Mấy năm trước cô nài nỉ mãi bố cô mới tìm mua cho cô cây giống dâu tây. Lúc đấy dâu tây vẫn là hàng hiếm, bố cô phải chạy gần gãy chân mới mua cho cô được mười cây giống. Có kinh nghiệm trồng dâu tây từ kiếp trước cô chỉ mất mấy năm biến mười cây thành gần nghìn cây như bây giờ. Ở giá dâu tây cao ngất ngưởng, cô đã tích góp được cho mình một ít tiền riêng nhờ bán dâu tây cho khách. Nhưng hơn tháng trước cô phải chuẩn bị thi cấp ba nên quên mất không chăm sóc bọn chúng. Với cái nóng này chắc chết cả rồi. Thật là đáng tiếc.
Trong lòng tiếc nuối, cô trèo lên ban công, thấy hơn mười bồn dâu tây ở đây vẫn lớn lên khỏe mạnh. Cái này làm cô vui mừng quá đỗi, có mười bồn này cô lại có thể gây giống thật nhiều cây non. Mấy chốc lại có một vườn dâu tây như hiện tại. Sờ đất trong bồn không đủ ẩm, cô lại tưới thêm nước cho bọn chúng. Đang tưới nước cho cây, thằng em trai cô đã chạy lên tới. Thấy cô, nó đánh một tiếng chào hỏi rồi quen cửa quen nẻo tìm dâu tây ăn. Ăn đến quả chưa chín nhóc con này mặt nhăn lại vì chua. Nhưng cậu nhóc này không có nhổ ra mà nuốt vào bụng. Kiều Anh buồn cười trêu đùa nói: "Nhà này có người chưa bao giờ chăm sóc dâu tây, nhưng lúc ăn lại xếp hạng đệ nhất."
Bảo Anh da mặt dày, không chỉ tên điểm họ, cậu thường là sẽ bỏ ngoài tai. Lúc này còn rất mạnh dạn gật đầu nói: "Đúng vậy, bố thật lười biếng. Rõ ràng ăn nhiều dâu tây thế mà không chăm sóc chúng nó."
Kiều Anh khéo miệng giật lên mấy cái, chó chê mèo lắm lông. Kiều Anh bĩu môi nói: "Em cái gì cũng tốt chỉ mỗi tội di truyền tính lười biếng của bố thôi."
Bảo Anh nhưng không nhận cái này, cậu chăm chỉ lắm đâu, cậu lên tiếng phản bác: "Sao em lười biếng cơ chứ, suốt một tháng ở quê, em đều tưới cây cho dâu tây của chị đấy!"
Kiều Anh mở to hỏi lại: "Em vẫn luôn tưới nước cho cây? Bọn chúng không chết à?" Bảo Anh lắc đầu nói: "Còn sống khỏe lắm đâu. Kết thật nhiều quả nữa." Nói đến này cậu trở nên chột dạ. Cậu không thể nói cho chị cậu, cả vườn dâu cậu đã ăn sạch hết rồi. Để giảm bớt chột dạ, cậu cũng nói lên tác dụng của mình: "Em ngày tưới hai lần nước cho cây. Nếu không có em bọn chúng đều chết khát rồi."
Kiều Anh biết tính của em cô, cậu nhóc này thích ăn dâu tây lắm. Cô nghĩ vườn dâu tây của cô bị cậu nhóc tai họa hết rồi. Nhưng cũng không sao, giữ được cây thì lo gì không có quả ăn. Em trai cô giúp cô một việc lớn đâu, nhưng tính ham ăn này phải sửa mới được. Cô giả vờ tức giận nói: "Tự nhiên sao em lại ân cần thế? Hay lại gây họa gì rồi?"
Em trai cô mồ hôi ứa ra nhưng vẫn cố trấn định nói: "Em có thể gây ra họa gì? Em ngoan ngoãn đâu."
Kiều Anh cười tủm tỉm nhìn em trai cô kết luận: "Nếu chị đoán không sai, giờ vườn dâu của chị chỉ còn nguyên lá đi."
Bảo Anh khoa trương mà tròn mắt lên, trong đầu cậu chỉ còn hai chữ xong rồi. Chị cậu mà mách với mẹ cậu thì mông cậu chắc chắn nở hoa. Cậu cuống quýt mà nghĩ ra đối sách. Xem đủ biểu cảm của em trai, Kiều Anh mới từ bi tha cho cậu một mạng, cô nói: "Tuy em không hỏi han chị đã hái quả chị trồng. Nhưng niệm đây là vi phạm lần đầu. Nếu lần sau còn tái phạm, em chờ ăn roi của mẹ đi."
Nói xong cô nhẹ bước rời đi, để lại Bảo Anh ngây ngô cười, cậu thế nhưng bảo vệ được cặp mông nhỏ của mình. Thật là một chuyện đáng mừng.
Biết vườn dâu được bảo vệ, Kiều Anh vội vàng về quê để thăm bọn chúng. Đi đến đầu làng cô không khỏi đạp chậm xe lại. Làng cô bây giờ khác xa chín năm về trước. Không còn những nhà tranh lụp xụp, đường đất ổ gà ổ vịt nữa. Giờ đây làng cô nhà ngói đỏ san sát, nhà ba bốn tầng đều có cả. Con đường cô đi giờ đều được đổ bê tông sạch sẽ rộng rãi, hai chiếc ô tô đi song song đều được. Cô đi qua gốc cây cổ thụ gần chùa làng, thấy những bà lão đang ngồi hóng mát. Kiều Anh lên tiếng chào hỏi rồi tiếp tục đi. Đến gần xóm cô, các bác hàng xóm càng nhiệt tình chào đón. Ở làng này, gia đình cô nhân duyên tốt nhất, không nói đến con đường vừa rồi là bố cô quyên tiền xây. Mà nửa cái làng này phú lên đều có bóng dáng của nhà cô.
Bây giờ làng cô trồng lúa rất ít, dân làng chỉ tập trung trồng hoa thiên lý. Nhà ít thì vài sào ruộng, nhà nhiều thì vài mẫu cũng có. Theo giá thị trường leo thang, hoa thiên lý giá cả cũng ngày càng cao. Nhu cầu của thị trường với loài hoa này còn rất lớn Người dân giàu lên là chuyện đương nhiên.
Chào tạm biệt mọi người cô phóng xe vào nhà cũ. Nhà cô vẫn như xưa chỉ khác là bờ rào giờ đã biến thành bức tường cao ba mét. Cô lấy chìa khóa ra mở cửa vào nhà. Mùa hè là mùa hoa thiên lý nở rộ, có lẽ bố mẹ cô bận rộn không hái hoa, giờ trên giàn hoa thiên lý đã toe toét hết cả. Kiều Anh nhìn lướt qua rồi đi vào trong vườn. Ở giữa vườn đã được cô cải tạo thành những luống đất trồng đầy dâu tây. Sợ trời nắng nóng làm cây héo, cô đã dựng những giàn giáo rồi che phủ lưới đen che nắng lên.
Đúng như thằng em cô nói, dâu tây của cô đều lớn lên xanh tốt. Nhìn kỹ thấy nó đang ra một nụ hoa mới, cô đi bao tay vào bắt đầu nhặt cỏ, tỉa lá cây. Lao động làm thời gian bay nhanh, thấy gần sáu giờ, cô vội tưới nước cho cây rồi ra về. Đi đến đầu làng cô gặp được Thủy. Thủy đang lôi kéo hai con bò về nhà. Bố mẹ Thủy cũng trồng gần mẫu hoa thiên lý, theo lý nhà Thủy cũng rất dư dả. Nhưng ai mà ngờ được bố mẹ Thủy quá có thể sinh, nếu kiếp trước chỉ sinh bốn cô. Thì kiếp này, bố mẹ cô sinh Bảo Bảo kích thích rồi ông bà. Năm ngoái mẹ Thủy vừa sinh cô con gái thứ sáu, cứ theo đà này nhà Thủy có bảy nàng tiên nữ cũng không biết chừng.
Sinh nhiều con, nguyên tiền phạt đã không nhỏ rồi còn nuôi lớn ăn học nữa. Hai chị lớn nhà Thủy đã bỏ học đi làm trên Hà Nội. Giờ chỉ còn Thủy là nhiều tuổi nhất trong nhà cùng một đàn em lít nhít. Vất vả có thể nghĩ. Thủy giờ chân nấm tay bùn, làn da đen nhẻm sống thoát thoát một thôn cô chính hiệu. Nhìn trắng đến phát sáng Kiều Anh cô cũng không tự ti mà chạy đến chào hỏi: "Cậu về bao giờ vậy?"
"Tớ về lúc chiều. Xem mấy cây dâu tây tớ chồng còn sống không." Kiều Anh trả lời.
Thủy vẫn như xưa đem làng cô từ trong ra ngoài kể một lần cho Kiều Anh nghe. Kiều Anh nghe mùi ngon, thỉnh thoảng còn phát ra tiếng cười nhẹ. Kể xong chuyện trong làng, Thủy hỏi chuyện gần đây của Kiều Anh. Nghe thấy cô vừa thi cấp ba xong đôi mắt Thủy ảm đạm xuống dưới. Kiều Anh nhận thấy được bèn hỏi: "Cậu làm bài thi không tốt à? Sợ thi trượt sao?"
Thủy lúc này cũng rơm rớm nước mắt, nghẹn ngào nói với cô: "Dù có thi đỗ, bố mẹ tớ cũng không cho tớ đi học."
Kiều Anh nghe vậy cũng trầm mặc. Bố mẹ Thủy không khắt khe gì với con cái nhưng để nói tư tưởng vẫn rất trọng nam khinh nữ. Thà rằng đến bệnh viện, tiêu tiền như nước chảy để mong đẻ được đứa con trai. Cũng không nguyện bỏ tiền cho mấy đứa con gái đi học. Thật không hiểu bố mẹ Thủy nghĩ gì. Kiều Anh nghĩ đến hai người chị của Thủy nói: "Cậu liên hệ với hai chị cậu thử xem. Hai ấy giờ đi làm rồi, tiền học phí trường cấp ba cũng không cao. Tớ nghĩ hai người có thể giúp được."
Thủy mắt sáng lên một lát rồi lại tắt, nói: "Hai chị ấy còn phải gửi tiền về cho bố mẹ tớ nữa. Sợ chẳng còn bao nhiêu."
Kiều Anh thở dài, cô hai kiếp làm người cũng chưa bao giờ phải vì việc đi học hay không mà đau đầu quá. Nghĩ đến mình còn chút vốn riêng, giúp Thủy đóng một năm học phí vẫn là có thể. Kiều Anh đưa ra đề nghị của mình lại bị Thủy từ chối. Số tiền ấy Thủy không biết giải thích sao với bố mẹ. Tiến thoái lưỡng nan, Kiều Anh lại nhớ tới mẹ cô đang tuyển bán hàng trong quán chè mới mở. Cô quay sang hỏi Thủy: "Cậu có muốn bán chè với mẹ tớ không? Lương một tháng tầm bốn đến năm trăm ngàn đồng. Bao cơm giữa trưa."
Thủy nghe xong mắt sáng rực lên. Kiều Anh thấy niềm hi vọng trong đôi mắt ấy. Chuyện làm thuê cứ như vậy quyết định, Kiều Anh đạp xe ra về với tâm trạng nặng trĩu.