Thấy quần thần biểu lộ Lý Anh Tú trầm giọng hỏi:
- Các khanh có ý kiến gì không?
Lê Văn Thịnh liền dẫn đầu nói.
- Bệ hạ anh minh.
Quần thần cũng cúi đầu hô.
- Bệ hạ anh minh.
Lý Anh Tú hài lòng lại hỏi.
-Việc chuẩn bị tiếp đón sứ thần đã chuẩn bị đến đâu rồi?
Lê Văn Hưu thân làm lễ bộ thượng thư liền bước ra nói.
- Bẩm bệ hạ, mọi việc đã chuẩn bị hoàng tất, chỉ là không biết bệ hạ muốn ai đại diện Đại Việt đón tiếp bọn hắn?
Người đón tiếp sứ thần vô cùng quan trọng, là bộ mặt của Đại Việt, cũng là người tiếp xúc trực tiếp với các sứ đoàn, nếu chọn người không phù hợp hoặc thiếu năng lực thì quốc thể Đại Việt mất hết, mà Đại Việt cũng trở thành trò cười trong mắt thiên hạ. Lý Anh Tú suy nghĩ một chút liền chọn ra được nhân tuyển.
- Lê học sĩ, khanh có dám nhận nhiệm vụ này không?
Đúng vậy, người Lý Anh Tú chọn chính là Lê Văn Thịnh. Năm xưa chiến công lừng lẫy nhất của Lê Văn Thịnh chính là dùng miệng lưỡi đòi lại từ Bắc quốc sáu huyện ba động về cho Việt quốc, nhân tài như thế không chọn lại chọn ai đây. Lê Văn Thịnh liền đứng ra nói.
- Thần bất tài nhưng quyết sẽ không phụ lòng bệ hạ.
Lý Anh Tú gật đầu vui mừng nói.
- Vậy Trẫm phong khanh làm lễ bộ Hồng lô tự đảm nhiệm đại diện đón tiếp sứ thần lần này.
Hồng lô tự là một trong ngũ tự khanh quan hàm chánh ngũ phẩm, còn cao hơn chức vị Hàn Lâm viện học sĩ của Lê Văn Thịnh một bậc (tòng ngũ phẩm). Lê Văn Thịnh cúi đầu tạ ơn liền bước vào trong hàng. Lý Anh Tú lại quay sang hỏi Phạm Tu.
- Bên binh bộ phối hợp với bên công bộ đã xong việc chưa?
Phạm Tu liền bước ra nói.
- Bẩm bệ hạ, chuẩn bị cho đón tiếp sứ thần hai ngàn binh sĩ đã tập trung về Thăng Long ngày đêm thao luyện, hiện tại mọi thứ gần như đã hoàn tất.
Phạm Tu vào hàng Cao Lỗ cũng bước ra báo cáo.
- Bẩm bệ hạ, khí giới, khải giáp cũng đã chuẩn bị xong đã phân phát xuống cho các quân. Đại Sứ quán cũng đã xây xong mời bệ hạ kiểm tra.
Lý Anh Tú hài lòng gật đầu nói.
- Tốt lắm, chiều nay Trẫm sẽ đến Đại Sứ quán thử xem sao.
Đại Sứ quán là mở khóa công trình, không phải là ban thưởng công trình nên Lý Anh Tú cũng đành phải phái người xây lên thôi. Không biết hiệu quả sẽ là gì. Chợt nghĩ đến cái gì Lý Anh Tú nói.
- Đám tù binh quý tộc kia tạm thời triệu hồi trở lại kinh thành giam giữ trong hình bộ, tăng khẩu phần ăn cho bọn hắn một chút, đừng để sứ giả đến lại nói chúng ta ngược đãi tù bình.
Đám tù binh quý tộc bị bắt một mực bị Lý Anh Tú đem đi làm lao động công ích, không hề có sự biệt đãi nào khác so với tù binh bình thường. Nay sứ thần sắp đến cũng là lúc nên đem bọn hắn trở lại chăm sóc một chút, như thế bán mới có giá, à không chuộc mới có giá.
- Cứ như vậy đi, bãi triều. Lễ bộ thượng thư đến Ngự thư phòng gặp Trẫm.
Hôm nay tan triều khá sớm nên các quan lại cũng không về nhà mà trở về các bộ làm việc. Triều đình thực hiện quy chế một ngày làm tám tiếng, ai trốn bỏ về nhà nhất định sẽ bị ăn gậy, chỉ trừ khi bị hoàng đế gọi đến thì may ra mới có thể rời khỏi cơ quan trước giờ mà thôi.
Ngự thư phòng nằm ở điện Long An, Lý Anh Tú bình thường sẽ ở đây phê duyệt các loại tấu chương từ các bộ gửi lên. Nếu so với các triều đình phong kiến quân chủ tập quyền thì Lý Anh Tú cho các thượng thư các bộ quyền lực rất lớn, hầu như mọi chuyện đều có thể để các bộ giải quyết, lên đến tay hắn ngược lại chỉ là số nhỏ cần sự quyết định của Lý Anh Tú. Ví dụ như lần này binh bộ Phạm Tu gửi lên danh sách xin được cấp tiền mua một trăm ngựa Đại Lý, hai trăm ngựa Mông Cổ, tuyển thêm một trăm trọng trang bộ binh cùng năm mươi trọng trang kỵ binh. Chỉ riêng cái này cần phải tiêu tốn một trăm năm mươi đơn vị vàng nhất thiết phải thông qua Lý Anh Tú phê chuẩn, dù sao tiền đồng nằm ở hộ bộ nhưng tiền vàng lại nằm trong tay Lý Anh Tú.
- Bệ hạ, lễ bộ thượng thư cầu kiến.
Bách hộ phía bên ngoài lớn giọng hô. Lý Anh Tú nói.- Gọi vào.
Lê Văn Hưu một bộ triều phục màu đỏ đi vào cúi người chào Lý Anh Tú.
- Bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Miễn lễ. Khanh biết gì về thái hậu và Lê Văn Thịnh?
Lê Văn Hưu hơi ngạc nhiên, không ngờ bệ hạ gọi hắn đến chỉ hỏi việc này. Từ thái độ của quần thần Lý Anh Tú đương nhiên phát hiện sự không bình thường, gọi Lê Văn Hưu đến cũng chỉ bởi Lê Văn Hưu là sử gia, hiểu biết rộng, hẳn là sẽ biết vấn đề này. Lê Văn Hưu suy nghĩ một chút mới hỏi.
- Bệ hạ có biệt vụ án hồ Dâm Đàm?
Lý Anh Tú gật đầu. Vụ án hồ Dâm Đàm cho rằng Lê Văn Thịnh âm mưu phản nghịch, tại hồ hóa hổ giết vua. Sau vụ án đó vua Nhân Tông nể tình Lê Văn Thịnh có công lớn với đất nước liền tha chết nhưng bị đi lưu đày, Lê Văn Thịnh cũng mất sau đó không lâu. Thấy Lý Anh Tú tỏ vẻ biết Lê Văn Hưu mới nói tiếp.
- Thực ra vụ án hồ Dâm Đàm rõ ràng là có uẩn khúc, không có gì chứng minh được là Lê học sĩ hành thích vua, nhưng vụ án đó vẫn được xét xử nhanh chóng. Người sau này cho rằng đây chính là âm mưu của thái hậu để hạ bệ Lê học sĩ.
Lý Anh Tú a một tiếng lại nói.
- Động cơ. Động cơ để thái hậu hại Lê thái sư là gì?
Lê Văn Hưu lắc đầu nói.
- Thần không dám đoán bừa. Khi đó người ta chỉ nói thái hậu là người sùng đạo Phật, có xung đột với Lê học sĩ là đại diện cho phái Nho giáo, nên thái hậu lập kế hoạch để hạ bệ Lê học sĩ.
Lý Anh Tú lắc đầu. Lúc đó trong triều vua và thái hậu đều sùng đạo Phật, Thái sư Lê Văn Thịnh cầm đầu nhóm Nho giáo rất phản đối việc thái hậu xây nhiều chùa chiền thế nhưng đây không đủ là lý do để một người tài giỏi, hiểu nhân tâm như Ỷ Lan lại đi hãm hại một vị công thần của Đại Việt. Huống chi Ỷ Lan chỉ nhiếp chính hơn mười năm, khi trao quyền lại cho vua Nhân Tông đến vụ án của Lê Văn Thịnh cũng ngọt nghét gần mười năm, hai người căn bản không có lợi ích xung đột. Hắn nói.
- Rõ ràng chỉ là thuyết âm mưu vô căn cứ. Người đâu, mời thái hậu cùng Lê học sĩ đến gặp Trẫm.
Không lâu sau Ỷ Lan đã đến, Lý Anh Tú liền ban cho nàng ghế ngồi. Hơn mười phút sau Lê Văn Thịnh mới đến. Lê Văn Thịnh nhìn Lý Anh Tú, sau đó nhìn Ỷ Lan hơi ngạc nhiên một chút nhưng rất nhanh liền khom người chào.
- Thần bái kiến bệ hạ, bái kiến thái hậu.
Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Ái khanh miễn lễ. Trẫm gọi ngươi đến bởi vì nghĩ giữa ngươi và thái hậu có một chút khúc mắc, Trẫm nghĩ có thể giải quyết một chút.
Lý Anh Tú kể lại một lượt vụ án Dâm Đàm, phân tích động cơ của Lê Văn Thịnh rõ ràng Lê Văn Thịnh không hề có động cơ nào để giết vua Nhân Tông cả. Lê Văn Thịnh thở dài nói.
- Bệ hạ, thực sự thần không có ý kiến, khúc mắc gì với thái hậu. Thần đã chết một lần, giờ làm kiếp khác, những chuyện cũ không liên quan.
Ỷ Lan cũng thở dài nói.
- Vụ án năm đó ta cũng đã lùi về hậu cung, không xen triều chính, vụ án của Lê học sĩ cũng có quá nhiều uẩn khúc, lúc đó ta cũng hoàng nhi dễ tin vào các hiện tượng kỳ lạ nên dễ hàm oan cho ngài. Mong Lê học sĩ lượng thứ.
Lê Văn Thịnh vội nói.
- Thái hậu quá lời. Chuyện cũ không nên nhắc, hiện tại thần có thể sống lại lần nữa chỉ mong sống lâu thêm một chút để có thể phụng sự Đại Việt.
Lý Anh Tú vui mừng nói.
- Nói hay lắm, thái hậu là mẹ Trẫm, khanh là cánh tay của Trẫm, có thể hòa hợp Trẫm thực sự vui mừng. Hôm nay Trẫm dặn dò Ngự thiện phòng làm thức ăn khanh ở lại dùng bữa cùng với Trẫm và thái hâu, ân oán khi xưa xem như xóa bỏ.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Trưa hôm đó tại hoàng cung bữa cơm thân mật xem như xóa bỏ ân oán giữa hai người. Buổi chiều Lý Anh Tú liền mặc thường phục đi ra hoàng thành (lớp thành giữa). Đại Sứ quán được xây dựng gần cửa Nam của hoàng thành, Lý Anh Tú dặn dò Bách hộ đi cách xa mình một chút liền đi thẳng đến Đại Sứ quán.
Ta là dải phân cách
Vụ án hồ Dâm Đàm hung thủ có phải là Lê Văn Thịnh hay không? Hay bị Ỷ Lan hãm hại ta ở đây không dám khẳng định điều gì. Tại đây thứ nhất là điều hòa quan hệ giữa hai nhân vật trong truyện. Thứ hai là nếu lên ý kiến của ta về vụ án này. Ta một mực tin tưởng một người anh minh như Ỷ Lan lại có thể hãm hại Lê Văn Thịnh. Ý kiến này là phán đoán chủ quan dựa trên động cơ của hung thủ. Giả sử nếu Lê Văn Thịnh bị hạ bệ ai là người có lợi nhất. Ta không biết nhưng ta cho rằng không phải Ỷ Lan, bởi vì giai đoạn Ỷ Lan trao quyền cho vua là khoảng năm 1084, trong khi vụ án xảy ra năm 1096. Qua thời gian dài như vậy ảnh hưởng của thái hậu trong triều cũng không còn quá nhiều, rất ít xung đột với Thái sư, vậy nàng vì sao phải sắp đặt một âm mưu để hại Lê Văn Thịnh?