Vĩnh Quốc dưới sự cai trị của Du gia, trải qua hơn hai trăm năm kiến quốc, bắt đầu từ thời lập quốc của Kiến Đế đã truyền ngôi qua sáu đời quân vương. Đến thời của Uyên Đế là vị quân vương đời thứ bảy, là vị vua đã khai mở ra thời kỳ cực thịnh cho Vĩnh Quốc trong suốt hơn năm mươi năm cầm quyền.
Không những vậy, trong những năm Kha quốc câu kết với các bộ lạc phương Bắc âm mưu xâu xé Vĩnh Quốc, Uyên Đế thân chinh mang theo hai mươi vạn đại quân Bắc phạt, thôn tín Kha Quốc, mở rộng vương thổ Vĩnh Quốc hơn vạn dặm về phía Bắc, xây dựng thủ phủ mới trên vùng đất vừa sát nhập. Nhanh chóng thực hiện cuộc dời đô quy mô chưa từng có trong lịch sử, chuyển dời sự phồn hoa từ Đông Đô đưa đến Kinh Thành.
Thứ nhất, nhằm ổn định vùng đất phương Bắc vừa sát nhập. Thứ hai, trấn áp tứ phương, các nhóm tàn dư Kha Quốc và các bộ lạc phương Bắc vẫn chưa thần phục. Thứ ba, mở rộng thông thương theo bốn phương tám hướng. Vĩnh Quốc từ một tiểu quốc nhỏ bé ở vùng đất trung tâm, luôn bị các đại cường quốc và nước láng giềng dòm ngó trở thành một đại cường quốc, khiến các nước thập phần kiêng kị lũ lượt dâng sớ nghị hòa, hằng năm đều đều tiến cống không biết bao nhiêu trân bảo, lễ vật.
Vĩnh Quốc dưới thời Uyên Đế được xưng tụng là Đại Vĩnh, vượt qua cả tam đại cường quốc đương thời, Ly quốc ở Tây Bắc, Chu Quốc ở phương Đông, Hạ Quốc ở phương Nam, trở thành bá chủ của vùng đất trung thổ.
Dân chúng Vĩnh Quốc đều biết Uyên Đế dưới gối có hết thảy chín vị hoàng tử, sáu vị công chúa và vô số hoàng tôn, hoàng nữ. Nhưng Uyên Đế thiên vị nhất chỉ có một vị cửu hoàng tử Định Vương gia – Du Chấn, thân sinh cốt nhục mà tiên hoàng hậu Vân Nghi lưu lại.
Sau khi Vân Nghi hoàng hậu vì hạ sinh cửu hoàng tử mà hoăng thệ vị trí hoàng hậu bên cạnh Uyên Đế vẫn luôn để trống, mặc bá quan văn võ nhiều lần dâng sớ khuyên đương kim hoàng thượng sớm ngày xác lập hậu vị, ổn định hậu cung. Nhưng qua nhiều năm, dưới sự kiên định của Uyên Đế, việc lập hậu cũng không còn ai dám nhắc đến.
Nếu nói Uyên Đế thiên vị Định Vương là điều ai cũng biết, vậy Uyên Đế cưng chiều hết mực đối với thân sinh nhi tử Du Tử Dạ của Định Vương gia và Vương phi lại càng khiến người khác phải đỏ mắt ganh tị. Du Từ Dạ, Lạc Vương gia là duy nhất một vị tôn tử vừa sinh ra đã được cắt đất, phong vương.
Lạc Vương không phụ hoàng ân, lớn lên thông minh tột đỉnh. Một tuổi đã biết đọc. Ba tuổi đã biết viết, mọi vật nếu như nhìn qua nhất định sẽ không quên. Năm tuổi điểm hạ một nước cờ giúp Uyên Đế thắng được Quốc sư Tiêu Phàm, vị huynh đệ kết nghĩa luôn đả bại thảm hại Uyên Đế trên bàn cờ. Nhờ Lạc Vương, Uyên Đế lần đầu tiên trở mình lật ngược tình thế, khiến Uyên Đế cực kỳ cao hứng. Cổ nhân có câu "Quán kỳ bất ngôn chân quân tử", trong lúc Lạc Vương gia thi lễ tạ tội vì đã hành sự lỗ mãng, tuổi nhỏ vụng về chân vấp vạt áo té ngã khiến Uyên Đế một phen đau lòng không thôi.
Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, khi Lạc Vương từ trong mộng đẹp tỉnh giấc đã tiếp một đạo thánh chỉ từ cổ chí kim chưa từng có "Lạc Vương gia tuổi trẻ tài cao, thông tuệ bất phàm, trẫm vô cùng thưởng thức. Nay ban thưởng Hắc Huyết chi ngọc một đôi. Ân điển Lạc Vương, một đời miễn lễ.".
Không cần phải nói, Uyên Đế nhất mực sủng ái vị hoàng tôn này đến vô pháp vô thiên. Bá tánh đều tin rằng ngày mà vị hoàng tôn này kế thừa đại thống không còn xa nữa.
Sau khi Uyên Đế băng hà, bách tính Vĩnh Quốc có dùng răng khôn để suy nghĩ thì cũng đều biết rõ thiên hạ này định sẵn rơi vào tay ai. Ngày đại điển tân hoàng đăng cơ, vậy mà có kẻ ngu ngốc đến nỗi bày ra một bàn cá cược khổng lồ trong một tửu điếm nho nhỏ, cũ kỷ ở trung tâm Kinh Thành.
Trên bàn cược có tổng cộng chín cửa đặt, trên chín cửa là tước vị chín vị vương gia. Trong đó, chỉ có tám tước vị của tám vị hoàng tử, cửa còn lại là tước vị của vị tối sủng ái hoàng tôn của Uyên Đế, Lạc Vương. Dân chúng khắp nơi Vĩnh Quốc, quan lại quý tộc, bình dân bá tánh, giang hồ hiệp khách, thương nhân lân bang đi ngang qua hay cố tình tìm đến tiểu điếm đều dừng chân đặt ít, đặt nhiều kiếm chút lộc trời ban. Đặt một trúng mười, đặt không trúng sẽ mất bạc, không đặt thì sẽ không mất.
Tôn tử của Uyên Đế dưới sự trợ giúp của Định Vương mạnh mẽ trấn áp quân quyền của các vị vương gia khác, thuận lợi đăng cơ kế vị, xưng hiệu Tung Đế, đổi niên hiệu Kiến Huy. Vị tôn tử đó tuyệt nhiên lại không phải Lạc Vương gia, Du Tử Dạ. Tôn tử mà Định Vương nâng đỡ là tôn tử Du Ứng Khải, một trong các vị tôn tử của Uyên Đế tuy tuổi không còn nhỏ nhưng lại không một ai biết đến.
Trong một ngày này, Vĩnh Quốc không thiếu những người từ giàu thành nghèo, từ nghèo thành không thể nghèo hơn. Một bàn cược chín cửa đặt lại không có nổi một cửa trúng, ngàn vạn người đặt cược không có nổi một người thắng. Ván cược rất bình thường, nhưng kết quả thật phi thường.
Nơi tửu điếm nho nhỏ không lâu sau dựng lên một tòa Vọng Phong Lâu, tửu lâu xa hoa bậc nhất Kinh Thành, về sau đâm chồi nảy lộc khắp nơi trên đất Vĩnh Quốc. Còn vị cao nhân đứng sau ván cược kia là ai, thu được bao nhiêu bạc thì không một ai biết.
Nói đến Tung Đế, Du Ứng Khải, thì phải kể lại câu chuyện xưa dài thật dài, tại sao Vĩnh Quốc không có Thái tử. Sử sách lưu lại, vào năm Uyên Đế mang quân Bắc phạt, Chu Quốc một chiêu châu chấu bắt ve, hoàng tước tại hậu, thừa cơ mang quân tiến đánh Đông Đô.
Đương kim thái tử liều chết tử thủ Đông Đô, hy sinh oanh liệt. Chỉ lưu lại duy nhất một vị nhi tử Du Ứng Khải, vị hoàng tôn này cho tới lúc Uyên Đế băng hà cũng chưa từng được cắt đất phong vương, dù tuổi của Du Ứng Khải không nhỏ hơn Định Vương là bao, huống chi còn cùng Định Vương là sư đệ đồng môn, cùng bái một vị cao nhân làm sư phụ.
So về năng lực Tung Đế tuyệt không dưới Định Vương, nhưng lại chưa từng được Uyên Đế trọng dụng, ẩn tình trong đó chỉ e người trong cuộc mới có thể tỏ tường.
Nếu có trách dân chúng chỉ có thể thầm oán trách nhân vô thập toàn, Uyên Đế không phải thần tiên, chỉ là người trần mắt thịt, có chút thiên vị là điều khó tránh khỏi, thiên vị Định Vương lại là điều khó nói hết thành lời.
Cổ nhân có câu phi điểu tẫn, lương cung tàn, nhất định không nói ngoa. Saukhi hiệp trợ Tung Đế đăng cơ, để tránh hiềm nghi, Định Vương không màn quân quyền,cùng Vương phi và Lạc Vương, đem theo gia nhân lục tục rời khỏi Kinh Thành mộtđường trở về Đông Đô, làm một vị vương gia nhàn tản.
Không những vậy, trong những năm Kha quốc câu kết với các bộ lạc phương Bắc âm mưu xâu xé Vĩnh Quốc, Uyên Đế thân chinh mang theo hai mươi vạn đại quân Bắc phạt, thôn tín Kha Quốc, mở rộng vương thổ Vĩnh Quốc hơn vạn dặm về phía Bắc, xây dựng thủ phủ mới trên vùng đất vừa sát nhập. Nhanh chóng thực hiện cuộc dời đô quy mô chưa từng có trong lịch sử, chuyển dời sự phồn hoa từ Đông Đô đưa đến Kinh Thành.
Thứ nhất, nhằm ổn định vùng đất phương Bắc vừa sát nhập. Thứ hai, trấn áp tứ phương, các nhóm tàn dư Kha Quốc và các bộ lạc phương Bắc vẫn chưa thần phục. Thứ ba, mở rộng thông thương theo bốn phương tám hướng. Vĩnh Quốc từ một tiểu quốc nhỏ bé ở vùng đất trung tâm, luôn bị các đại cường quốc và nước láng giềng dòm ngó trở thành một đại cường quốc, khiến các nước thập phần kiêng kị lũ lượt dâng sớ nghị hòa, hằng năm đều đều tiến cống không biết bao nhiêu trân bảo, lễ vật.
Vĩnh Quốc dưới thời Uyên Đế được xưng tụng là Đại Vĩnh, vượt qua cả tam đại cường quốc đương thời, Ly quốc ở Tây Bắc, Chu Quốc ở phương Đông, Hạ Quốc ở phương Nam, trở thành bá chủ của vùng đất trung thổ.
Dân chúng Vĩnh Quốc đều biết Uyên Đế dưới gối có hết thảy chín vị hoàng tử, sáu vị công chúa và vô số hoàng tôn, hoàng nữ. Nhưng Uyên Đế thiên vị nhất chỉ có một vị cửu hoàng tử Định Vương gia – Du Chấn, thân sinh cốt nhục mà tiên hoàng hậu Vân Nghi lưu lại.
Sau khi Vân Nghi hoàng hậu vì hạ sinh cửu hoàng tử mà hoăng thệ vị trí hoàng hậu bên cạnh Uyên Đế vẫn luôn để trống, mặc bá quan văn võ nhiều lần dâng sớ khuyên đương kim hoàng thượng sớm ngày xác lập hậu vị, ổn định hậu cung. Nhưng qua nhiều năm, dưới sự kiên định của Uyên Đế, việc lập hậu cũng không còn ai dám nhắc đến.
Nếu nói Uyên Đế thiên vị Định Vương là điều ai cũng biết, vậy Uyên Đế cưng chiều hết mực đối với thân sinh nhi tử Du Tử Dạ của Định Vương gia và Vương phi lại càng khiến người khác phải đỏ mắt ganh tị. Du Từ Dạ, Lạc Vương gia là duy nhất một vị tôn tử vừa sinh ra đã được cắt đất, phong vương.
Lạc Vương không phụ hoàng ân, lớn lên thông minh tột đỉnh. Một tuổi đã biết đọc. Ba tuổi đã biết viết, mọi vật nếu như nhìn qua nhất định sẽ không quên. Năm tuổi điểm hạ một nước cờ giúp Uyên Đế thắng được Quốc sư Tiêu Phàm, vị huynh đệ kết nghĩa luôn đả bại thảm hại Uyên Đế trên bàn cờ. Nhờ Lạc Vương, Uyên Đế lần đầu tiên trở mình lật ngược tình thế, khiến Uyên Đế cực kỳ cao hứng. Cổ nhân có câu "Quán kỳ bất ngôn chân quân tử", trong lúc Lạc Vương gia thi lễ tạ tội vì đã hành sự lỗ mãng, tuổi nhỏ vụng về chân vấp vạt áo té ngã khiến Uyên Đế một phen đau lòng không thôi.
Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, khi Lạc Vương từ trong mộng đẹp tỉnh giấc đã tiếp một đạo thánh chỉ từ cổ chí kim chưa từng có "Lạc Vương gia tuổi trẻ tài cao, thông tuệ bất phàm, trẫm vô cùng thưởng thức. Nay ban thưởng Hắc Huyết chi ngọc một đôi. Ân điển Lạc Vương, một đời miễn lễ.".
Không cần phải nói, Uyên Đế nhất mực sủng ái vị hoàng tôn này đến vô pháp vô thiên. Bá tánh đều tin rằng ngày mà vị hoàng tôn này kế thừa đại thống không còn xa nữa.
Sau khi Uyên Đế băng hà, bách tính Vĩnh Quốc có dùng răng khôn để suy nghĩ thì cũng đều biết rõ thiên hạ này định sẵn rơi vào tay ai. Ngày đại điển tân hoàng đăng cơ, vậy mà có kẻ ngu ngốc đến nỗi bày ra một bàn cá cược khổng lồ trong một tửu điếm nho nhỏ, cũ kỷ ở trung tâm Kinh Thành.
Trên bàn cược có tổng cộng chín cửa đặt, trên chín cửa là tước vị chín vị vương gia. Trong đó, chỉ có tám tước vị của tám vị hoàng tử, cửa còn lại là tước vị của vị tối sủng ái hoàng tôn của Uyên Đế, Lạc Vương. Dân chúng khắp nơi Vĩnh Quốc, quan lại quý tộc, bình dân bá tánh, giang hồ hiệp khách, thương nhân lân bang đi ngang qua hay cố tình tìm đến tiểu điếm đều dừng chân đặt ít, đặt nhiều kiếm chút lộc trời ban. Đặt một trúng mười, đặt không trúng sẽ mất bạc, không đặt thì sẽ không mất.
Tôn tử của Uyên Đế dưới sự trợ giúp của Định Vương mạnh mẽ trấn áp quân quyền của các vị vương gia khác, thuận lợi đăng cơ kế vị, xưng hiệu Tung Đế, đổi niên hiệu Kiến Huy. Vị tôn tử đó tuyệt nhiên lại không phải Lạc Vương gia, Du Tử Dạ. Tôn tử mà Định Vương nâng đỡ là tôn tử Du Ứng Khải, một trong các vị tôn tử của Uyên Đế tuy tuổi không còn nhỏ nhưng lại không một ai biết đến.
Trong một ngày này, Vĩnh Quốc không thiếu những người từ giàu thành nghèo, từ nghèo thành không thể nghèo hơn. Một bàn cược chín cửa đặt lại không có nổi một cửa trúng, ngàn vạn người đặt cược không có nổi một người thắng. Ván cược rất bình thường, nhưng kết quả thật phi thường.
Nơi tửu điếm nho nhỏ không lâu sau dựng lên một tòa Vọng Phong Lâu, tửu lâu xa hoa bậc nhất Kinh Thành, về sau đâm chồi nảy lộc khắp nơi trên đất Vĩnh Quốc. Còn vị cao nhân đứng sau ván cược kia là ai, thu được bao nhiêu bạc thì không một ai biết.
Nói đến Tung Đế, Du Ứng Khải, thì phải kể lại câu chuyện xưa dài thật dài, tại sao Vĩnh Quốc không có Thái tử. Sử sách lưu lại, vào năm Uyên Đế mang quân Bắc phạt, Chu Quốc một chiêu châu chấu bắt ve, hoàng tước tại hậu, thừa cơ mang quân tiến đánh Đông Đô.
Đương kim thái tử liều chết tử thủ Đông Đô, hy sinh oanh liệt. Chỉ lưu lại duy nhất một vị nhi tử Du Ứng Khải, vị hoàng tôn này cho tới lúc Uyên Đế băng hà cũng chưa từng được cắt đất phong vương, dù tuổi của Du Ứng Khải không nhỏ hơn Định Vương là bao, huống chi còn cùng Định Vương là sư đệ đồng môn, cùng bái một vị cao nhân làm sư phụ.
So về năng lực Tung Đế tuyệt không dưới Định Vương, nhưng lại chưa từng được Uyên Đế trọng dụng, ẩn tình trong đó chỉ e người trong cuộc mới có thể tỏ tường.
Nếu có trách dân chúng chỉ có thể thầm oán trách nhân vô thập toàn, Uyên Đế không phải thần tiên, chỉ là người trần mắt thịt, có chút thiên vị là điều khó tránh khỏi, thiên vị Định Vương lại là điều khó nói hết thành lời.
Cổ nhân có câu phi điểu tẫn, lương cung tàn, nhất định không nói ngoa. Saukhi hiệp trợ Tung Đế đăng cơ, để tránh hiềm nghi, Định Vương không màn quân quyền,cùng Vương phi và Lạc Vương, đem theo gia nhân lục tục rời khỏi Kinh Thành mộtđường trở về Đông Đô, làm một vị vương gia nhàn tản.