Thiên Hạ Hào Thương

Thiên Hạ Hào Thương

Thiên Hạ Hào Thương Review Rating: 5.0 out of 10 based on 3 reviews.

Đại Tống Nguyên Phù năm bên trong, họa sĩ Võ Hạo đi tới phồn hoa tựa như gấm Triệu thị thiên hạ.

Đi ở tựa như Thanh Minh Thượng Hà Đồ vậy phồn hoa Biện Lương đầu đường, Võ Hạo lại nghĩ đến 29 năm sau, Nữ Chân thiết kỵ, cuốn qua xuôi nam, đem cái này liệt hỏa phanh du bình thường thịnh thế cảnh tượng, tất cả đều phá hủy sạch sẽ.

Nhưng là một giới áo vải, cho dù biết được lầu cao sắp đổ, lại ở đâu ra kéo thiên chi lực?

Chỉ muốn ở đại nạn trong độc thiện kỳ thân Võ Hạo, nhưng ở Biện Lương phố xá trong, gặp đem vì thiên tử văn thanh Triệu Cát...

Vì vậy thiên hạ hào thương, ứng vận sinh ra, từ nay về sau, thế gian hưng vong, liền do thương nhân tư bản tới chúa tể đi!

GT của converter:

Đại La La là 1 tay bút người Đài Loan, chuyên về thể loại Lịch sử - Quân sự. Phong cách viết của anh ta rất khác biệt, tưng tửng, hài hước, và thường xoáy đểu chính quyền (Đây là nguyên do khiến anh ta dù viết Dân quốc, Tống Kim, hay Giá không đều rất nhiều lần bị cua đồng hỏi thăm, phải dừng để chỉnh bản thảo).

Điểm mạnh trong các truyện của Đại La La là chiều sâu kiến thức, văn hóa, tính logic cao (main trong các truyện đều không phải hạng thông minh tuyệt đỉnh hay võ nghệ vô song, mà chỉ là một người có kiến thức tương lai, và có chút thông minh, biết chia sẻ lợi ích). Main không bao giờ bá chiếm hết mọi thứ, mà luôn thờ phụng win-win, dùng kinh tế, lợi ích đan xen để vừa dựa dẫm, vừa khống chế các thế lực xung quanh, tạo thành lực lượng của mình. Main thường giành thắng lợi bằng một lực lượng áp đảo về quân số, trang bị, huấn luyện, kinh tế, hậu cần … chứ không có kiểu kích thích trước trận rồi ào lên đánh. Ưu thế này được main tích lũy dần dần, cẩn thận chứ không diễn biến quá nhanh như các bộ quân sự nhiệt huyết, do đó đây cũng là một nhược điểm: các trận đánh được miêu tả giống chơi game online, bên nào đông, trang bị tốt, huấn luyện kỹ sẽ chiến thắng (dù rằng đây chính là sự thực), thiếu đi sự cao trào, nhiệt huyết.

Một điểm mà ta thích thú ở Đại La La là tinh thần rủa xả chửi khoáy chính quyền. Main trong truyện của Đại La La luôn là 1 nhà tư bản, nhưng bản thân lại lớn lên trong chính quyền Trung Quốc, nên thường hay phê phán kiểu: ‘làm như thế thật quá hủ bại, quá phản động, sẽ bị nắm đấm sắt chuyên chính công nông đập vỡ … chừng ngàn năm nữa’, ‘cứ lên đó ở, rồi kiểu gì cũng trở thành một phần lãnh thổ không thể phân chia’, ‘đám Thổ Phồn này đang chống lại đoàn kết dân tộc, quá phản động …’ Không nặng nề, mà chính xác. Nhưng đây cũng là điểm yếu của con tác, khi kết cục, luôn là xây chính thể cộng hòa tư bản. Âu cũng là nhân vô thập toàn.

BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK