Suy nghĩ miên man nên khi lên giường đi ngủ thì đồng hồ cũng đã điểm 2h khuya. Cứ nghĩ bản thân sẽ đánh 1 giấc thật sâu đến sáng. Không ngờ khi cô gái trẻ chỉ vừa đặt lưng xuống thì đã nghe thấy tiếng quát tháo ở dưới lầu.
Và chính xác là nó phát ra từ phòng của bà Phụng, mẹ nuôi của Huệ Lan. Bà Phụng sau khi trở về từ trại trẻ mồ côi Nhân Tâm thì đã lên phòng của bà Duyên và ở đấy cho đến khuya.
Ai gọi cũng không mở cửa. Cả Huệ Lan đến mời bà ta dùng cơm tối bà cũng nhất quyết từ chối. Nghĩ bà Phụng đang thương nhớ người em gái út vắn số nên bà Năm, chú Quang cùng bảo Huệ Lan hãy mặc kệ bà. Ấy vậy mà giờ nàng lại nghe thấy tiếng quát tháo, thậm chí là la hét của bà Phụng.
- Gọi cảnh sát! Gọi cảnh sát ngay cho tôi! Là nó chớ không ai khác. Chắc chắn là nó!
Tiếng thét kia kéo Huệ Lan và tất cả mọi người trong nhà chạy tới trước cửa phòng ngủ của bà Phụng. Bà Năm vừa mặc lại cái áo khoác trên người, phải cuống quýt hỏi người chủ của mình.
- Bà chủ à, có chuyện gì vậy ạ? Gọi cảnh sát để làm gì? Mà.. mà nó là ai?
Câu hỏi của bà Năm đã phần nào giúp bà Phụng lấy lại bình tĩnh. Nhưng thay vì trả lời bà Năm bằng cách nói, thì bà Phụng đã nhích người ra khỏi cửa để mọi người đứng ở bên ngoài có thể thấy được những gì ở trong.
Ngổn ngang và hỗn loạn.. Quần áo, đồ đạc của bà Phụng bị ai đó lục tung lên. Và nghiêm trọng nhất là cái két sắt to lớn đặt ở góc phòng đã bị mở toang.
Bịt chặt miệng để không phát ra tiếng hét như mẹ nuôi của mình, Huệ Lan lập cập rờ vào túi quần để tìm điện thoại. Như sực nhớ bản thân đang mặc đồ bộ ở nhà nên không có bỏ túi được điện thoại, Huệ Lan nhìn sang chú Quang để cầu cứu.
Người đàn ông đó hình như cũng rất thảng thốt. Có điều vì là đàn ông, nên chú Quang đã ngay lập tức khôi phục sự bình tĩnh. Sau khi nhìn thấy ánh mắt ra hiệu của Huệ Lan thì ông đã nhanh chóng móc trong túi ra cái điện thoại.
Bên này, bà Năm giờ đây mới hoàn được hồn. Bà liền kéo kéo tay áo của Huệ Lan mà hỏi tới:
- Nhưng ai đã làm chuyện này? Ai mới được chớ?
- Con..
Huệ Lan nói mình không biết thì bên kia bà Phụng đã rít lên từng chữ.
- Trần Trọng Quyền! Chắc chắn là nó.. là nó chớ không phải ai ở đây hết.
- Sao.. sao mẹ lại chắc chắn như thế chớ? Rủi không phải thì sao? Lỡ như là trộm đột nhập vào nhà mình thì sao?
- Trộm hả? Mẹ không nghĩ là trộm đâu. Là thằng khốn đó đấy con gái. Mẹ nói con nghe nha. Tường rào nhà mình cao 2m đã đành, còn câu điện trực tiếp vào lưới sắt. Không có thằng trộm nào có thể sống sót mà vượt qua tường rào đó đâu. Thêm nữa..
Bà Phụng định nói tiếp thì phải dừng lại bởi sự xuất hiện của Mẫn Nhi. Cô gái trẻ cũng vì tiếng thét của bà Phụng mà cố ngồi dậy và lê chân xuống giường để chạy đến đây.
Nhìn đôi chân bê bết toàn máu là máu của Mẫn Nhi, bà Phụng tức giận mắng vào mặt cô gái trẻ.
- Cái gì vậy hả? Mày có não không vậy Nhi? Chân cẳng đã vậy rồi còn ráng chạy ra đây.
- Dạ, con..
Không mất bình tĩnh như bà Phụng, Huệ Lan vội vàng cúi người xuống kiểm tra vết thương cho Mẫn Nhi. Hôm đó khi bị dượng Quyền hành hung. Rồi sau đó là ném cả khay thức ăn vào người, Mẫn Nhi đã không may mắn khi có 1 mảnh thủy tinh đâm vào mu bàn chân. Tuy không nghiêm trọng đến mức đứt gân chân này nọ, nhưng miệng vết thương khá lớn cần nhiều thời gian mới lành được.
Nhìn máu đã tràn ra khỏi lớp băng và nếu giờ Mẫn Nhi tiếp tục di chuyển thì máu sẽ chảy thành dòng theo từng bước chân của cô nàng mất.
- Có nghiêm trọng lắm không?
Bà Năm đứng cạnh đó suýt xoa.
- Đã bảo là cứ ở yên đó đi mà có chịu nghe đâu. Nào, tới đấy để bà già này dìu mày vào phòng.
Nghe bà Năm nói thế, Huệ Lan lúc này vội vàng ngăn lại.
- Không được đâu thím. Giờ mà chị Nhi đi là máu me sẽ chảy đầy ngay ra đó.
Dừng lại để nhìn về phía người đàn ông duy nhất đang đứng đó, Huệ Lan lễ phép nhờ vả.
- Chú Quang, chú ẵm giùm chị Nhi vào phòng nha chú!
Người đàn ông đã qua tứ tuần kia còn đang bất ngờ vì lời nhờ vả kia, thì từ đằng cửa bà Phụng đã lên tiếng.
- Đúng rồi đó! Chú Quang ẵm giùm con Nhi vào trong phòng đi. Rồi con Lan, coi đi dô đó mà băng bó lại cho con Nhi. Đang yên đang lành vác cái thân bệnh tật ra chi cho khổ người khác thế không biết. Mà coi lẹ lẹ đi rồi ra lấy lời khai. Cảnh sát họ sắp tới rồi đó.
Cài nốt cái cúc áo trên bộ cảnh phục, Đại úy Văn đưa mắt ra hiệu cho đồng chí đang lái xe bật còi hụ. Thứ âm thanh đặc trưng để những chiếc xe khác tránh đường.
Nhưng hiện giờ là gần 3h sáng nên đường phố chẳng có ai. Ấy vậy mà anh vẫn ra hiệu bật còi hụ.
Ngồi ở bên cạnh, Vũ Dương không khỏi thấy lạ lùng. Anh hướng người bạn mình mà đặt câu hỏi.
- Vì sao vậy? Còi hụ ấy.. đường xá vắng tanh và chúng ta cũng đâu có đi trấn áp tội phạm gì.
- Chớ cậu không thấy quá im lặng cũng không tốt sao. Cảm giác không ổn tí nào.
Tính dừng cuộc nói chuyện lại ở đó. Nhưng vì ánh mắt kì quái của ai đó đã làm Đại úy Văn phải chép miệng mà tiếp.
- Chắc tôi chưa kể cho cậu nghe chuyện này. Hai hôm trước, có 1 người kia kết bạn facebook và nhắn tin cho tôi. Anh ta nói mình tên Hà Văn Lâm, 1 Việt kiều hiện đang sinh sống ở bang Texas của Mỹ. Cậu đoán xem anh ta đã nói gì? Là về vụ của bà Duyên.
- Anh ta nói bà ta không phải tự tử mà là có 1 thế lực vô hình đã điều khiển hành động của bà ta.
Có nghe ra giọng điệu giễu cợt của cậu bạn đồng nghiệp, nhưng Kiến Văn lại không để tâm. Anh nói tiếp câu chuyện của mình.
- Hà Văn Lâm hỏi tôi về gia thế của bà Duyên. Cụ thể là tên cha, tên mẹ của bà Duyên và sau đó là tên của anh chị em bà Duyên.
- Để làm gì chứ? Bộ anh ta định viết báo hoặc chuyển thể cuộc đời của bà Duyên thành truyện à.
- Đúng là nghe qua thì điên khùng thật đó. Tôi cũng đã đặt cho cái người tên Lâm đó câu hỏi giống như cậu hỏi tôi đó. Nhưng cậu biết anh ta trả lời tôi thế nào không?
Rồi không để cho Vũ Dương kịp phản ứng, Kiến Văn đã tự mình trả lời.
- Cậu ta kể cho tôi nghe về một người tên Hà Trúc Uyên. Theo anh ta nói thì người đó là cô ruột của anh ta, 1 người thân mà gia đình anh ta mất liên lạc sau khi chuyển đến Mỹ, và nói đúng hơn thì Hà Trúc Uyên đã không chịu đi Mỹ cùng gia đình, rồi sau đó thì mất liên lạc. Anh ta kể cho tôi nghe về những giấc mơ gặp được người đàn bà đó.
- Tôi vẫn chưa hiểu gì cả? Trịnh Vũ Dương nói.
Bên ạnh Phan Kiến Văn trưng ra 1 bộ mặt bất lực.
- Ừ, tôi cũng đâu hiểu gì cho đến khi nghe anh ta thổ lộ lí do cậu ta nhắn tin cho tôi. Mà này, đến nơi rồi đấy.
Vừa nói Phan Kiến Văn vừa vươn tay cầm cuốn sổ ghi chép của mình, rồi bước xuống xe trong ánh mắt chưng hửng của cậu bạn đồng nghiệp. Bị bỏ lại vói 1 bụng thắc mắc, Trịnh Vũ Dương tức tối đuổi theo.
- Này, cậu đã kể thì kể cho xong đi chớ. Đang nói nửa chừng rồi bỏ đấy là sao?
- Sao cái gì? Làm việc thôi.
Đầu oc nhanh nhẹn của Trịnh Vũ Dương lập tức hiểu ra vấn đề. Anh chàng đưa mắt nhìn những đồng nghiệp mặc sắc phục. Họ là công an khu vực được điều xuống để bảo vệ hiện trường.
Thật là phải bảo vệ hiện trường, vì sau khi nghe tiếng còi hụ của cảnh sát thì dù 3h sáng, người dân sống quanh đó vẫn chạy đến hóng đen hóng đỏ.
Vì không có người bị thương hoặc tử vong nên lí ra Vũ Dương không cần phải xuất hiện, nhưng những khúc mắc ở vụ của bà Duyên đã khiến Vũ Dương muốn biết tình hình của vụ trộm cướp này. Nhất là khi báo án bà Phụng đã 1 mực khẳng định người em rể của mình là thủ phạm.
Và nếu như ông ta thực sự là thủ phạm, thì rất có thể những lập luận của ba anh về người đàn ông kia là chính xác. Xoay người đi quanh bờ tường hòng tìm xem vị trí mà ông Quyền có thể trèo qua. Nhưng khi đang chuẩn bị vươn tay kiểm tra 1 chỗ bị thủng ở tường rào, Vũ Dương đã nghe thấy tiếng la hốt hoảng của ai đó.
Sau khi đứng trong phòng của Mẫn Nhi nhìn ra thấy Vũ Dương định chạm vào đoạn lưới sắt trên đầu của tường rào thì Huệ Lan lập tức lạnh gáy. Những lời nói khi nãy của bà Phụng đã làm cho Huệ Lan phải vội vã lao ra bên ngoài để hét lên.
- Lưới sắt ấy có điện đó!
Tiếng thét của Huệ Lan làm Vũ Dương lập tức rụt tay. Phút thảng thốt qua đi, chàng pháp y điển trai nhanh chóng đưa mắt nhìn cô gái đang ôm ngực thở dốc.
Có vẻ so với người gặp nguy hiểm là anh, thì cô gái kia đang bấn loạn thần kinh hơn rất nhiều.
- Tôi chưa có chạm vào nó!
- Tôi biết! Nếu đã chạm thì anh cháy khét lẹt rồi! Nhưng anh là pháp y mà. Ở đây có ai chết chóc gì đâu mà anh tới làm chi dãy.
- Nhưng tôi vẫn là 1 chiến sĩ công an mà. Có điều tường cao thế này rồi mà còn câu điện vào, không phải là quá cẩn trọng sao?
Tặc lưỡi, rồi ngẩng đầu nhìn lên chỗ lưới sắt, Huệ Lan đưa tay xoa xoa 2 bên thái dương của mình
- Tôi đâu có biết chuyện đó. Nhưng có làm như vậy thì cũng chỉ để phòng người ngoài, chứ có phòng được người nhà đâu. Đến két sắt cũng bị khoắng sạch.
- Két sắt bị khoắng sạch? Nhắc lại câu nói của Huệ Lan, đôi mày của Vũ Dương thoáng chau lại
- Bà Phụng có nghi ngờ ai không?
- Dượng Quyền của tôi.
Rồi Huệ Lan kể cho Vũ Dương nghe chuyện khi chiều hôm trước.
- Vì dượng Quyền đòi xuống xe nửa chừng nên Kim Phát đã đâm nghi mà gọi điện cho mẹ nuôi. Nhưng vì tôi và mẹ phải đến trại trẻ mồ côi nên dù được cảnh báo, chúng tôi vẫn không về sớm được.
- Vậy Hứa Kim Phát có đến đây để coi nhà cho bà Phụng không?
(Hết chương 12)
Và chính xác là nó phát ra từ phòng của bà Phụng, mẹ nuôi của Huệ Lan. Bà Phụng sau khi trở về từ trại trẻ mồ côi Nhân Tâm thì đã lên phòng của bà Duyên và ở đấy cho đến khuya.
Ai gọi cũng không mở cửa. Cả Huệ Lan đến mời bà ta dùng cơm tối bà cũng nhất quyết từ chối. Nghĩ bà Phụng đang thương nhớ người em gái út vắn số nên bà Năm, chú Quang cùng bảo Huệ Lan hãy mặc kệ bà. Ấy vậy mà giờ nàng lại nghe thấy tiếng quát tháo, thậm chí là la hét của bà Phụng.
- Gọi cảnh sát! Gọi cảnh sát ngay cho tôi! Là nó chớ không ai khác. Chắc chắn là nó!
Tiếng thét kia kéo Huệ Lan và tất cả mọi người trong nhà chạy tới trước cửa phòng ngủ của bà Phụng. Bà Năm vừa mặc lại cái áo khoác trên người, phải cuống quýt hỏi người chủ của mình.
- Bà chủ à, có chuyện gì vậy ạ? Gọi cảnh sát để làm gì? Mà.. mà nó là ai?
Câu hỏi của bà Năm đã phần nào giúp bà Phụng lấy lại bình tĩnh. Nhưng thay vì trả lời bà Năm bằng cách nói, thì bà Phụng đã nhích người ra khỏi cửa để mọi người đứng ở bên ngoài có thể thấy được những gì ở trong.
Ngổn ngang và hỗn loạn.. Quần áo, đồ đạc của bà Phụng bị ai đó lục tung lên. Và nghiêm trọng nhất là cái két sắt to lớn đặt ở góc phòng đã bị mở toang.
Bịt chặt miệng để không phát ra tiếng hét như mẹ nuôi của mình, Huệ Lan lập cập rờ vào túi quần để tìm điện thoại. Như sực nhớ bản thân đang mặc đồ bộ ở nhà nên không có bỏ túi được điện thoại, Huệ Lan nhìn sang chú Quang để cầu cứu.
Người đàn ông đó hình như cũng rất thảng thốt. Có điều vì là đàn ông, nên chú Quang đã ngay lập tức khôi phục sự bình tĩnh. Sau khi nhìn thấy ánh mắt ra hiệu của Huệ Lan thì ông đã nhanh chóng móc trong túi ra cái điện thoại.
Bên này, bà Năm giờ đây mới hoàn được hồn. Bà liền kéo kéo tay áo của Huệ Lan mà hỏi tới:
- Nhưng ai đã làm chuyện này? Ai mới được chớ?
- Con..
Huệ Lan nói mình không biết thì bên kia bà Phụng đã rít lên từng chữ.
- Trần Trọng Quyền! Chắc chắn là nó.. là nó chớ không phải ai ở đây hết.
- Sao.. sao mẹ lại chắc chắn như thế chớ? Rủi không phải thì sao? Lỡ như là trộm đột nhập vào nhà mình thì sao?
- Trộm hả? Mẹ không nghĩ là trộm đâu. Là thằng khốn đó đấy con gái. Mẹ nói con nghe nha. Tường rào nhà mình cao 2m đã đành, còn câu điện trực tiếp vào lưới sắt. Không có thằng trộm nào có thể sống sót mà vượt qua tường rào đó đâu. Thêm nữa..
Bà Phụng định nói tiếp thì phải dừng lại bởi sự xuất hiện của Mẫn Nhi. Cô gái trẻ cũng vì tiếng thét của bà Phụng mà cố ngồi dậy và lê chân xuống giường để chạy đến đây.
Nhìn đôi chân bê bết toàn máu là máu của Mẫn Nhi, bà Phụng tức giận mắng vào mặt cô gái trẻ.
- Cái gì vậy hả? Mày có não không vậy Nhi? Chân cẳng đã vậy rồi còn ráng chạy ra đây.
- Dạ, con..
Không mất bình tĩnh như bà Phụng, Huệ Lan vội vàng cúi người xuống kiểm tra vết thương cho Mẫn Nhi. Hôm đó khi bị dượng Quyền hành hung. Rồi sau đó là ném cả khay thức ăn vào người, Mẫn Nhi đã không may mắn khi có 1 mảnh thủy tinh đâm vào mu bàn chân. Tuy không nghiêm trọng đến mức đứt gân chân này nọ, nhưng miệng vết thương khá lớn cần nhiều thời gian mới lành được.
Nhìn máu đã tràn ra khỏi lớp băng và nếu giờ Mẫn Nhi tiếp tục di chuyển thì máu sẽ chảy thành dòng theo từng bước chân của cô nàng mất.
- Có nghiêm trọng lắm không?
Bà Năm đứng cạnh đó suýt xoa.
- Đã bảo là cứ ở yên đó đi mà có chịu nghe đâu. Nào, tới đấy để bà già này dìu mày vào phòng.
Nghe bà Năm nói thế, Huệ Lan lúc này vội vàng ngăn lại.
- Không được đâu thím. Giờ mà chị Nhi đi là máu me sẽ chảy đầy ngay ra đó.
Dừng lại để nhìn về phía người đàn ông duy nhất đang đứng đó, Huệ Lan lễ phép nhờ vả.
- Chú Quang, chú ẵm giùm chị Nhi vào phòng nha chú!
Người đàn ông đã qua tứ tuần kia còn đang bất ngờ vì lời nhờ vả kia, thì từ đằng cửa bà Phụng đã lên tiếng.
- Đúng rồi đó! Chú Quang ẵm giùm con Nhi vào trong phòng đi. Rồi con Lan, coi đi dô đó mà băng bó lại cho con Nhi. Đang yên đang lành vác cái thân bệnh tật ra chi cho khổ người khác thế không biết. Mà coi lẹ lẹ đi rồi ra lấy lời khai. Cảnh sát họ sắp tới rồi đó.
Cài nốt cái cúc áo trên bộ cảnh phục, Đại úy Văn đưa mắt ra hiệu cho đồng chí đang lái xe bật còi hụ. Thứ âm thanh đặc trưng để những chiếc xe khác tránh đường.
Nhưng hiện giờ là gần 3h sáng nên đường phố chẳng có ai. Ấy vậy mà anh vẫn ra hiệu bật còi hụ.
Ngồi ở bên cạnh, Vũ Dương không khỏi thấy lạ lùng. Anh hướng người bạn mình mà đặt câu hỏi.
- Vì sao vậy? Còi hụ ấy.. đường xá vắng tanh và chúng ta cũng đâu có đi trấn áp tội phạm gì.
- Chớ cậu không thấy quá im lặng cũng không tốt sao. Cảm giác không ổn tí nào.
Tính dừng cuộc nói chuyện lại ở đó. Nhưng vì ánh mắt kì quái của ai đó đã làm Đại úy Văn phải chép miệng mà tiếp.
- Chắc tôi chưa kể cho cậu nghe chuyện này. Hai hôm trước, có 1 người kia kết bạn facebook và nhắn tin cho tôi. Anh ta nói mình tên Hà Văn Lâm, 1 Việt kiều hiện đang sinh sống ở bang Texas của Mỹ. Cậu đoán xem anh ta đã nói gì? Là về vụ của bà Duyên.
- Anh ta nói bà ta không phải tự tử mà là có 1 thế lực vô hình đã điều khiển hành động của bà ta.
Có nghe ra giọng điệu giễu cợt của cậu bạn đồng nghiệp, nhưng Kiến Văn lại không để tâm. Anh nói tiếp câu chuyện của mình.
- Hà Văn Lâm hỏi tôi về gia thế của bà Duyên. Cụ thể là tên cha, tên mẹ của bà Duyên và sau đó là tên của anh chị em bà Duyên.
- Để làm gì chứ? Bộ anh ta định viết báo hoặc chuyển thể cuộc đời của bà Duyên thành truyện à.
- Đúng là nghe qua thì điên khùng thật đó. Tôi cũng đã đặt cho cái người tên Lâm đó câu hỏi giống như cậu hỏi tôi đó. Nhưng cậu biết anh ta trả lời tôi thế nào không?
Rồi không để cho Vũ Dương kịp phản ứng, Kiến Văn đã tự mình trả lời.
- Cậu ta kể cho tôi nghe về một người tên Hà Trúc Uyên. Theo anh ta nói thì người đó là cô ruột của anh ta, 1 người thân mà gia đình anh ta mất liên lạc sau khi chuyển đến Mỹ, và nói đúng hơn thì Hà Trúc Uyên đã không chịu đi Mỹ cùng gia đình, rồi sau đó thì mất liên lạc. Anh ta kể cho tôi nghe về những giấc mơ gặp được người đàn bà đó.
- Tôi vẫn chưa hiểu gì cả? Trịnh Vũ Dương nói.
Bên ạnh Phan Kiến Văn trưng ra 1 bộ mặt bất lực.
- Ừ, tôi cũng đâu hiểu gì cho đến khi nghe anh ta thổ lộ lí do cậu ta nhắn tin cho tôi. Mà này, đến nơi rồi đấy.
Vừa nói Phan Kiến Văn vừa vươn tay cầm cuốn sổ ghi chép của mình, rồi bước xuống xe trong ánh mắt chưng hửng của cậu bạn đồng nghiệp. Bị bỏ lại vói 1 bụng thắc mắc, Trịnh Vũ Dương tức tối đuổi theo.
- Này, cậu đã kể thì kể cho xong đi chớ. Đang nói nửa chừng rồi bỏ đấy là sao?
- Sao cái gì? Làm việc thôi.
Đầu oc nhanh nhẹn của Trịnh Vũ Dương lập tức hiểu ra vấn đề. Anh chàng đưa mắt nhìn những đồng nghiệp mặc sắc phục. Họ là công an khu vực được điều xuống để bảo vệ hiện trường.
Thật là phải bảo vệ hiện trường, vì sau khi nghe tiếng còi hụ của cảnh sát thì dù 3h sáng, người dân sống quanh đó vẫn chạy đến hóng đen hóng đỏ.
Vì không có người bị thương hoặc tử vong nên lí ra Vũ Dương không cần phải xuất hiện, nhưng những khúc mắc ở vụ của bà Duyên đã khiến Vũ Dương muốn biết tình hình của vụ trộm cướp này. Nhất là khi báo án bà Phụng đã 1 mực khẳng định người em rể của mình là thủ phạm.
Và nếu như ông ta thực sự là thủ phạm, thì rất có thể những lập luận của ba anh về người đàn ông kia là chính xác. Xoay người đi quanh bờ tường hòng tìm xem vị trí mà ông Quyền có thể trèo qua. Nhưng khi đang chuẩn bị vươn tay kiểm tra 1 chỗ bị thủng ở tường rào, Vũ Dương đã nghe thấy tiếng la hốt hoảng của ai đó.
Sau khi đứng trong phòng của Mẫn Nhi nhìn ra thấy Vũ Dương định chạm vào đoạn lưới sắt trên đầu của tường rào thì Huệ Lan lập tức lạnh gáy. Những lời nói khi nãy của bà Phụng đã làm cho Huệ Lan phải vội vã lao ra bên ngoài để hét lên.
- Lưới sắt ấy có điện đó!
Tiếng thét của Huệ Lan làm Vũ Dương lập tức rụt tay. Phút thảng thốt qua đi, chàng pháp y điển trai nhanh chóng đưa mắt nhìn cô gái đang ôm ngực thở dốc.
Có vẻ so với người gặp nguy hiểm là anh, thì cô gái kia đang bấn loạn thần kinh hơn rất nhiều.
- Tôi chưa có chạm vào nó!
- Tôi biết! Nếu đã chạm thì anh cháy khét lẹt rồi! Nhưng anh là pháp y mà. Ở đây có ai chết chóc gì đâu mà anh tới làm chi dãy.
- Nhưng tôi vẫn là 1 chiến sĩ công an mà. Có điều tường cao thế này rồi mà còn câu điện vào, không phải là quá cẩn trọng sao?
Tặc lưỡi, rồi ngẩng đầu nhìn lên chỗ lưới sắt, Huệ Lan đưa tay xoa xoa 2 bên thái dương của mình
- Tôi đâu có biết chuyện đó. Nhưng có làm như vậy thì cũng chỉ để phòng người ngoài, chứ có phòng được người nhà đâu. Đến két sắt cũng bị khoắng sạch.
- Két sắt bị khoắng sạch? Nhắc lại câu nói của Huệ Lan, đôi mày của Vũ Dương thoáng chau lại
- Bà Phụng có nghi ngờ ai không?
- Dượng Quyền của tôi.
Rồi Huệ Lan kể cho Vũ Dương nghe chuyện khi chiều hôm trước.
- Vì dượng Quyền đòi xuống xe nửa chừng nên Kim Phát đã đâm nghi mà gọi điện cho mẹ nuôi. Nhưng vì tôi và mẹ phải đến trại trẻ mồ côi nên dù được cảnh báo, chúng tôi vẫn không về sớm được.
- Vậy Hứa Kim Phát có đến đây để coi nhà cho bà Phụng không?
(Hết chương 12)