Kể từ đó, Med-Ferry không ngừng thúc giục Oceanwide. Ý Med-Ferry là giá chào mua của Oceanwide không xứng với giá trị thực của Med-Ferry, ẩn ý kêu gọi Oceanwide tiếp tục cạnh tranh giá với Thanh Huy. Trước tình hình đó, theo như yêu cầu của Kinh Hồng, Triệu Hãn Thanh chỉ nói "Chúng tôi đang suy nghĩ", "Chúng tôi đang tiếp tục cân nhắc", "Chúng tôi cần thêm thời gian".
Sau khi cố tình kéo dài một thời gian, Kinh Hồng xác định thời cơ đã đến.
Kinh Hồng nhờ Tổng Giám đốc Thẩm của Goldman Sachs làm trung gian để hẹn gặp mặt Chu Sưởng. Chu Sưởng tỏ vẻ khá bất ngờ trước lời mời của Kinh Hồng, nhưng hắn vẫn đồng ý, hai bên cùng thống nhất thời gian.
"Gặp ở đâu thế?" Tổng Giám đốc Thẩm hỏi.
"Ở Thanh Huy đi." Kinh Hồng đáp, "Tôi sẽ qua bên đó. Anh Chu bận rộn lắm, nghe bảo ngày nào cũng kín lịch đến mức không có thời gian nghỉ ngơi. Mà dù sao cũng là tôi đề nghị gặp mặt, không nên để sếp Chu phải tốn thêm thời gian di chuyển nữa."
"... Được rồi." Bà Thẩm lại hỏi, "Vậy lần gặp mặt này sẽ kéo dài khoảng bao lâu?"
Kinh Hồng cười, "Khoảng 5 phút là đủ."
*
Sáng ngày hẹn, Kinh Hồng bước vào phòng thay đồ. Sau một thoáng do dự, anh quyết định chọn bộ vest ba mảnh màu xanh navy kiểu Anh phối cùng áo sơ mi trắng và cà vạt màu rượu vang.
Xong xuôi mọi thứ, Kinh Hồng lại mở ngăn kéo ra. Anh nhìn một lượt các hộp lên cót đồng hồ rồi chọn một chiếc.
Bình thường Kinh Hồng chẳng mấy khi để tâm đến quần áo phụ kiện. Lúc đi làm anh toàn mặc business casual: một cái quần tay, một áo sơ mi, thêm cái Apple Watch là xong.
Như hôm nay quả là hiếm thấy.
Gần đến giờ hẹn, tài xế đưa Kinh Hồng tới tòa cao ốc của Thanh Huy. Như đã sắp xếp trước, tài xế xuất trình giấy tờ, đưa xe vào bãi rồi đi thẳng tới khu vực thang máy riêng của Chu Sưởng. Trợ lý của Chu Sưởng sẽ chờ Kinh Hồng ở đây.
Kinh Hồng qua hơi sớm nên anh kêu tài xế tìm một chỗ để dừng xe. Cũng giống như bãi đỗ xe dành cho các quản lý cấp cao ở Oceanwide, bãi đỗ xe của Thanh Huy cũng có rất nhiều xe sang để đây qua đêm, có xe phủ bạt, có xe thì không. Rất nhiều người tận dụng bãi đỗ xe của công ty để đỡ tốn tiền. Ở các khu đô thị, giá mua một chỗ đỗ xe lúc nào cũng đắt cắt cổ, mà bãi đỗ xe của công ty thì lại miễn phí, chẳng tội gì không bỏ luôn xe ở đây. Các sếp trong các công ty IT toàn là những người chắt chiu từng đồng, tích được xu nào hay xu ấy.
Kinh Hồng nhìn đồng hồ, thấy vẫn còn một lúc nữa mới tới giờ hẹn. Anh không gọi cho người của Thanh Huy mà lặng lẽ đứng chờ một mình trước cửa thang máy.
Cũng giống như Kinh Hải Bình, Kinh Hồng không mấy khi bố trí vệ sĩ đi theo.
Chu Bất Quần, cha của Chu Sưởng, là người đi đến đâu cũng phải kè kè một đám vệ sĩ bên người. Có lần cảnh ông ta chạy bộ buổi sáng còn lọt vào ống kính của phóng viên kinh tế tài chính đài nào đó. Khung cảnh đó như thế này: Chu Bất Quần chạy ở giữa, xung quanh là sáu vệ sĩ chạy cùng, hai người trước hai người sau hai người trái hai người phải, chạy còn rất đều bước.
Sau đó Kinh Hải Bình cũng được phỏng vấn: "Bình thường ông có hay bố trí vệ sĩ theo cùng không?" Nghe câu hỏi, Kinh Hải Bình hừ nhẹ, nói: "Không cần thiết, tôi cũng chẳng làm chuyện gì trái với lương tâm." Ý là chỉ Chu Bất Quần đã làm nhiều điều sai trái nên mới phải như vậy.
Nói thế chứ Kinh Hồng cũng chẳng có mấy khi đi một mình. Ở công ty thì thôi chứ ra ngoài là lúc nào bên cạnh anh cũng có trợ lý đi cùng, không thì cũng chẳng thiếu người xông lên để được gần anh. Dù là đi qua các bên chi nhánh hay đi gặp đối tác thì anh cũng thường đi cùng cả đống người, rồi đến nơi lại thêm một đống người nữa tiếp đón.
Thỉnh thoảng Kinh Hồng cũng sẽ mang vệ sĩ đi cùng để ra vẻ hoặc để tạo khí thế. Mang thì mang vậy chứ anh cũng không trông chờ gì ở họ.
Kinh Hồng từng học taekwondo. Thậm chí hồi bên Mỹ anh còn có súng trong nhà. Tuy rằng hồi đó chẳng ai biết anh là con trai của Kinh Hải Bình.
"..." Kinh Hồng chợt nhớ ra, trong khoảng thời gian sinh sống tại Mỹ, anh từng bắt gặp Chu Sưởng tại sân tập bắn một lần.
Lúc đó, cuộc thi kinh doanh giữa các trường đại học vừa kết thúc không lâu, ấn tượng Chu Sưởng để lại cho anh vẫn rất sâu sắc. Hai người một ở Stanford, một ở Berkeley, tuy đều nằm trong vùng vịnh San Francisco nhưng hai bên cách nhau đến 50 dặm, là một khoảng cách rất khó để bắt gặp nhau. Nhưng hoạt động của các công ty lớn đa phần đều diễn ra ở vùng South Bay phía nam vịnh San Francisco nên việc Chu Sưởng xuất hiện ở đó cũng không phải điều gì lạ lùng.
Hai người vốn không quen nhau, Kinh Hồng đương nhiên sẽ không qua bắt chuyện, anh chỉ đứng ở cổng sân tập bắn nhìn một lúc mà thôi.
Không hiểu vì sao nhưng khung cảnh đó anh lại nhớ khá là rõ.
Không giống với đa số người khác, Chu Sưởng chuyên bắn bằng một tay (one-handed). Hắn đeo tai nghe chống ồn và kính bảo vệ mắt, một tay đút túi quần, điềm tĩnh và tập trung. Hết một lượt bắn, bia ngắm trượt tới, vòng tròn hồng tâm ở giữa đã bị bắn nát bét.
Nhìn một lát, Kinh Hồng bèn đi qua chỗ một cái bia khác.
Đang chìm trong hồi ức miên man, Kinh Hồng chợt thấy một chiếc xe Rolls-Royce đi tới chỗ này.
Là xe của Chu Sưởng, Kinh Hồng nhận ra chiếc xe này. Anh đã từng nhìn thấy Chu Sưởng đi chiếc xe này ở một sự kiện kinh doanh.
Kinh Hồng nghĩ: Bây giờ Chu Sưởng mới tới? Hẹn 9 giờ gặp mà 8 giờ 55 mới đến công ty?
Chớp mắt sau, người ngồi trong bước xuống và đóng sầm cửa xe lại. Nhưng bất ngờ là người trong xe lại không phải Chu Sưởng, mà là Chris Wells.
Giống như Hồng Húc, Chris Wells cũng là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Ông tập trung nghiên cứu về các mô hình siêu lớn và mô hình đào tạo. Ông là người Mỹ nhưng sinh ra ở châu Âu. So với Hồng Húc, Chris Wells trẻ tuổi hơn, có thể đảm đương những công việc có cường độ cao hơn. Về chuyên môn, Chris Wells có kinh nghiệm quản lý, có năng lực kỹ thuật. Đây đều là những thứ mà Hồng Húc không bằng. Thứ mà người kỹ sư hướng tới là sản phẩm, là thực tiễn, đây cũng là cái hơn ở Chris Wells.
Oceanwide cũng đã từng cân nhắc Chris Wells, nhưng nếu muốn có được người này thì sẽ phải tranh giành với những gã khổng lồ như Google và Microsoft, có quá nhiều biến số. Ngoài ra, sau khi tìm hiểu, Kinh Hồng cho rằng về mặt học thuật, Chris Wells là người cố chấp, ông ta là người có xu hướng bị bó buộc trong những điều bản thân cho là đúng. Người như vậy thường khó chấp nhận thất bại. Nhưng một người đâu thể thắng mãi được. Hôm nay anh đứng trên đỉnh vinh quang, nhưng ngày mai? Rồi ngày kia? Thật khó mà nói.
Kinh Hồng không hối hận vì đã lựa chọn Giáo sư Hồng Húc. Sau khi vào Oceanwide, hoặc là nói sau khi trở về Trung Quốc, Hồng Húc luôn hăng say với đam mê, ngày nào cũng làm việc mười mấy tiếng đồng hồ. Hồng Húc còn có một cái được nữa là ông thông thạo tiếng Trung. Vấn đề ngôn ngữ có thể là rào cản khiến năng lực quản lý và hiệu suất công việc của người chỉ huy giảm xuống. Về phương diện kỹ thuật, Kinh Hồng đã mời một người bạn cũ ở Stanford về Oceanwide làm việc. Mảng kỹ thuật là điểm mạnh của người này, cho tới bây giờ hai người vẫn đang hợp tác rất thuận lợi.
Nhưng đối với Thanh Huy mà nói, sau khi vuột mất Hồng Húc vào tay Oceanwide, Thanh Huy bắt buộc phải có được Chris Wells. Trước đó một khoảng thời gian Kinh Hồng đã nghe về tin Chris Wells nhậm chức ở Thanh Huy.
Thì ra... Kinh Hồng nghĩ, Chu Sưởng đưa cả xe của mình cho người ta đi cơ à, đúng là giở đủ ngón nghề.
Không biết vì sao nhưng cái chiêu đưa xe sang, nhà đẹp, máy bay riêng, du thuyền riêng... của mình cho người ta dùng như này tuy tục nhưng lúc nào cũng hữu dụng. Kể cả là ở Tây hay Ta. Có lẽ là bởi dù mức lương đưa ra có cao đến đâu đi chăng nữa thì anh cũng chỉ là người làm công, đồng tiền dù nhiều đến thế nào thì cũng là bản thân phải lao động cực khổ mới kiếm được, sao có thể lấy ra để hưởng thụ lối sống xa hoa lãng phí của bọn tư bản được. So sánh ra, việc "được gia nhập giới thượng lưu mà không phải bỏ ra đồng nào" thật quá hấp dẫn.
Đây hẳn cũng là một trong những nguyên nhân giúp Thanh Huy tranh được người này từ tay các ông lớn thế giới.
Chris Wells bước vào thang máy. Ông ta mặc áo sơ mi trắng bên trong áo lên cổ chữ V, vẻ mặt hiền lành với mái tóc bù xù khiến ông ta y như mấy cậu trai không bao giờ ra khỏi nhà.
Đợi thêm một lát, Kinh Hồng cuối cùng cũng nghe tiếng thang máy của quản lý cấp cao mở ra. Trợ lý của Chu Sưởng nhìn thấy Kinh Hồng thì bước tới đón anh.
"Thật ngại quá," Trợ lý của Chu Sưởng nói, "Tổng Giám đốc Kinh có chờ lâu chưa?"
Kinh Hồng nói: "Tôi vừa tới."
"Xe anh dừng ở đâu rồi ạ?"
"Tài xế của tôi đỗ tạm vào một chỗ trống rồi." Sau mấy câu chào hỏi, Kinh Hồng nhìn qua phía thang máy nói, "Lên thôi. Hai ba phút nữa là tới giờ hẹn rồi, đừng để Tổng Giám đốc Chu của các cậu phải chờ."
"Vâng." Trợ lý nói rồi nhấn nút thang máy. Cửa thang máy lại từ từ mở ra.
Đến sát giờ hẹn Chu Sưởng mới kêu thư ký xuống đón khách. Có thể thấy hắn không phải là không quan tâm, nhưng cũng chẳng có bao nhiêu nhiệt tình.
Bước vào thang máy, Kinh Hồng chợt nhận ra, đây là lần đầu tiên anh và Chu Sưởng hẹn gặp riêng như thế này.
Sau khi cố tình kéo dài một thời gian, Kinh Hồng xác định thời cơ đã đến.
Kinh Hồng nhờ Tổng Giám đốc Thẩm của Goldman Sachs làm trung gian để hẹn gặp mặt Chu Sưởng. Chu Sưởng tỏ vẻ khá bất ngờ trước lời mời của Kinh Hồng, nhưng hắn vẫn đồng ý, hai bên cùng thống nhất thời gian.
"Gặp ở đâu thế?" Tổng Giám đốc Thẩm hỏi.
"Ở Thanh Huy đi." Kinh Hồng đáp, "Tôi sẽ qua bên đó. Anh Chu bận rộn lắm, nghe bảo ngày nào cũng kín lịch đến mức không có thời gian nghỉ ngơi. Mà dù sao cũng là tôi đề nghị gặp mặt, không nên để sếp Chu phải tốn thêm thời gian di chuyển nữa."
"... Được rồi." Bà Thẩm lại hỏi, "Vậy lần gặp mặt này sẽ kéo dài khoảng bao lâu?"
Kinh Hồng cười, "Khoảng 5 phút là đủ."
*
Sáng ngày hẹn, Kinh Hồng bước vào phòng thay đồ. Sau một thoáng do dự, anh quyết định chọn bộ vest ba mảnh màu xanh navy kiểu Anh phối cùng áo sơ mi trắng và cà vạt màu rượu vang.
Xong xuôi mọi thứ, Kinh Hồng lại mở ngăn kéo ra. Anh nhìn một lượt các hộp lên cót đồng hồ rồi chọn một chiếc.
Bình thường Kinh Hồng chẳng mấy khi để tâm đến quần áo phụ kiện. Lúc đi làm anh toàn mặc business casual: một cái quần tay, một áo sơ mi, thêm cái Apple Watch là xong.
Như hôm nay quả là hiếm thấy.
Gần đến giờ hẹn, tài xế đưa Kinh Hồng tới tòa cao ốc của Thanh Huy. Như đã sắp xếp trước, tài xế xuất trình giấy tờ, đưa xe vào bãi rồi đi thẳng tới khu vực thang máy riêng của Chu Sưởng. Trợ lý của Chu Sưởng sẽ chờ Kinh Hồng ở đây.
Kinh Hồng qua hơi sớm nên anh kêu tài xế tìm một chỗ để dừng xe. Cũng giống như bãi đỗ xe dành cho các quản lý cấp cao ở Oceanwide, bãi đỗ xe của Thanh Huy cũng có rất nhiều xe sang để đây qua đêm, có xe phủ bạt, có xe thì không. Rất nhiều người tận dụng bãi đỗ xe của công ty để đỡ tốn tiền. Ở các khu đô thị, giá mua một chỗ đỗ xe lúc nào cũng đắt cắt cổ, mà bãi đỗ xe của công ty thì lại miễn phí, chẳng tội gì không bỏ luôn xe ở đây. Các sếp trong các công ty IT toàn là những người chắt chiu từng đồng, tích được xu nào hay xu ấy.
Kinh Hồng nhìn đồng hồ, thấy vẫn còn một lúc nữa mới tới giờ hẹn. Anh không gọi cho người của Thanh Huy mà lặng lẽ đứng chờ một mình trước cửa thang máy.
Cũng giống như Kinh Hải Bình, Kinh Hồng không mấy khi bố trí vệ sĩ đi theo.
Chu Bất Quần, cha của Chu Sưởng, là người đi đến đâu cũng phải kè kè một đám vệ sĩ bên người. Có lần cảnh ông ta chạy bộ buổi sáng còn lọt vào ống kính của phóng viên kinh tế tài chính đài nào đó. Khung cảnh đó như thế này: Chu Bất Quần chạy ở giữa, xung quanh là sáu vệ sĩ chạy cùng, hai người trước hai người sau hai người trái hai người phải, chạy còn rất đều bước.
Sau đó Kinh Hải Bình cũng được phỏng vấn: "Bình thường ông có hay bố trí vệ sĩ theo cùng không?" Nghe câu hỏi, Kinh Hải Bình hừ nhẹ, nói: "Không cần thiết, tôi cũng chẳng làm chuyện gì trái với lương tâm." Ý là chỉ Chu Bất Quần đã làm nhiều điều sai trái nên mới phải như vậy.
Nói thế chứ Kinh Hồng cũng chẳng có mấy khi đi một mình. Ở công ty thì thôi chứ ra ngoài là lúc nào bên cạnh anh cũng có trợ lý đi cùng, không thì cũng chẳng thiếu người xông lên để được gần anh. Dù là đi qua các bên chi nhánh hay đi gặp đối tác thì anh cũng thường đi cùng cả đống người, rồi đến nơi lại thêm một đống người nữa tiếp đón.
Thỉnh thoảng Kinh Hồng cũng sẽ mang vệ sĩ đi cùng để ra vẻ hoặc để tạo khí thế. Mang thì mang vậy chứ anh cũng không trông chờ gì ở họ.
Kinh Hồng từng học taekwondo. Thậm chí hồi bên Mỹ anh còn có súng trong nhà. Tuy rằng hồi đó chẳng ai biết anh là con trai của Kinh Hải Bình.
"..." Kinh Hồng chợt nhớ ra, trong khoảng thời gian sinh sống tại Mỹ, anh từng bắt gặp Chu Sưởng tại sân tập bắn một lần.
Lúc đó, cuộc thi kinh doanh giữa các trường đại học vừa kết thúc không lâu, ấn tượng Chu Sưởng để lại cho anh vẫn rất sâu sắc. Hai người một ở Stanford, một ở Berkeley, tuy đều nằm trong vùng vịnh San Francisco nhưng hai bên cách nhau đến 50 dặm, là một khoảng cách rất khó để bắt gặp nhau. Nhưng hoạt động của các công ty lớn đa phần đều diễn ra ở vùng South Bay phía nam vịnh San Francisco nên việc Chu Sưởng xuất hiện ở đó cũng không phải điều gì lạ lùng.
Hai người vốn không quen nhau, Kinh Hồng đương nhiên sẽ không qua bắt chuyện, anh chỉ đứng ở cổng sân tập bắn nhìn một lúc mà thôi.
Không hiểu vì sao nhưng khung cảnh đó anh lại nhớ khá là rõ.
Không giống với đa số người khác, Chu Sưởng chuyên bắn bằng một tay (one-handed). Hắn đeo tai nghe chống ồn và kính bảo vệ mắt, một tay đút túi quần, điềm tĩnh và tập trung. Hết một lượt bắn, bia ngắm trượt tới, vòng tròn hồng tâm ở giữa đã bị bắn nát bét.
Nhìn một lát, Kinh Hồng bèn đi qua chỗ một cái bia khác.
Đang chìm trong hồi ức miên man, Kinh Hồng chợt thấy một chiếc xe Rolls-Royce đi tới chỗ này.
Là xe của Chu Sưởng, Kinh Hồng nhận ra chiếc xe này. Anh đã từng nhìn thấy Chu Sưởng đi chiếc xe này ở một sự kiện kinh doanh.
Kinh Hồng nghĩ: Bây giờ Chu Sưởng mới tới? Hẹn 9 giờ gặp mà 8 giờ 55 mới đến công ty?
Chớp mắt sau, người ngồi trong bước xuống và đóng sầm cửa xe lại. Nhưng bất ngờ là người trong xe lại không phải Chu Sưởng, mà là Chris Wells.
Giống như Hồng Húc, Chris Wells cũng là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Ông tập trung nghiên cứu về các mô hình siêu lớn và mô hình đào tạo. Ông là người Mỹ nhưng sinh ra ở châu Âu. So với Hồng Húc, Chris Wells trẻ tuổi hơn, có thể đảm đương những công việc có cường độ cao hơn. Về chuyên môn, Chris Wells có kinh nghiệm quản lý, có năng lực kỹ thuật. Đây đều là những thứ mà Hồng Húc không bằng. Thứ mà người kỹ sư hướng tới là sản phẩm, là thực tiễn, đây cũng là cái hơn ở Chris Wells.
Oceanwide cũng đã từng cân nhắc Chris Wells, nhưng nếu muốn có được người này thì sẽ phải tranh giành với những gã khổng lồ như Google và Microsoft, có quá nhiều biến số. Ngoài ra, sau khi tìm hiểu, Kinh Hồng cho rằng về mặt học thuật, Chris Wells là người cố chấp, ông ta là người có xu hướng bị bó buộc trong những điều bản thân cho là đúng. Người như vậy thường khó chấp nhận thất bại. Nhưng một người đâu thể thắng mãi được. Hôm nay anh đứng trên đỉnh vinh quang, nhưng ngày mai? Rồi ngày kia? Thật khó mà nói.
Kinh Hồng không hối hận vì đã lựa chọn Giáo sư Hồng Húc. Sau khi vào Oceanwide, hoặc là nói sau khi trở về Trung Quốc, Hồng Húc luôn hăng say với đam mê, ngày nào cũng làm việc mười mấy tiếng đồng hồ. Hồng Húc còn có một cái được nữa là ông thông thạo tiếng Trung. Vấn đề ngôn ngữ có thể là rào cản khiến năng lực quản lý và hiệu suất công việc của người chỉ huy giảm xuống. Về phương diện kỹ thuật, Kinh Hồng đã mời một người bạn cũ ở Stanford về Oceanwide làm việc. Mảng kỹ thuật là điểm mạnh của người này, cho tới bây giờ hai người vẫn đang hợp tác rất thuận lợi.
Nhưng đối với Thanh Huy mà nói, sau khi vuột mất Hồng Húc vào tay Oceanwide, Thanh Huy bắt buộc phải có được Chris Wells. Trước đó một khoảng thời gian Kinh Hồng đã nghe về tin Chris Wells nhậm chức ở Thanh Huy.
Thì ra... Kinh Hồng nghĩ, Chu Sưởng đưa cả xe của mình cho người ta đi cơ à, đúng là giở đủ ngón nghề.
Không biết vì sao nhưng cái chiêu đưa xe sang, nhà đẹp, máy bay riêng, du thuyền riêng... của mình cho người ta dùng như này tuy tục nhưng lúc nào cũng hữu dụng. Kể cả là ở Tây hay Ta. Có lẽ là bởi dù mức lương đưa ra có cao đến đâu đi chăng nữa thì anh cũng chỉ là người làm công, đồng tiền dù nhiều đến thế nào thì cũng là bản thân phải lao động cực khổ mới kiếm được, sao có thể lấy ra để hưởng thụ lối sống xa hoa lãng phí của bọn tư bản được. So sánh ra, việc "được gia nhập giới thượng lưu mà không phải bỏ ra đồng nào" thật quá hấp dẫn.
Đây hẳn cũng là một trong những nguyên nhân giúp Thanh Huy tranh được người này từ tay các ông lớn thế giới.
Chris Wells bước vào thang máy. Ông ta mặc áo sơ mi trắng bên trong áo lên cổ chữ V, vẻ mặt hiền lành với mái tóc bù xù khiến ông ta y như mấy cậu trai không bao giờ ra khỏi nhà.
Đợi thêm một lát, Kinh Hồng cuối cùng cũng nghe tiếng thang máy của quản lý cấp cao mở ra. Trợ lý của Chu Sưởng nhìn thấy Kinh Hồng thì bước tới đón anh.
"Thật ngại quá," Trợ lý của Chu Sưởng nói, "Tổng Giám đốc Kinh có chờ lâu chưa?"
Kinh Hồng nói: "Tôi vừa tới."
"Xe anh dừng ở đâu rồi ạ?"
"Tài xế của tôi đỗ tạm vào một chỗ trống rồi." Sau mấy câu chào hỏi, Kinh Hồng nhìn qua phía thang máy nói, "Lên thôi. Hai ba phút nữa là tới giờ hẹn rồi, đừng để Tổng Giám đốc Chu của các cậu phải chờ."
"Vâng." Trợ lý nói rồi nhấn nút thang máy. Cửa thang máy lại từ từ mở ra.
Đến sát giờ hẹn Chu Sưởng mới kêu thư ký xuống đón khách. Có thể thấy hắn không phải là không quan tâm, nhưng cũng chẳng có bao nhiêu nhiệt tình.
Bước vào thang máy, Kinh Hồng chợt nhận ra, đây là lần đầu tiên anh và Chu Sưởng hẹn gặp riêng như thế này.