• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Bản Sonata Kreutzer được viết bắt đầu năm 1887, hoàn thành năm 1889. Đã bị kiểm duyệt cấm xuất bản năm 1890, song lệnh cấm sau đó được đích thân Nga hoàng Alekandr III hủy bỏ. Trước khi được chính thức xuất bản ở Nga năm 1891, nó đã được lưu hành hàng ngàn bản dưới dạng in thạch bản và được dịch ra một số tiếng nước ngoài.
Tác phẩm gây xôn xao dư luận vì đã đưa ra những vấn đề mà trước đó chưa bao giờ được nói đến một cách công khai.

Một người bạn của Tolstoy - Nikolai Strakhov, triết gia đồng thời cũng là nhà phê bình văn học - đã viết cho nhà văn về tác phẩm này: “Anh chưa bao giờ viết cái gì ghê gớm và ảm đạm hơn tác phẩm này”. Anton Chekhov tuy có những nghi ngờ về các quan điểm liên quan đến y học của Tolstoy, nhưng đã khen ngợi nghệ thuật của các tác phẩm và cho rằng nó đã “khơi dậy suy nghĩ” nơi người đọc. Ivan Bunin sau khi đọc tác phẩm cũng đã viết thư cho Tolstoy ca ngợi và xin phép được đến gặp văn hào.

LEV NIKOLAYEVICH TOLSTOY

Văn hào Nga Lev Nikolayevich Tolstoy được biết đến như tác giả của bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại “Chiến tranh và hòa bình” và rất nhiều tác phẩm khác. Ông sinh ra tại điền trang Yasnaya Polyana thuộc tỉnh Tula vào ngày 28 tháng 8 năm 1828 trong một gia đình đại quý tộc. Tám mươi hai năm sau, đêm 27 rạng ngày 28 tháng 10 năm 1910, ông đã bí mật từ bỏ ngôi nhà thân yêu của mình, gửi lại cho vợ bức thư chia tay, cảm ơn bà vì 48 năm chung sống và quyết định đi tìm sự yên bình và giải thoát khỏi cuộc sống xa hoa mà ông đang sống. Chuyến tàu mà ông lên để ra đi chỉ đưa ông tới được ga xép Astapovo, cách Tula khoảng 100 km. Ngày 31 tháng 10 ông lâm bệnh, được đưa vào ga Astapovo và mất ở đó ngày 7 tháng 11 năm 1910.

Tolstoy là một trong số hiếm hoi các nhà văn Nga thế kỷ 19 đã sống đến tuổi ngoại bát tuần. Suốt đời, ông luôn là con người tìm kiếm lẽ sống, không bao giờ bằng lòng với những gì mình đã có, đã đạt được, và điều đó được thể hiện qua những tác phẩm của nhà văn. Có thể nói những tiểu thuyết lớn của ông đều là những cái mốc đánh dấu những bước chuyển quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Ông còn là một trong số các nhà văn mà cuộc đời của chính mình được đưa vào trong tác phẩm nhiều nhất.

Ba mươi năm cuối đời, kể từ sau khi nhà văn cho ra đời tiểu thuyết “Anna Karenina” (1879), Tolstoy trải qua thời kỳ mà người ta gọi là khủng hoảng đạo đức. Đây là thời kỳ nhà văn trải qua những sóng gió của cuộc sống gia đình, là thời kỳ ông luôn bị ám ảnh bởi cái chết và những ăn năn, sám hối về những lỗi lầm của bản thân cũng như của tầng lớp quý tộc mà ông là đại biểu. Đây cũng là thời kỳ ông đưa ra lý thuyết tự hoàn thiện bản thân, thời kỳ ông viết những tác phẩm nổi tiếng như “Cái chết của Ivan Ilich”, “Đức cha Sergei”, “Phục sinh”.

“Bản Sonata Kreutzer” cũng được viết trong thời kỳ này, (bắt đầu năm 1887, hoàn thành năm 1889). Nó bị kiểm duyệt cấm xuất bản năm 1890, song lệnh cấm sau đó được đích thân Nga hoàng Alexandr III hủy bỏ. Trước khi được chính thức xuất bản ở Nga năm 1891, nó đã được lưu hành hàng ngàn bản dưới dạng in thạch bản và được dịch ra một số tiếng nước ngoài. Tác phẩm gây xôn xao dư luận vì đã đưa ra những vấn đề mà trước đó chưa bao giờ được nói đến một cách công khai. Một người bạn của Tolstoy - Nikolai Strakhov, triết gia đồng thời cũng là nhà phê bình văn học - đã viết cho nhà văn về tác phẩm này: “Anh chưa bao giờ viết cái gì ghê gớm và ảm đạm hơn tác phẩm này”. Anton Chekhov tuy có những nghi ngờ về các quan điểm liên quan đến y học của Tolstoy, nhưng đã khen ngợi nghệ thuật của tác phẩm và cho rằng nó đã “khơi dậy suy nghĩ “ nơi người đọc. Ivan Bunin sau khi đọc tác phẩm cũng đã viết thư cho Tolstoy ca ngợi và xin phép được đến gặp văn hào.[1]

Có thể nói “Bản Sonata Kreutzer” đã cho thấy một Tolstoy dữ dội khác với Tolstoy trong “Chiến tranh và hòa bình”, “Anna Karenina” và nhiều tác phẩm khác. Tuy nhiên, chủ đề kiếm tìm lý tưởng đạo đức trong sự giao hòa với đời sống tự nhiên của nhân dân lao động, với thiên nhiên vốn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của nhà văn, cũng như nghệ thuật thiên tài của nhà văn trong mô tả tâm lý con người - “phép biện chứng tâm hồn” - vẫn được thể hiện rõ nét trong tác phẩm này.

Người dịch

__

Chú thích:

1. Các ý kiến của Strakhov, Chekhov và Bunin được trích theo: Wasiolek Edward, Tolstoy’s Major Fiction. The University of Chicago Press, 1978. Tr.215.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang