Nước Đại Việt, thửa ấy đương gặp phải hồi đa sự, cái tinh thần thượng vũ nhờ bởi thời thế cấp bách, đã được phát triển tới độ cao nhất cả ngay trong dân gian.
Trong dân gian, ngoài công việc cần cho sinh kế hằng ngày, ai nấy chỉ chuyên chú vào một sự giảng luyện vũ nghệ.
Bất cứ làng nào, xóm nào cũng vậy. Người ta họp tập nhau, phần nhiều là bọn trai tráng, để nghe thày dạy các món côn, quyền, đao, kiếm. Là vì, vũ nghệ chẳng những hợp với tuổi trẻ hung hăng, nó còn là con đường xuất thân cho bất kỳ ai nữa. Giỏi võ, người ta có thể một bước đi tới những địa vị mà người tham lam cũng ít dám đợi chờ.
Ở Bắc Hà, người khuyến khích cái phong trào thượng vũ tràn lan mãnh liệt ấy chính là Thanh đô vương Trịnh Tráng.
Vương vốn là một tay vũ dũng siêu nhân, lại đương cần có một sức mạnh quân đội vô địch để bình trị thiên hạ nên ngài rất thân cận những ai có tài võ, có sức khỏe.
Từ hôm Mạc Thế Tử về kinh làm con tin, Trịnh Vương thấy chàng là một thanh niên anh tuấn, thêm mưu trí, thông minh lỗi lạc, lòng riêng lấy làm yêu chuộng lắm, Vương chỉ còn muốn biết rõ xem về vũ nghệ, Thế Tử có thực là một bậc siêu quần không.
Cái thâm ý của Vương là muốn đãi Mạc Thế Tử như Trần Hưng Đạo Đại Vương xưa đã đối với Phạm điện Súy tướng quân vậy.
Đành rằng Trịnh và Mạc là hai họ thế thù, và thiên vô nhị nhật,quốc vô nhị Vương, song chúa Mạc hiện giờ đã chẳng còn chút thế lực nào nửa. Khánh Vương đã cam chịu cái nước dâng biểu để chịu nhận lấy một chức quốc công và cho con về Kinh để làm tin thì những ai còn mơ tưởng sự giúp Mạc chắc cũng đều tuyệt vọng.
Trịnh Vương không muốn nhân cơ hội làm cái nước thừa thắng tràn khi để tiệt diệt họ Mạc. Sự đó thành công dễ như bỡn nhưng dù sao chiến tranh cũng tai hại cho lê dân. Theo ý Vương thì chi bằng kết thân với họ Mạcr cùng nhau hưởng phú quý, như vậy vừa tỏ được cái lượng cả của mình, vừa tránh nạn binh đao cho bách tính, vừa yên trí đem toàn lực chọi nhau với họ Nguyễn ở miền Nam.
Đã có chủ định như vậy rồi, Thanh đô Vương chỉ còn chờ thử tài năng của Mạc Thế tử một lần sau nữa là ngài sẽ thực hành việc gả Phương Lan Quận chúa cho Thế tử.
Ngài dự tính một mình, không cho ai biết dù là kẻ tả hữu thân mật.
Thì vừa hay, lúc ấy, thái độ khiêu khích của chúa Sãi Vương làm cho việc chinh Nam trở nên một vấn đề khẩn cấp.
Vương liền hạ chỉ kén tướng tiên phong, nhân tiện xem tài của Mạc Thế tử:
Được dịp lập công danh, không những các kẻ tài sức bốn phương xô đến kinh kỳ để
Đtfđc dip lập c$ng danh, khoflg những các kl tài sưc bữn phương xô đến kinh - kỳ để hồng tranh khôi đoạt giáp, mà ngay các vũ tướng tại chức cũng hăm hở muốn được lọt mắt xanh của chúa Trịnh.
Ngày thi võ đã tới.
Sĩ tử các nơi, đến chực ở kinh thành đã đợi từ bao nhiêu hôm trước, đều kéo nhau tới vũ trường.
Dân gian, tò mò vì cảnh tượng ấy là một cảnh ít có, tới xem đông như nước chảy.
Giảng võ trường là một bãi đất rộng mênh mông ở về góc Tây Bắc thành Thăng long.
Bình nhật vẫn bỏ không cho cỏ mọc, giảng vũ trường hôm ấy được sửa sang trang điểm rất rỡ ràng.
Người ta sén cỏ, san mặt đất cho phẳng phiu. Người ta dựng ở đầu phía Bắc giảng võ trường một ngọn trướng lớn phủ bằng vải dầy mầu thổ hoàng.
Trong trướng đặt một cái bục gỗ hình chữ nhật, sơn đỏ, cao hạ bậc. Trên mặt bục gỗ để ngai vàng của Trịnh vương, một cỗ án thư trên có giá cờ lệhh và các văn phong tứ bảo.
Một lá cờ đại bay phấp phới ngay bên ngoài mặt hổ trướng, giữa hai cái giá son cắm đủ mười tám môn binh khí.
Ba nghìn bộ binh dàn thành năm hàng thẳng dẵng, mặt ngoảnh trông vào trướng đài do đại tướng Đinh văn Tả quán lĩnh.
Một dẫy hông tâm cắm ở góc Nam vũ trường, gần một tốp trăm con ngựa chiến đóng đủ cả yên cương chờ sẵn.
Đúng đầu giờ Mão, trống chiêng nổi ba hồi chín tiếng, báo tin Thanh đô Vương kiêm chức Đại nguyên soái đăng đàn.
Quan, dân, sĩ, tốt im phăng phắc.
Một sự chờ đợi đầy xúc cảm.
Thì chẳng bao lâu, từ cửa Bắc hoàng thành, tiến ra một đám rước trống giọng cờ mở rất là uy nghi rực rỡ.
Dẫn đầu có năm lá cờ Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Tiếp đến trống, chiêng và đội quân nhạc cử bài võ ca hùng tráng.
Thanh đô Vương mặc đại trào - phục sắc chinh hồng, mũ cánh chuồn dát ngọc, đai nạm sừng kỳ lân, đi ủng mầu cánh trả, ngôi chễm chệ trên chiếc kiệu bát cống thiếp vàng do mười sáu tên nội thị mặc áo nâu đỏ nẹp xanh khiêng.
Sau kiệu Trịnh Vương, Mạc Thế tử cưỡi ngựa bạch, mặc giáp bạc, cầm thiên phương họa kích đi phò tá cùng các vũ tướng khác. Hai bên tả hữu kiệu là năm trăm giáp binh, đi hàng thẳng, tay cầm mã tấu và đinh ba sáng ngời.
Đám rước từ từ đi tới vũ trường rồi đứng lại.
Kiệu bát cống từ từ hạ.
Thanh đô Vương thăng trướng.
Giáp binh dàn hầu hai bên tả hữu. Mạc Thế tử và các vũ tướng khác đều đứng hầu ở sau ngai.
Trống chiêhg lại nổi ba hồi chín tiếng, làm hiệu cho trong ngoài đều phải yên tỉnh nghe lệnh.
Sau cùng, một vị trong giám ban tuyên đọc tờ chỉ của Thanh đô Vương và các điều lệ mà các thí sinh phải tuân theo lúc vào khoe tài. Cuộc thi cũng như mọi lần khác, mở đầu bằng cung nỏ. Hàng trăm thí sinh lần lượt ra lĩnh ngựa để vừa phi nước đại vừa bắn luôn ba phát vào hồng tâm. Sự ganh đua này rất gay go nên kết cục chỉ được hai người hoàn toàn trúng cách: Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế.
Hai tướng cũng bắn trúng cả ba mũi tên vào giữa hồng tâm, theo lệ đã định.
Quần chúng hồ reo khen ngợi, tiếng vang động như sóng cồn.
Thanh đô Vương quay bảo Mạc Thế tử;
- Túc hạ thử ra bắn ta xem.
Mạc kính Hoàn dạ một tiếng, đoạn hâm hở xuống thềm.
Chàng thốt lên lưng bạch mã, ra roi cho chạy vòng quanh mấy lượt, đoạn rút cung tên quanh mình bắn trở lại luôn sáu phát. Sáu mũi tên vù vù bay ra và cắm phập cả vào hai hồng tâm của Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế làm cho các mũi tên do hai tướng này bắn trước bật rơi xuống đất.
Tiếng hoan hô bội lên gấp mười lúc nãy.
Người ta không còn có tiếng để mà ngợi khen nữa. Cái tài bách bộ xuyên dương của ông Hoàng tuổi trẻ thực là ngoài cả sự tưởng tượng của mọi người.
Chính Thanh đô Vương cũng phải thán thưởng.
- Dưỡng do Cơ đời Chiến Quốc cũng khó lòng hơn được túc hạ!
Rứt lời, Vương truyền thi đến mười tám ban võ nghệ. Lần này, hai tướng Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế lại vượt hơn hết thảy mọi người.
Mạc Thế tử bẩm với Thanh đô Vương:
- Chúng tôi không có ý gì tranh ấn tiên phong của hai tướng họ Nguyễn, song cũng xin Vương thượng cho phép chúng tôi được đọ tài cùng họ.
- Ý túc hạ muốn thử sức theo cách nào?
- Xin cho tôi đấu ngay một lúc với cả hai người.
Trịnh Vương quay lại hỏi Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế:
- Hai người nghĩ sao?
Cả hai đồng thanh:
- Cũng là một dịp hiến vui Vương thượng.
Thanh đô Vương liền chuẩn-y.
Lập tức cả ba tướng cùng xuống đàn lên ngựa.
Trống trận nổi ầm ầm.
Lá cờ lệnh, do đại tướng quân Đinh văn Tả cầm phất mạnh một cái.
Tức thì, cuộc đọ tài của ba tướng bắt đầu và trở nên vô cùng kịch liệt.
Mạc Thái tử một mình đấu với hai mà sắc mặt vẫn ung dung như không. Ngọn kích trong tay Thế tử vùn vụt như một làn chớp điện bao phủ bốn bề cả người và ngựa....
Quần-chúng nín thở để nhìn.
Trống trận đánh rồn như trong một cơn lốc mê ly.
Tiếng binh khí chạm nhau chan chát.
Thình lìnhh, thanh đại đao và ngọn dáo của hai tướng Nguyễn Khải cùng Nguyễn danh Thế văng ra xa.
Một tiếng kêu rú kinh-khủng - một tiếng kêu tự trăm nghìn cái miệng cùng thốt ra một lúc.
Đồng thời, Mạc Thế tử bỏ kích, mỗi tay nắm lấy đai lưng một tướng và nhắc bổng lên khỏi lưng ngựa rồi quật xuống mặt đất.
Tiếng reo hò bùng lên như bão táp.
Thanh đô Vương đứng phắt dậy và rảo bước xuống đài.
Vương vỗ vai Mạc Thế tử:
- Túc-hạ thực là Lã phụng Tiên thời nay,
Thế tử nghiêng mình ;
- Khải Vương thượng, chúng tôi cũng là may mà thắng. Ấn tiên-phong xin vẫn nhường nhị vị này.
Thanh đô Vương gật đầu.
- Được! Phải lắm, Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế dù sao cũng là hai tướng tài, rất xứng đáng với quả ấn tiên phong.
Trịnh Vương truyền hồi trống báo hiệu cuộc thi tài đã kết liễu.
Ngài còn sai truyền loa để các vũ sĩ thi trượt ai muốn nhập ngũ đi chinh Nam, Ngài đều nhậu cho cả.
Hết thảy đều nô nức xin theo.
Thanh đô Vương giao việc ấy cho Đại tướng quân Đinh văn Tả.
Ngài lên kiệu về cung.
Mạc Thế Tử, Nguyễn Khải và Nguyễn danh Thế cùng theo hầu.
Về tới Vương phủ, Thanh đô Vương tức khắc sai mở tiệc yến đãi trăm quan văn võ.
Ngài cho Khải, Thế hai tướng lĩnh năm nghìn quân đi trước:
- Còn ta, sau lễ mừng thọ của Vương Thái Phi, sẽ thỉnh Hoàng Thượng ngự giá thân chinh đi sau.
Vương quay bảo Mạc Thế tử:
- Cả túc hạ nữa! Túc hạ cũng cùng theo ta. Không dịp nào bằng dịp này, một vị thanh niên anh hùng như túc-hạ nên vì vua vì nước lập nên công lớn, để tiếng thơm về muôn đời.
Ấy là một điều mà Mạc Thế tử không hề chờ đợi.
Chàng như con thuyền mất lái. Bao nhiêu dự tín của chàng thế là nhỡ bét cả. Chàng lúng túng thưa:
- Xin tuân lệnh chỉ của Vương thượng.
Thanh đô Vương cười:
- Có đi, ta còn một chuyện quan hệ nữa muốn nói cùng túc hạ.
Thế Tử thoáng nghĩ đến Phương Lan Quận chúa. Lòng chàng phân vân bởi tâm hồn chàng lúc ấy là một gian phòng bỏ ngỏ cho muôn nghìn ỹ nghĩ vá xúc cảm bề bộn, trái ngược hẳn nhau.
Chàng nghĩ thầm:
Thực là con sông Thương nước chảy đôi giòng!...
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK