Theo Lưu Chú liên tiếp thắng lợi, Nhạc Phi cũng đánh bại Ngột Truật ở Yển Thành, hơn nữa còn tiến binh ép tới trấn Chu Tiên cách Phái Kinh bốn mươi lăm dặm. Trong trận đó Nhạc Phi dùng trường đao cán mây đại phá “Quải tử mã” của Kim Ngột Truật, khiến cho “Thiết phù đồ” tung hoành khắp chốn từ khi nam xâm tới nay, bị giét đến thây phơi đầy nội, mảnh giáp không còn.
Nhạc Phi theo trận này mà uy chấn hoa di, binh chỉ được thắng không được bại, từ câu nói của ông với chính con trai Nhạc Vân “Trận này tất thắng rồi trở về, nếu không chém đầu ngươi trước” là có thể thấy. Thủ hạ trong quân ông là Vương Cương, dẫn năm mươi kỵ bình xuất trận nghênh địch, Vương Cương dũng mãnh đi đầu, chém tướng Kim Lý Đóa Quý Đồng rồi mới lui. Quân Kim từng từng dùng đại trận như thủy triều, khói bụi ngập trời mà vây giết đến, Nhạc Phi thân tiên sĩ tốt, giục ngựa xuất trận, giương cung mà bắn, liên tiếp giết mấy tướng, sĩ khí Nhạc quân tăng mạnh, không ai không lấy một địch trăm, không gì ngăn nổi.
Kiêu tướng Nhạc gia quân Dương Tái Hưng, một thương một ngựa xông vào giữa quân địch tìm kiếm Ngột Truật không thấy, thương đâm mấy trăm người rồi về. Lại dẫn binh mấy chục người gặp phục binh quân Kim ở sông Tiểu Thương Lâm Dĩnh, Dương Tái Hưng rơi vào trận địch, lúc đó Tiêu Thu Thủy dẫn một nhóm dân binh cùng nghĩa quân võ lâm ba trăm người tới cứu, chỉ khổ quân Kim số lượng gấp cả trăm lần. Dương Tái Hưng thân trong vòng vây, tả xung hữu đột như vào chốn không người, giết cho quân Kim người ngã ngựa đổ, không ai cản nổi, nhưng nhân mã quân Kim tăng mạnh, bao vây trùng trùng, Dương Tái Hưng một thương một ngựa giết quân Kim hơn hai nghìn người, trảm Vạn hộ, Thiên hộ, Bách hộ trưởng hơn trăm tên, anh dũng chiến tử. Nhóm Tiêu Thu Thủy cũng phấn dũng tác chiến nhưng không cách nào cứu viện, ngược lại còn bị bao vây, cả đoàn người chiến đấu gian khổ, thương tích đầm đìa, trải tận phong sương, các hào kiệt võ lâm trung can nghĩa đảm có người chết trận, có người bỏ chạy, có người bị thương rút lui nhưng không có một ai bị bắt sống hoặc đầu hàng.
Tiêu Thu Thủy bị thương bỏ chạy đến Mạc Sầu Hồ từng ôm vết thương trước ngực, nói một câu”
- “Người như chúng ta, chỉ có sống hoặc chết, không có sống trộm hay sợ chết.
Nói dứt lời máu tươi đã trào ra từ kẽ tay, người cũng rơi phịch xuống ngựa.
Khi Tiêu Thu Thủy ngã xuống ở Mạc Sầu Hồ, Nhạc Phi cũng trong một ngày nhận được liên tiếp mười hai đạo kim bài triệu hồi về kinh, lúc đó hai phía Hàn Thế Trung, Trương Tuấn cũng đều phải rút về. Nhạc Phi vốn có thể “tướng bên ngoài có lúc không cần nghe lệnh vua”, dọc đường cũng có các bậc anh hùng hiệp nghĩa khuyên bảo, nhân dân nghe tin lại càng thất vọng cùng cực, dìu già dắt trẻ, đông đúc ngìn nghìn theo đại quân khởi hành. Có khổ dân không nơi giãi bày, không ngờ còn chặn trước đầu ngựa Nhạc Phi, khóc lóc thảm thiết:
- Chúng tôi mang hương đội đỉnh, vận lương nghênh đón quân triều đình, người Kim biết cả. Hôm nay tướng công bỏ đi, chúng tôi chẳng còn đường sống nữa rồi.
Nhạc Phi chỉ biết ngẩng mặt lên trời thở dài, quay đầu về đông than:
- Thần mười năm công lao hủy trong một chốc, không phải thần không xứng chức, đều là Tần Cối lừa dối bệ hạ vậy!
Nhạc Phi cuối cùng cũng trở về vào tháng bảy năm Thiệu Hưng thứ mười, một tháng sau Kim Ngột Truật hủy ước nam xâm. Nhạc Phi hiểu rõ bị Tần Cối ghen ghét, dụng binh động chúng, khôi phục cương thổ, hôm nay giành được, ngày sau lại mất, dưỡng khấu tàn dân, chỉ làm chuyện vô bổ vì thế cố xin từ bỏ binh quyền. Nhưng lúc đó quân Kim chưa binh hai đường xâm nhập, quân từ Xuyên Thiểm Hoài Tây báo gấp, Nhạc Phi một ngày nhận mười mấy lần chiếu chỉ, viện đông cứu tây, mệt mỏi khổ cực, chẳng ngờ những bản ngự trát đó ngày sau đều trở thành cái cớ để Tần Cối gian thần vu cáo Nhạc Phi rút binh mưu phản. Bây giờ đã tháng mười, phủ Lâm An chốn chốn phù hoa, đêm đêm ca xướng, hoan lạc tìm vui, xưng thần cống nạp, chỉ có lòng cầu hòa, nào đâu có chí khôi phục? Trước Mạc Sầu Hồ, sầu càng sầu. Một người áo gai ngơ ngẩn ngồi bên Mạc Sầu Hồ, tịch dương ánh chiếu, nước hồ trong vắt thanh u, mặt hồ sóng nước lãng đãng, trên bờ ẩn ước truyền tới tiếng thiếu nữ hái sen nhè nhẹ ngâm nga. Có vài ba truyền thuyết liên quan đến “Mạc Sầu”, trong đó theo Đường thư nhạc chí ghi chép: “Mạc sầu lạc giả, xuất phát từ khúc nhạc Thạch Thành. Thạch Thành có thiếu nữ tên Mạc Sầu, giỏi nhạc ca dao Thạch Thành, trong lời hát có tiếng vong sầu, vì thế mà thành bài ca.” Cổ kim nhạc lục cũng viết: “Nhạc Mạc Sầu còn gọi là man nhạc, có mười sáu người múa, tám người chơi nhạc.” Ở đây nói, Mạc Sầu là thiếu nữ giỏi ca hát ở Thạch Thành.
Theo một truyền thuyết khác thì là “Mạc Sầu, người Dĩnh Châu, Thạch Thành”, theo như lời trong khúc nhạc Mạc Sầu, Nhạc phủ Thanh thương Tây khúc: “Mạc Sầu tại hà xử? Mạc Sầu Thạch Thành tây, đĩnh tử đả lưỡng tương, tá tống Mạc Sầu lai. Văn hoan hạ Dương Châu, tương tống Sở sơn đầu, trì thủ bão yêu khán, giang thủy đoạn bất lưu.” Mạc Sầu ở đây là thiếu nữ Mạc Sầu ở Thạch Thành nước Sở.
Còn có một truyền thuyết nữ là theo Hà trung chi thủy ca của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn: “Hà trung chi thủy hướng đông lưu, Lạc Dương nữ nhân danh Mạc Sầu.” Mạc Sầu ở đây thiếu nữ Lạc Dương.
Rút cuộc thì Mạc Sầu là ai, ai là Mạc Sầu? Đã không còn ai tìm hiểu nữa, ở thế giới bà sa, nơi bích thủy tiếp thiên, liễu duệ sinh tư này chính là Mạc Sầu Hồ.
Lúc này ráng tà đỏ sẫm, gió mát vi vu, làm sóng nước ánh lên ngàn điểm vàng óng. Tiếng ca theo gió từ đằng xa truyền tới:
- Mạc Sầu tại hà xử? Mạc Sầu tại Hán Đường; Hán Đường bất khả vãn, Mạc Sầu mạc bất sầu.
Tiếng ca tuy nhỏ nhưng cao vút gai người, như gió thu vượt đỉnh núi cao, lại mang theo chút u sầu, lưu đãng chốn nhân gian. Người áo gai ngước mắt nhìn lại, chỉ thấy mấy chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt tới, trên thuyền tay áo phấp phới, uyển chuyển dịu dàng.
Bấy giờ có mấy người bộ dạng như quan lại, đã uống say đến bảy tám phần, vừa hát hò vừa cười nói huyên náo, đang đi lần theo đường mòn bên tiểu đình Mạc Sầu Hồ, nghênh ngang bước tới, một người “khặc” một tiếng, nhổ một bãi đờm xuống hồ.
Chỉ nghe có kẻ cười cợt nhả, nói:
- Mấy cô bé kia không biết đang hát tình ca gì, chúng ta tới tìm mấy đứa vui vẻ một chút.
Viên quan đi ở giữa nụ cười đầy vẻ dâm tà:
- Ở đây so với kim phấn trong cung, tư vị hoàn toàn khác biệt nha...
Hai tên cùng bật cười suồng sã, thị vệ cùng đám ton hót nịnh bợ xung quanh cũng nhanh nhảu cười lớn tài bồi.
Quan viên đó mũi ưng mày rậm, cao hơn người khác một cái đầu, nhưng trong mắt mười phần tà dâm, xung quanh đều là quan Tống. Nơi tiền phương giành giật từng tấc đất, máu loang vạn dặm, sinh linh đồ thán, dân chúng lầm than, hậu phương lại chủ nghị hòa, gặp đám quan lại nước Kim tới thì hạ mình ton hót, không tiếc bắt dân nữ nhà Tống dâng lên cho chúng hưởng lạc, so với cảnh tàn sát gian dâm nơi chiến hỏa lan tràn thì cũng là một nỗi bi thương khác.
Một tên thị vệ thấy người Kim kia có ý với mấy thiếu nữ hái sen, mội huơ tay hô lớn:
- Này, này, tới đây, tới đây...
Những thiếu nữ kia như không nghe thấy, tiếp tục ca hát. Người Kim kia nấc rượu một cái, ngồi xổm xuống đất, tiểu tiện ngay bên hồ, mặt khác người dâm đãng:
- Các ngươi nghe, nghe xem...
Tiếng ca của các thiếu nữ dưới hồ du dương động lòng, hóa ra là do một thiếu nữ hát, những người khác dìu dặt hòa theo, bóng thuyền dập dờn đan xen giữa sóng nước, vạt áo phấp phới, tiếng ca vấn vít, có thể nói là thanh u chí cực.
Lúc này người Kim kia lại “ợ” một tiếng, nôn ra ồng ộc. Quan Tống vội tới nâng đỡ, kết quả là bị nôn ra ô uế đầy người, quan Tống nhíu nhíu mày nhưng cũng không dám tránh né. Lại nghe tiếng hát ngân lên:
- ... Hữu sở tư, nãi tại Mạc Sầu Hồ. Hà dụng vấn di quân, song châu đại mội trâm, dụng ngọc thiệu liễu chi. Văn quân hữu tha tâm, lạp tạp tồi thiêu chi! Đương phong dương kỳ hôi. Tòng kim dĩ vãng, vật phục tương tư! Tương tư dữ quân tuyệt. Hữu sở tư!
Đám Kim, Tống kia tiếp tục cười đùa, nôn mửa, bống nghe có người quát lên:
- Yên lặng!
Tất cả ngẩn ra, thật sự không ra được ở Phủ Lâm An này lại có ai to gan như vậy, không ngờ lại dám quát bảo Kim triều Xu mật sứ cùng quan lại cao cấp của “Tử hoàng đế” dừng hành nhạc? Đám người nhìn lại, chỉ thấy một người áo gai đang nhíu mày ngồi bên hồ. Một tên thị vệ vung đao quát:
- Ngươi là cỏ rác núi nào mà dám đến đây hô to gọi nhỏ. Không mở mắt ra mà nhìn xem, nhà ngươi...
Còn chưa nói dứt lời đã bụp một tiếng, bị đánh bay xuống hồ, mới được nửa đường lại bị người đó vung tay bắt được, chỉ nghe người đó lẩm bẩm nói:
- Không thể làm bẩn nước hồ.
Lai tung người kéo tên thị vệ đó lên, vận lực ném đi, chỉ nghe đánh vù, không biết là đã bay tới tận đâu, bụp một tiếng, cũng không biết là rơi xuống chỗ nào.
Mấy tên thị vệ, quan viên còn lại đều cao giọng quát tháo, rút đao tới chém, người kia mỗi tay một tên, trong khoảnh khắc đã ném bay cả chín tên thị vệ đi đâu không rõ, sau khi rơi xuống đất liền không còn âm thanh gì nữa, chỉ còn lại sứ giả Kim triều cùng quan viên Tống triều kia, viên quan nhà Tống đã sợ đến hồn bay phách lạc, té đái vãi phân!
Người áo gai mỗi tay ném một tên, đến lúc ngẩng lên thấy hai người bọn chúng, bỗng nói:
- Giết các ngươi chỉ bẩn tay ta.
Sứ giả Kim triều quát lớn, bước lên một bước, tay khom trảo đánh xuống, không ngờ lại là Đại lực Ưng trảo thủ!
Người áo gai phất tay, đã hóa giải thế tới, người Kim biết đây lúc sống chết trước mắt, đánh loạn đánh cuồng, liều mạng chiến đấu, quan viên triều Tống thì lại quỳ dưới đất cầu xin liên tục. Nhưng mặc cho người Kim kia tấn công thế nào, người áo gai chỉ giơ tay nhấc chân là đã dễ dàng hóa giải, tiếp tục nghiêng tai lắng nghe tiếng ca trong vắt.
Bỗng có một sợi vải màu xanh lục bắn tới, quấn trúng vào cổ người Kim kia. Người Kim vung tay muốn kéo nhưng dây vải vụt thít lại, người Kim hai mắt trợn trừng, lưỡi thè ra ngoài, lập tức nghẹt thở mất mạng.
Dây vải đó lại quấn qua, tròng vào cổ viên quan Tống. Viên quan hét lên:
- Cứu mạng...
Tiếng kêu được nửa chừng thì tắt lịm. Chỉ nghe một giọng nói trong trẻo, tao nhã, cười nói:
- Cậu sợ giết bọn chúng làm bẩn hai tay, vậy ta giết bọn chúng thay cậu, thế nào?
Tiếng nói chưa dứt, dưới gốc liễu đã có thêm một nữ tử mặc cùng trang, soạt một tiếng, dây vải như li miêu, chui tọt về trong ống tay áo nàng.
Người áo gai mỉm cười có chút mỏi mệt, tiếp tục ngưng thần lắng nghe. Nữ tử mặc cung trang ưu nhã kia hỏi:
- Tiêu huynh đệ, cậu đang nghe gì vậy?
Người áo gai bàng hoàng đáp:
- Chị nghe, chị nghe, có phải là giống tiếng hát của Đường Phương không...
Nữ tử đó ngỡ ngàng một thoáng, ánh mắt vụt sáng lên, nhưng trong mắt lại có chút ưu thương, lại có chút thấu hiểu, càng mang một chút thương tiếc, mỉm cười dịu dàng nói:
- Ta làm sao biết được, ta còn chưa có phúc như cậu được nghe tiếng hát của Đường cô nương...
Tiếng nói không ngờ lại thoáng vẻ chua xót.
Người áo gai đó chính là Tiêu Thu Thủy, người tung vải giết địch chính là Triệu Sư Dung. Hai người họ cùng Lý Hắc, Hồ Phúc, Thi Nguyệt, Hồng Hoa, Ngô Tài trong Lương Quảng thập hổ, cùng với Trần Kiến Quỷ, hòa thượng Đại Đỗ, Thiết Tinh Nguyệt, Khâu Nam Cố, Lâm công tử, Lương Đấu, Mạnh Tương Phùng, Khổng Biệt Lý chiến đấu khắp nơi, trải mọi gian khó. Ngô Tài không tiếc thân mình xâm nhập vào trận doanh quân Kim làm nội gián, không may bị Lâm công tử hiểu lầm, truy sát năm trăm dặm, cuối cùng tại Biện Kinh đại bản doanh quân địch ngộ sát Ngô Tài, Lâm công tử cùng từ đó mà mai danh ẩn tích.
Đại hiệp Lương Đấu cùng hai người Hận bất tương phùng, Biệt li lương kiếm Mạnh Tương Phùng, Thiên nhai phân thủ, Tương kiến bảo đao Khổng Biệt Ly, lần lượt gia nhập vào hai phái Trương Hiến, Vương Quý. Trương Hiến, Vương Quý bị Tần Cối buộc tội mưu phản bắt giữ, thân chịu khổ hình. Trương Hiến đến chết không chịu khuất phục, Vương Quý thì bị ép làm chứng giả, sau việc đó liền không nghe tin tức hai người Mạnh Tương Phùng, Khổng Biệt Ly nữa. Còn về Lương Đấu, có người đồn ông nguyên là công khanh truyền đời, nhưng vì phản kháng quân Kim mà bị giải trừ binh quyền, đi theo Hàn Thế Trung vì cố gắng bảo vệ Nhạc Phi mà bị gian tướng coi như gai trong mắt, dằm trong tim, đóng cửa từ khách, tuyệt không bàn chiến sự, hai người thường cưỡi lừa mang rượu, ngao du Tây Hồ cho qua ngày tháng.
Lúc này Mộ Dung Cung đã tử chiến, mấy người Đinh sắt Lý Hắc, Kim đao Hồ Phúc, Tạp Hạc Thi Nguyệt, Đầu sắt Hồng Hoa, Diêm Vương thân thủ Trần Kiến Quỷ, hòa thượng Đại Đỗ, Vua rắm Thiết Tinh Nguyệt, Mồm sắt Khâu Nam Cố vẫn theo Tiêu Thu Thủy, hơn nữa còn được Tiêu Thu Thủy truyền thụ các loại võ công của Thiếu Lâm, Võ Đang, Quyền Lực bang, Chu đại thiên vương mà võ công tăng lên mấy lần. Võ công Tiêu Thu Thủy hiện tại đã vượt xa ngày trước, trong trận đánh lôi đài Tương Dương, hắn được ba viên Vô Cực tiên đan cùng tám đại cao thủ dốc lòng truyền thụ, võ công đã ẩn ước có thể ổn thắng Song sí Nhất sát Tam phượng hoàng thủ hạ Liễu Tùy Phong, đến nay cộng thêm Thiếu Võ chân kinh cùng Vong Tình thiên thư do Tam Tài kiếm khách truyền thụ, võ công đã trên cả mấy người Thiên Chính Thiếu Lâm, Thái Thiện Võ Đang. Lúc này Triệu Sư Dung bên bờ Mạc Sầu Hồ, đã cùng Tiêu Thu Thủy chính chiến nhiều năm. Trong đời nàng cũng đã trải qua không biết bao nhiêu trận đánh, gặp qua bao nhiêu việc đời, nam tử thế gian từng gặp gỡ cũng nhiều không đếm hết. Nhưng nàng cùng Tiêu Thu Thủy đánh đông dẹp tây, ban đầu là nhận lệnh của Lý Trầm Chu, mặt khác cũng là đồng tình với nghĩa quân, nhưng một đường chính chiến không ngờ lại không tự rút ra được, hơn nữa còn càng lúc càng lún sâu hơn... Năm xưa khi nàng ở cùng với Lý Trầm Chu cũng là như vậy. Nàng vốn thông minh lanh lợi, ung dung cao nhã, xinh đẹp không gì sánh được, ngoài ra với âm nhạc, vũ đạo đều cực kỳ có thiên phú, xuất thân trong thế gia vương hầu, có thể nói là vô âu vô lo. Chỉ là trong một ngày mùa hạ, nàng bỗng nảy ra một ý tưởng kỳ lạ, cảm thấy việc ở nhà thêu thùa may vá, chờ đợi hôn sự đang đến gần với con trai độc nhất của Tể tướng... thực sự là một chuyện nhàm chán, vì thế nàng quyết định chạy trốn ra giang hồ...
Chẳng ngờ lại gặp phải Lý Trầm Chu. Nàng gặp Lý Trầm Chu, cũng là giữa ngàn người vạn người, chỉ cần gặp mặt một lần là cả đời không quên. Nàng từ bỏ vinh hoa phú quý gia đình, cùng cả vị hôn phu đang si mê chờ đợi, cùng Lý Trầm Chu xông qua giang hồ. Nàng thích ứng rất nhanh, huynh đệ của Lý Trầm Chu vừa kính trọng nàng, vừa thương yêu nàng, lại cũng sợ hãi nàng, nghe lời nàng. Sự nghiệp Lý Trầm Chu càng thận buồm xuôi gió. Nhưng trong đó cũng có vố số chuyện giang hồ phong ba quỷ quyệt, nhân nhân quả quả, ám toán ác độc, đảo điên âm hiểm, cũng có những lúc tráng chí khó thành, lạc lõng vô kế nhưng cuối cùng cũng đều yên ổn vượt qua. Đến khi cơ nghiệp Quyền Lực bang đã yên ổn thì năm tháng thoi đưa, nàng và Lý Trầm Chu đã không còn là tình nhân trẻ trung nữa, tùy là một đôi tình lữ như thần tiên mà võ lâm vẫn truyền tụng nhưng nàng biết, âm nhạc của nàng, vũ đạo của nàng, sự nghiệp của nàng đều lần lượt trôi đi theo dòng tháng năm rồi. Nhang nàng vẫn đi cùng Lý Trầm Chu như thế, cũng cảm thấy rất thỏa mãn. Ngoài Liễu Ngũ Liễu Tùy Phong ra, mấy người Đào Nhị, Cung Tam, Mạch Tứ, Tiến Lục, Thương Thất, cứ lần lượt từng người, không phải phản bội thì là tử chiến, trước sau rời xa y, cũng rời xa luôn nhân thế. Thuộc hạ của Lý Trầm Chu, không cần biến là Bát đại Thiên vương, hay là Cửu thiên Thập địa, Thâp cửu Nhân ma, cho đến đệ tử phân đầ của Thập cửu Nhân ma, tất cả đều lần lượt ra... Chỉ có nàng vẫn vậy, nàng ở bên cạnh y, vẫn luôn ở bên cạnh y, chưa từng ruồng bỏ y, chung quy sẽ khiến cho Lý Trầm Chu có một ngày cảm thấy, khi nàng vì lý do nào đó mà không có mặt, sẽ cảm thấy kinh ngạc, sẽ cảm thấy không chịu đựng nổi đả kích này...
....Tất nhiên là nàng sẽ không bao giờ làm như vậy. Nhưng nàng sẽ nghĩ như vậy. Nghĩ như vậy sẽ khiến nàng muốn khiến cho mình quan trọng khi ở bên Lý Trầm Chu, mà còn gì quan trọng hơn là địa vị của nàng ở trong Quyền Lực bang? Vì thế trong Quyền Lực bang nàng bắt đầu hỏi đến rất nhiều chuyện... Thưởng phạt trong bang bang có được nghiêm minh rành rọt không? Trong bang có vì ngày càng lớn mạnh mà binh kiêu tướng loạn không? Tác phong đệ tử trong bang có vì văn dốt võ dát mà khiến người trong võ lâm coi như rác rưởi không? Triệu Sư Dung dần dần quan tâm đến tất cả những điều đố. Cho nên người trong võ lâm đều biết, bên cạnh Lý Trầm Chu có hai nhân vật rất tài giỏi, không thể trêu vào được... Chính là Triệu Sư Dung và Liễu Tùy Phong. Nhưng năm tháng của nàng đã trôi qua mất rồi, những chuyện nàng yêu thích muốn hoàn thành cũng đã trôi qua mất rồi... Cho đến khi nàng gặp Tiêu Thu Thủy. Tiêu Thu Thủy chỉ là một người bên Mạc Sầu Hồ dưỡng thương, tưởng nhớ đến Đường Phương. Nhưng khi nàng cùng hắn giết quân Kim, vì không để quân Kim hỏa thiêu một thôn trang, một nhóm mình đánh đến toàn thân nhuộm máu. Lý Trầm Chu cả đời giết người, thân không vương một chút máu. Lý Trầm Chu bình tĩnh ung dung, vô bi hỉ, Còn Tiêu Thu Thủy thì đại bi đại hỉ. Nhưng nàng luôn cảm thấy, mình và Lý Trầm Chu là một đám người đạo cốt tiên phong trên trời cao, không nén được phải hạ phàm để gặp một cuồi có máu có thịt như thế. Nàng mấy năm nay cùng các huynh đệ mặc giáp chiến đấu, đã nảy sinh tình cảm sâu sắc với những người này. Ngay chính bản thân nàng cũng cảm thấy kinh ngạc, tại sao lại thích ứng nhanh như vậy, tại sao lại lãng quên như vậy... Nàng thậm chí còn hận tại sao mình lại như vậy. Tiêu Thu Thủy hoài niệm Đường Phương, vẫn luôn nhung nhớ trong lòng, không ngày nàng quên. Còn nàng và Lý Trầm Chu, phảng phất như cao tình vong tình, lại không viết kỳ thực là vô tình.
Cùng chiến đấu với Tiêu Thu Thủy, đó là cảm giác lớn lao mãnh liệt, là đang sống, là chảy máu, là cao giọng nói cười, là hoa tay múa chân. Triệu Sư Dung từng nghĩ, Đường Phương thấy Tiêu Thu Thủy cùng mọi người đánh đông dẹp tây, không biết sẽ có cảm thấy tức giận hay không? Nếu như có thì Đường Phương thật quá không hiểu Tiêu Thu Thủy rồi. Ai cũng biết, chỉ có Đường Phương mới có thể khiến Tiêu Thu Thủy thực sự cảm thấy vui sướng. Còn bản thân nàng thì sao? Chẳng lẽ chỉ là một nữ tử hỗ trợ một người đàn ông củng cố cơ nghiệp xong, lại đi giúp đỡ một thanh niên khác quật khởi lên sao? Bản thân nàng với Lý Trầm Chu, phải chăng cũng là như vậy?
.... Thế nhưng tại sao lại nghĩ đến những chuyện này, nghĩ đến mình, nghĩ đến Lý Trầm Chu, Tiêu Thu Thủy, Đường Phương, tất cả là để làm gì? Lúc này tiếng ca vẫn du dường truyền lai, Tiêu Thu Thủy đang toàn tâm toàn ý hoài niệm Đường Phương, cũng không chú ý tới biến hóa trong tình cảm của Triệu Sư Dung. Trong lòng hắn bây giờ chỉ có một suy nghĩ quay cuồng: “Ta phải vào trong Thục, ta phải tới Đường môn đất Thục tìm đường Phương.” Tiêu Thu Thủy có lẽ là vì gió nổi, cũng có lẽ là vì liễu bay, cũng có lẽ là vì tiếng ca quen thuộc... mà nảy ra suy nghĩ phải đi tìm Đường Phương. Hắn đứng dậy, đi đi, lại lại, Triệu Sư Dung biết hắn đang suy nghĩ. Đôi mắt đen tuyền như đêm của Triệu Sư Dung dõi theo bước chân Tiêu Thu Thủy qua lại, chỉ thấy hắn lúc thì vui vẻ mừng rỡ, thoắt cái lại buồn bã ủ ê, Triệu Sư Dung nhẹ giọng hỏi:
- Cậu muốn vào trong Thục?
Tiêu Thu Thủy vụt đứng lại, gãi gãi đầu, cười khan hỏi:
- Làm sao chị biết được?
Triệu Sư Dung khẽ vịn vào một cành cây, nói:
- Cậu lúc thì chợt vui, lúc lại chợt buồn, nếu nghĩ đến quốc gia đại sự thì chẳng có gì đáng vui, nếu như nghĩ tình đồ cá nhân, cậu trước nay không lo lắng... Không phải nghĩ tới Đường cô nương thì còn ai vào đây nữa!
Tiêu Thu Thủy bối rối đáp:
- Phải. Tôi muốn vào trong Xuyên.
Triệu Sư Dung chờ hắn nói tiếp, quả nhiên Tiêu Thu Thủy lắp ba lắp bắp tiếp tục:
- Nhưng mà không biết là... Nàng có chịu gặp tôi không... Quy củ Đường môn lại nghiêm khắc như vậy
Sắt mặt lại vụt hiện lên vẻ kiên nghị, chợt hỏi:
- Chị thì sao? Triệu tỷ tỷ, có muốn về gặp Lý bang chủ một chuyến không?
Triệu Sư Dung trong lòng chua xót, thầm nghĩ: “Bản thân chàng thì sao? Chàng cũng không tới gặp ta!” Vẫn gượng cười nói:
- Huynh ấy bận nhiều việc. Hai chúng ta đều tự làm theo ý mình, không can thệp lẫn nhau, lâu cũng quen rồi.
Tiêu Thu Thủy phủi phủi bùn đất trên quần áo, nói:
- Bây giờ tôi đi.
Triệu Sư Dung khẽ giật mình, hỏi:
- Bây giờ cậu đi luôn?
Tiêu Thu Thủy ánh mắt tỏa sáng, đáp:
- Hảo tỷ tỷ, đa tạ chị nói với tôi những chuyện đó. Bây giờ tôi sẽ lập tức xuất phát!
Triệu Sư Dung hai mắt dõi xuống đất, nói:
- Cậu nghe xong là đi luôn?
Tiêu Thu Thủy kiên nghị đáp:
- Phải.
Triệu Sư Dung nói:
- Một khắc cũng không chờ được?
Tiêu Thu Thủy ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao phải chờ đợi?
Triệu Sư Dung ngần ngừ một thoáng rồi bỗng ngẩng đầu, hít sâu một hơi, sóng mắt lưu chuyển, mỉm cười ưu nhã:
- Ít nhất cũng phải chờ tới đêm nay, ta bày một bầu rượu, cậu cùng mấy huynh đệ Thiết Tinh Nguyệt, Đại Đỗ gặp nhau tạm biệt.
Tiêu Thu Thủy thoáng suy nghĩ, lập tức hiện lên gương mặt của cả nhóm huynh đệ cùng vào sinh ra tử, trong lòng cũng thấy luyến tiếc, đáp:
- Như vậy cũng được, chỉ là làm phiền tỷ tỷ rồi... Làm phiền, đa tạ...
Triệu Sư Dung cười nhẹ, điều nàng đang nghĩ lúc này là ba năm trước, dưới lôi đài dốc Trường Bản, Chu Thuận Thủy muốn giết Tiêu Thu Thủy, mình dùng sát khí ép tới sau lưng Chu Thuận Thủy khiến lão không dám ra tay, xong việc Tiêu Thu Thủy cũng nói một tiếng đa tạ... Ba năm chinh chiến đã qua, chẳng lẽ vẫn toàn là những lời khách khí đó sao?
Tiêu Thu Thủy như không hề nhận thấy. Tiếng nhu hòa trong trẻo như sóng nước trên mặt hồ, càng lúc càng lan xa.
Trời không sao, có trăng.
Bờ hồ dương liễu.
Thiệp mời.
Khách: Vua rắm, Mồm sắt, Đầu sắt, Đinh sắt, Tạp hạc, Hảo nhân, Đại Đỗ, Kiến Quỷ.
Giờ: Tối nay.
Địa điểm: Bên hồ.
Làm gì: Tiễn Tiêu đại ca.
Kim Lăng Triệu Sư Dung kính mời.
(ai không đi là con cháu nhà rùa đen)
Kỳ thực cho dù Triệu Sư Dung không bỏ thêm câu cuối cùng thì chỗ có đồ ăn, có rượu uống, có Tiêu Thu Thủy, đám người này cũng sẽ đến, càng huống hồ là cho thêm câu cuối nữa!
Có món ăn còn chưa bưng lên đến nơi, người ngồi quanh bàn đã sớm nuốt nước bọt không biết bao lần.
Ba mùi hương thịt khác nhau của món “Tam ti” bốc lên nức mũi, lại thêm vị tươi của ốc hương, lưỡi dê xào càng khiến người ta thèm nhỏ dãi. Đối với Quảng Đông tam hổ mà nói, thứ khiến họ chú tâm nhất vẫn là bát “canh rắn” kia, nhưng chỉ có thể trợn mắt nhìn, chảy nước miếng, bởi vì hai người Đinh sắt Lý Hắc cùng Trần Kiến Quỷ thủy chung vẫn không thấy xuất hiện. Mọi người thật sự là đói lắm rồi, trăng thanh gió mát, sóng nước rì rào cũng chẳng ai có tâm mà thưởng ngoạn. Thiết Tinh Nguyệt nuốt nước bọt đánh ực một cái, trong lòng thầm nghĩ:
“Mẹ nó chứ, tên da đen với Trần Kiến Quỷ chẳng lẽ là thầm trốn riêng với nhau à?”
Khâu Nam Cố càng đói tới mức kinh khủng, mắt thấy đã chờ đến hơn nửa canh giờ, thức ăn đều nguội cả rồi mà Lý Hắc và Trần Kiến Quỷ vẫn chưa tới. Hắn vươn mũi ra hít một hơi thật sâu, ai mà biết thức ăn mà Triệu Sư Dung nấu thật không thể ngửi suông được, mọt cú hít hơi này lại càng bụng đói thêm, nước miếng chảy tí tách cả ra bàn. Thi Nguyệt nhíu mày, tránh ra nói:
- Cậu thật nên đeo cái yếm vào!
Khâu Nam Cố thật sự đói không chịu nổi nữa rồi, vỗ bàn đánh chát một cái, hô lên:
- Rõ ràng là đói bụng lại còn ra vẻ ăn no rồi, tôi không làm nổi! Mặc kệ nó, ăn trước tính sau.
Mọi người đều nâng đua lên, đang chuẩn bị gắp, nhìn sang phía Tiêu Thu Thủy, Tiêu Thu Thủy mỉm cười lắc đầy, nhưng sang thỏ nguyệt trời tây, mặt thoáng vẻ lo âu. Mọi người trước nay luôn tuân theo nhất cử nhất động của đại ca, chỉ có thể mau chóng bỏ đũa xuống. Tiêu Thu Thủy nhíu mày, thấp giọng nói:
- Thật là kỳ lạ. Lý Hắc và Trần Kiến Quỷ sao còn chưa tới? Trần Kiến Quỷ có chuyện náo nhiệt tụ hội sao có thể không đến được? Lý Hắc trước nay nói lời giữ lời, thích chơi thích đùa, càng không thể vắng mặt được
Hắn nói đến đây, lại khẳng định thêm một câu:
- Bọn họ không thể nào không tới.
Lúc này Triệu Sư Dung bưng thức ăn đi ra, mùi hương bốc lên nghi ngút khiến cho tất cả đều ứa nước miếng, hòa thượng Đại Đỗ nghếch mũi ngửi ngửi, nhảy dựng cả lên:
- Là “Long sắt chưng hòa trung”, ăn ngon ăn ngon.
Triệu Sư Dung cười nói:
- Còn có “Lão miêu đôn chung”, đều là những món người Lĩnh Nam các cậu thích ăn nhất...
Nói tới đây, liếc thấy sắc mặt Tiêu Thu Thủy có chút lo âu, lại thấy hai chiếc ghế để không, trong lòng đã hiểu đến tám phần, hỏi:
- Sao rồi, Đậu đen và Kiến Quỷ còn chưa về à?
Lời còn chưa dứt, bên ngoài bỗng có tiếng hét lớn cùng mấy tiếng binh khí giao kích.
Chỉ thấy một người áo trắng như tuyết nhưng tay áo đến khuỷu là cụt, quần tới gối là hết, giống như bị người ta cắt đi mất, vô cùng quái dị, người đó cao lớn uy mãnh, mỗi lần xuất một kiếm là lại hét lớn một tiếng, kiếm trong tay lúc tối lúc sáng, khi tối hiện màu đỏ sậm, khi sáng đỏ tươi như máu.
Người đó cầm một thanh cổ kiếm, lực đấu hai người, chính là Lý Hắc và Trần Kiến Quỷ, bên cạnh còn có một người mình mặc trường bào màu lam, mặt không chút biểu tình chắp tay đứng bên quan chiến.
Thiết Tinh Nguyệt trông thấy tình cảnh như vậy, lập tức nổi giận, quát lớn:
- Tặc tử, hóa ra là tên tinh tinh lớn nhà mi hại đại gia ta không có cơm ăn, đại gia ta...
Bước lên muốn chia một chân giao đấu, Triệu Sư Dung khẽ nhún mình, phóng tới trước mặt Thiết Tinh Nguyệt ngăn hắn lại, hạ giọng nói:
- Xem trước rồi tính.
Chỉ nghe vút vút mấy tiếng, huyết kiếm của người cao lớn chém ra, Trần Kiến Quỷ tay không đỡ lấy một đòn của đối phương, đối thủ không ngờ lại dùng thân kiếm phát ra chưởng lực “phách không”, Trần Kiến Quỷ không kịp thu thế, bịch bịch bịch, rồi lại bịch bịch bịch liên tiếp lùi lại sáu bước, nhưng vẫn không giữ vững chân được, không tự chủ lại lùi thêm một bước nữa, lưng đập sầm vào một gốc cây lên, quả lê rơi xuống lào rào như mưa đổ. Cùng lúc này, Lý Hắc âm thầm di chuyển, đã lẻn tới sau lưng người kia,vung tay chộp thẳng vào huyệt Thần Đạo trên lưng người đó.
Người kia hét lớn một tiếng, quay mình lại, dưới ánh trăng sáng bạc, mấy người Triệu Sư Dung trong lòng đều giật nảy. Người đó cao lớn như trâu nhưng lại là một ông lão râu tóc bạc trắng. Ông lão quay người, tay Lý Hắc bắt trúng vào ngực ông ta, kéo về không được, người đó vung kiếm chém xuống.
Thi Nguyệt trông thấy rõ ràng, không khỏi kêu lên kinh hãi. Ai ngờ kiếm chém tới nửa đường, ông lão đột nhiên ngừng lại, nhìn chằm chằm vào Lý Hắc, lắc lắc đầu, rồi lại lắc lắc đầu, lẩm bẩm:
- Không được.
Đoạn phất tay, nói:
- Không được, ngươi không có binh khí, thắng ngươi cũng chẳng tính là anh hùng.
Bỗng tự tháo một thanh trường kiếm đeo sau lưng, tung sang phía Lý Hắc quát:
- Kiếm này với ngươi đen trắng xứng đôi, ngươi lấy nó mà đấu đi!
Lý Hắc đón kiếm vào tay, rút trường kiếm ra. Thanh kiếm này dài hơn gấp đôi so với các kiếm khác, tới tận hơn bảy thước, thân kiếm trắng ngần, có khắc mấy chữ. Lý Hắc trợn to đôi mắt hạt đậu, đảo qua một vòng, lập tức ngẩn ra, nói:
- Bạch trư vương tử kiếm?
Triệu Sư Dung và Tiêu Thu Thủy đưa mắt trao đổi, thanh Bạch trư vương tử kiếm này là bảo kiếm của danh gia rèn kiếm Bạch Chu năm xưa. Bạch Chu tuy là thợ rèn nhưng kiếm pháp tự thành một nhà, võ công cực cao, tự xưng kiếm thuật vô song, tính tình cô độc trúc trắc, làm người cổ quái hoạt kê, lại thích mặc trường bào màu trắng, tự cho là thanh cao nho nhã, bộ dạng ưa phô trường, cho nên nên bị người ta gọi là “Bạch trư vương tử”, bảo kiếm thành danh của ông ta cũng bị kéo theo gọi là Bạch trư vương tử kiếm.
Vị đại sư Bạch Chu này về sau lại gặp một kiếm khách khác cũng thích mặc áo trắng, là Lận Tuấn Long chưởng môn Thanh Thành kiếm phái ngoại hiệu Thiên thủ Kiếm viên. Lận Tuấn Long tuổi tác cũng tương đương nhưng võ công đi theo đường linh hoạt phiêu hốt. Ông ta tuy cao tuổi nhưng khi đã ra tay thì mười gã thanh niên trẻ tuổi cũng không nhanh chóng bằng một mình lão nhân gia ông.
Võ lâm Tam đại kiếm phái là Hoán Hoa kiếm phái, Thiết Y kiếm phái, Thương Lãng kiếm phái. Hoán Hoa kiếm phái nhà họ Tiêu đã bị Quyền Lực bang và Chu đại thiên vương hủy diệt, Thiết Y kiếm phái Ứng Khi Thiên bị Thái Thiện chân nhân Võ Đang giết chết, Thương Lãng kiếm phái thì là coi rối của Quyền Lực bang.
Trong những kiếm phải nổi danh khác có Thập Tự kiếm phái, Hoa Sơn kiếm phái, Nam Hải kiếm phái, Chung Nam kiếm phái, Thiên Sơn kiếm phái. Thập Tự kiếm phái Tôn Thiên Đình bị Chu đại thiên vương giết chết, Hoa Sơn kiếm phái Quảng Đậu Tử cũng chết dưới đao Nam Cung Vô Thương. Hải Nam kiếm phái quy phục Quyền Lực bang, Đặng Ngọc Bình trở thành Nhân vương, bại chết ở Hồng Môn, Thiên Sơn kiếm phái Vu Sơn Nhân cùng Lâu Tiểu Hiệp một người thoái ẩn giang hồ, một người bị Tiêu Thu Thủy giết, Chung Nam kiếm phái gần đây đã suy sụp. Kiếm phái đã hết, chỉ còn lại kiếm thủ thành danh.
Trong Quảng Tây tam sơn, Cố Quân Sơn, Đỗ Nguyệt Sơn, Khuất Hàn Sơn lần lượt tử vong. Trong Thất đại danh kiếm, Tiêu Tây Lâu, Tân Hổ Khâu, Khúc Kiếm Trì, Đặng Ngọc Bình, Khổng Dương Tần đều đã bỏ mạng, chỉ còn Khang Xuất Ngư, Mạnh Tương Phùng. Còn về Thần Châu tam kiếm trước thời Thất đại danh kiếm, Tứ chỉ khoái kiếm Tề công tử, Âm Dương thần kiếm Trương Lâm Ý, Chưởng thượng danh kiếm Tiêu Đông Quảng đều đã qua đời. Đời sau Thất đại danh kiếm, Đao Kiếm bất phân Lâm công tử, Thiên Lang kiếm Tiêu Dịch Nhân, Hắc Bạch song kiếm Tiêu Khai Nhạn, hai người sau đều đã chết, Lâm công tử cũng tiêu thanh biệt tích, lang bạt võ lâm.
Cứ như vậy chỉ còn lại Thương Lãng kiếm phái, Hoa Sơn kiếm phái ẩn ước thành thế giằng co, chỉ là mấy năm nay võ lâm biến động, nhưng môn phái may mắn còn tồn tại uy danh thực lực đều kém xa ngày trước. Danh tiếng Hoa Sơn, Chung Nam, Thương Lãng thật sự còn kém xa Tam đại kiếm phái năm xưa. Lận Tuấn Long nguyên xuất từ Thanh Thành nhưng kiếm pháp tự tạo thành đường riêng. Lận Tuấn Long có thể nói là đã trải tận cay đắng giang hồ nhưng vẫn là một vị lão kiếm khách uy phong hào sảng, chẳng lẽ người áo trắng này chính là ông ta?
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK