Đây chính là ấn tượng của Trương Hân Như về Tô Diệu Y.
Cô gái Giang Nam tài sắc vẹn toàn.
Đó cũng là đánh giá của thế hệ trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu ở vùng tam giác Trường Giang thậm chí nửa phía nam đất nước với Tô Diệu Y.
Thậm chí có người còn so sánh cô ấy với cô cả nhà họ Lý ở Yên Kinh, là người vô cùng tài giỏi trong kinh doanh.
“Bắc có Tuyết Nhạn, nam có Diệu Y, có thể có được một trong hai người, đời này không còn gì phải hối tiếc”.
Đây là lời cảm thán của mỗi cô gái ở Yên Kinh, cũng là tiếng lòng của nhiều cô gái.
Đó cũng là lý do mà Trương Hân Như ngưỡng mộ Tô Diệu Y.
Cô không thế tưởng tượng được một người cần bao nhiêu năng lượng, bao nhiêu thời gian để trau chuốt một cách hợp lý, lập kế hoạch tổng thể thế nào để trở thành người dẫn đầu trong mọi lĩnh vực như vậy!
Về phần bất đắc dĩ thì…
Sau khi Tô Diệu Y vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học, cô ấy đã lên kế hoạch du lịch trong bốn năm và quyết định bắt đầu từ kỳ nghỉ hè sau kỳ thi tuyển sinh đại học, tận dụng kỳ nghỉ đông và hè trong bốn năm đại học để trải dấu chân của mình khắp các vùng miền Hoa Hạ.
Trong kỳ nghỉ hè này, tháng đầu tiên cô ấy dành một tháng để vẽ minh họa và chơi piano trong một nhà hàng kiếm thêm tiền. Sang tháng thứ hai, cô ấy đến Đông Bắc trong một chuyến du lịch tiết kiệm theo kế hoạch, lao vào núi Đại Hưng An mãi cho đến ngày hôm nay mới về.
“Du lịch có thú vui của du lịch, huống chi, nếu không đi du lịch tớ sẽ không thể quen biết được Trần Tĩnh”.
Khi nói chuyện Tô Diệu Y mỉm cười với một cô gái khác ở hàng ghế sau.
Cô gái này cao hơn 1 m7, cũng đế tóc dài nhưng buộc đuôi ngựa, làn da màu lúa mì khỏe khoắn, đôi mắt to tròn, trong suốt mà kiên định, rắn rỏi như một đóa hoa mai.
Cô gái mặc một chiếc áo sơ mi kẻ sọc xanh trắng kết hợp với một chiếc quần jean ống bó, cả áo sơ mi và quần jean đều đã sờn cũ, đặc biệt là chiếc quần jean đã bạc trắng ở hông và đầu gối.
Hoa mai trong cái cơ hàn.
Cô ấy vốn xuất thân từ nông thôn nhưng khi đến Đông Hải phồn hoa, nhìn thấy nhà cao cửa rộng, mỹ nhân thành thị ăn mặc đẹp đẽ, cô ấy không hề rụt rè tự ti như những đứa nhỏ thôn quê bình thường khác, cũng không bị sự phồn hoa ở đây làm cho lóa mắt, chỉ ngồi ghi nhớ từng địa điểm nổi tiếng cùng biển báo đường phố quanh đây.
Không chỉ vậy, vừa rồi khi nghe nói về gia cảnh của Tô Diệu Y, cô ấy không hề để lộ cảm xúc bất thường mà ngược lại rất bình tĩnh.
Giờ phút này nghe được lời nói của Tô Diệu Y, cô ấy chỉ lãnh đạm cười, cũng không nói gì thêm.
“Hờ, cậu còn nói được nữa, nếu không phải nhờ Trần Tĩnh cậu có khi đã bị bọn cướp cưỡng hiếp rồi giết, sau đó ném xác vào vùng hoang vu nào rồi”, Trương Hân Như làu bàu nói.
Tô Diệu Y không còn biết nói gì.
Bởi những lời Trương Hân Như nói là
thật.
Cô ấy và Trần Tính gặp nhau trên xe buýt.
Chiếc xe buýt nhỏ bắt đầu từ một bãi tập kết ở khu vực Đại Hưng An hướng về thành phố, kết quả trên đường đi gặp phải bọn cướp.
Khi đó, đối diện với hai tên cướp trang bị đầy đủ dao, cả xe không ai dám chống trả, hầu hết đều rùng mình, sắc mặt ai nấy đều trắng bệch cả ra.
Tô Diệu Y tuy không đến nỗi vậy nhưng khi đó cũng vô cùng hoảng sợ.
Chỉ có một người là ngoại lệ.
Trần Tĩnh.
Tô Diệu Y nhớ rất rõ lúc đó cô ấy không nhìn thấy một chút thần sắc khác lạ nào trên mặt Trần Tĩnh, chỉ thấy ánh mắt Trần Tĩnh không ngừng nhìn về phía hai tên cướp.
Sau đó, khi một tên cướp chuẩn bị lôi Tô Diệu Y ra khỏi xe, Trẫn Tĩnh bất ngờ ra tay, khuất phục hai tên cướp, cứu cô ấy và tránh mất mát tài sản cho toàn bộ hành khách trên xe.
“Trần Tĩnh, hay cô suy nghĩ lại đi, cùng chúng tôi ở trong Gia Chúc viện của trường, đừng ở ký túc xá nữa!”, Trương Hân Như thuyết phục cô ấy. Cô là người thích náo nhiệt cũng có ấn tượng tốt với Trần Tĩnh.
“Không cần, tôi ở kí túc là được”.