưởng đơn giản không ngờ Trần Bách thử từ buổi chiều đến tận canh ba giữa đêm vẫn chẳng có một chút cảm ứng nào chứ đừng nói đến việc dẫn khí.
Đoán rằng có chỗ nào đó chưa thích hợp nhưng y có khổ mà chẳng có ai để tìm hỏi, đành tự dựa vào chút hiểu biết Phật môn để mày mò, mải đến lúc trời gần sáng mới mơ màng thiếp đi.
Sáng sớm, Trần bách bị một bàn tay mềm mại lay tỉnh. Y xoa đôi mắt nhập nhèm nhìn kỹ, hóa ra là tỷ tỷ.
- tỷ tỷ tối qua là ở chỗ tên thiếu cung chủ kia?
Y ngồi dậy cuộn lại cuốn tranh da, bâng quơ hỏi.
Chủ nhân của bàn tay kia chính là thiếu nữ hôm qua rủ Trần Bách đi xem hát, tên là Trần Dương Nhi, gần đây rất được vị thiếu cung chủ Cực lạc cung kia sủng ái, thường xuyên giữ bên cạnh hầu hạ.
Trần Dương Nhi vừa nghe liền biết tâm tư Trần Bách, mỉm cười :
- ta biết đệ lo lắng cho ta, nhưng thiếu cung chủ này nghe nói là thiên tài trong Cực lạc cung, tu luyện rất thuận lợi không thấy xảy ra vấn đề gì nên tới giờ đám tỷ muội bọn ta vẫn bình yên chưa có một ai xảy ra chuyện.
Nói đoạn nàng đưa tay vuốt mớ tóc rối bời của Trần Bách, lướt xuống khuôn mặt hơi gầy và góc cạnh của y, bèn trêu:
- cây Tùng Bách nhỏ nhà ta hình như đã cao lớn hơn nhiều, có chút tính khí đại nam nhân, biết lo chuyện của tỷ tỷ rồi.
Trần Bách cau mày nhìn lên, thấy Trần Dương Nhi nheo mắt cười tủm tỉm, gương mặt mong manh tựa hoa mai rung rung trong gió đông. Nhìn dáng vẻ tiều tụy của nàng, y biết rõ nguyên do song lại bất lực không thể làm gì, bàn tay vô thức siết chặt, chợt cảm giác cuộn tranh da đang nắm trong tay, lòng khẽ động bèn nắm lấy bàn tay đang vuốt mặt mình, thấp giọng nói:
- tỷ, chúng ta bỏ trốn đi, ta không tin thiên hạ này không có chỗ cho chúng ta an thân.
Trần Dương Nhi nét cười đột nhiên cứng đờ, sau đó vội vàng che lại miệng Trần Bách nói:
- sao đệ lại bất cẩn như vậy, lỡ có ai nghe thấy đệ sẽ... sẽ.
Vốn định nói 'sẽ chết chắc' song nàng lại kiêng kỵ mấy từ này nên ấp úng mãi không nói ra.
- ta biết tỷ lo lắng điều gì, nhưng thân làm đệ đệ mà mỗi ngày giương mắt nhìn tỷ tỷ của mình ra vào hang hổ, không biết chừng lúc nào đó không may... ta, ta thực vô dụng, thực đáng chết.
Trần Bách cắn răng nói, đến câu cuối cùng thậm chí hai mắt đã vằn vện những tơ máu..
Trần Dương Nhi lúc này bỗng nhiên lại bình tĩnh đến lạ thường, yên lặng nghe Trần Bách nói xong mới từ tốn đáp:
- ta biết trong lòng đệ khổ sở dường nào, nhưng đệ nên biết rõ hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, Kinh Việt đã bị địch quốc chiếm đóng, ra ngoài không có Lộ dẫn nửa bước cũng khó đi, huống chi còn có cái thân phận nô lệ Cực lạc cung. Chỉ cần tỷ đệ chúng ta vừa trốn liền có một đám chó săn suốt ngày nghĩ muốn nịnh bợ Cực lạc cung đi đuổi bắt. Chúng ta thân yếu thế cô làm sao có thể chống lại được.
Trần Bách mặt buồn khổ, không nói gì nữa. Kỳ thực y cũng biết suy nghĩ vừa nãy rất là hão huyền, bọn họ không có khả năng trốn đi đơn giản như vậy, nếu không mấy năm này chẳng phải người nơi này đã trốn sạch rồi sao. Chỉ là vừa nãy nghĩ đến mình đang cầm trong tay một môn tâm pháp tu chân mà không biết khi nào chủ nhân của nó sẽ đến cửa hỏi tội, trong lòng nôn nóng muốn dẫn theo tỷ tỷ trốn ra ngoài tìm nơi náu thân, chờ khi luyện thành mới trở lại báo thù rửa hận.
Lời của Trần Dương Nhi làm cho Trần Bách lâm vào tiến thoái lưỡng nan: trốn không thoát, ở lại không biết chết lúc nào.
Đột nhiên Trần Dương Nhi đi tới cạnh cửa sổ, liếc nhìn bên ngoài một vòng, thấy không có ai đôi mày liễu liền dãn ra, bưng một cái làn tre lúc vào cửa đăt trên đó lại ghé sát tai Trần Bách nói khẽ:
- đệ còn nhớ chuyện hôm qua ta nói chứ?
-...-Trần Bách sửng sốt.
- hai ba hôm nữa thôi Thất thúc sẽ cho người đến đón chúng ta, trong khoảng thời gian này đệ phải thường xuyên trở về chỗ này vì người dẫn đường có thể đến bất cứ lúc nào. Nhớ lấy.- Trần Dương Nhi nói rồi đặt làn trúc lên bàn, giở tấm vải phủ trên mặt ra. Trong làn, một bát phở còn nóng, mùi thơm cũ đã lâu mới gặp làm Trần Bách nuốt nước bọt không thôi.
Trần Dương Nhi véo mũi y, cười nói:
- hôm qua ta mua được ít thịt trên chợ, khó khăn lắm mới kiếm đủ nguyên liệu nấu một nồi phở nhỏ, bữa nay hầu đệ có lộc ăn rồi nhé.
Đoạn nàng thở dài:
- Ôi, lương thực ngày càng hiếm, nghe nói mấy chỗ thượng đạo đã xảy ra nhiều lần nạn đói, giặc dã triền miên, không biết đến khi nào mới lại có cảnh thái bình như thời thái tổ, thái tông.
...
Trần Dương Nhi đi rồi, về lại phục thị bên cạnh tên thiếu cung chủ kia.
Trần Bách thở dài nghĩ đến lời nói lúc trước của tỷ tỷ mà không khỏi bi ai.
Nếu nói tu chân cũng phân thiện ác, tiên ma thì hẳn Cực lạc tông là một đám ma đầu chẳng sai. Ma đầu cho dù bình thường hòa hảo đến đâu thì chung quy vẫn là ma đầu, vẫn phải dùng máu tươi của người vô tội trải lên đại đạo của bọn chúng vậy!
Tên thiếu cung chủ kia có thể là kỳ tài, trước nay tu luyện chưa từng ra vấn đề, chưa nổi điên sát nhân nhục thi không phải vì hắn thiện lương cỡ nào, mà là vì vấn đề của hắn chưa bộc lộ ra thôi. Trần Bách có dự cảm những kẻ như này một khi xảy ra vấn đề sẽ đáng sợ hơn đệ tử bình thường nhiều.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK