Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

- Thời gian cụ thể cũng không thể nhớ rõ. Đại khái từ thời Gia Khánh đến Đạo Quang, có vị quan triều đình ở kinh thành ngồi kiệu tám người khiêng đi ngang qua Ngọc Sơn. Cùng đi với ông còn có một nhà nho rất có danh tiếng ở Sơn Đông. Mà Sơn Đông lại là quê hương của Khổng Tử, chính là cội nguồn của Nho gia. Do nguyên nhân đó, nho sinh Sơn Đông từ trước tới nay luôn coi thường nho sinh nơi khác. Cũng chính vì nguyên nhân này, nhà nho Sơn Đông đi chung cũng không coi trọng viên quan văn triều đình. Khi đó có lẽ là vào mùa nóng. Đúng lúc mặt trời lên cao mà lại đi gấp rút như vậy, ai cũng không chịu được. Đúng lúc này, cả đoàn đi qua đỉnh Linh Quy. Trên núi cây cỏ rất nhiều, không những mát mẻ lại có gió to nên cả hai người đều muốn nghỉ tạm trên núi. Nhà nho Sơn Đông kia bình thường đã không thèm để mắt đến viên quan văn triều đình, nhân cơ hội này, muốn làm vị quan văn mất mặt. Hai người trên đường gặp núi liền lấy núi làm đề tài, gặp cây cũng lôi cây ra mà thi thơ, đấu trí. Vị quan văn triều đình kia xuất thân là cử nhân, tự nhiên có chút tài năng. Nhà nho Sơn Đông xuất thân từ quê hương Khổng Tử, mưa dầm thấm lâu, cũng không kém. Trên đường đấu thơ từ ca phú, nghe nói chẳng có ai hơn ai. Khi đến Linh Quy tự, nhà nho Sơn Đông không chịu bỏ qua. Đấu thơ không phân biệt được cao thấp, ông liền đề nghị thi câu đối. Tình cảnh như vậy cũng khiến vị quan triều đình có chút tức giận.

- Vị quan triều đình liền đáp ứng. Nhưng ông nói một câu: “Thi câu đối cũng được. Nhưng phải để ta ra vế trước. Nếu ông đối được vế sau, ta đây cam lòng chịu thua. Từ nay về sau, chỉ cần chỗ nào có nho sinh Sơn Đông các ông, ta liền lùi xa ba bước. Nếu ông không đối được, ta không cần ông thối lui. Ta chỉ cần sau này khi ông trở về Sơn Đông, đem sự tình hôm nay nói cho bọn tú tài Sơn Đông. Cho bọn họ biết, tú tài trong thiên hạ này không chỉ có ở riêng Sơn Đông mà thôi”.

- Hai người đều nóng giận, lời vừa nói khỏi miệng liền trở nên lớn chuyện. Nhà nho Sơn Đông ở trong triều rất có tài văn chương. Lời kia thốt ra bởi ông có thể nói chính là đại biểu tất cả nho sinh Sơn Đông. Mà vị quan triều đình kia một khi thua, sau này mặt mũi không giấu đi đâu được, cũng khó có thể sống yên trong triều. Hai người đều không dám dễ dàng mở miệng, đều bối rối nghĩ cách làm thế nào để không thua trong trận đấu này.

- Vị đại nho Sơn Đông kia cũng là người có tài cao. Câu đối loại bình thường chắc chắn là không làm khó được ông.Vị quan triều đình cũng nhất thời xúc động nên khi nói ra rồi mới bắt đầu lúng túng. Cố gắng nghĩ xem nên ra câu đối gì, bởi cơ hội chỉ có một lần. Ông vừa đi loanh quanh vừa nghĩ. Ông cứ đi mãi cho tới rìa vách núi. Ừ! Chính là cái chỗ kia. Dưới vách núi là một con sông rộng lớn. Đột nhiên một luồng gió mạnh thổi từ mặt sông tới, quất thẳng vào người vị quan triều đình. Vị quan bị gió thổi, trong lòng liền nay ra chủ ý.

“Câu đối ta đã nghĩ ra, ông hãy nghe cho kỹ”. - Vị quan liền nói: “Linh Quy phong phong thượng phong, phong động phong bất động. Đây là vế trước của ta, nếu ông đối ra vế sau, ta cam lòng chịu thua”. - Lão hòa thượng đưa tay chỉ tấm bảng bên trái cổng lớn ngôi chùa, nói:

- A, chính là câu đối này. Vế trước ra vô cùng xảo diệu, một đỉnh núi một cơn gió, hai cái phát âm giống nhau. Nhưng một cái động, còn một cái bất động. Vế đối này muốn đối được, cũng phải đối hai cái bất đồng như thế. Nhưng hai thứ đó lại không thể không có quan hệ. Ít nhất cũng phải giống như quan hệ gió và núi của câu đối này.

- Vế trước vừa xuất ra, sắc mặt nhà nho Sơn Đông lập tức trở nên rất khó coi, trong bụng suy nghĩ liên tiếp vài vế đối.Nhưng muốn đồng thời thỏa mãn mấy cái điều kiện này thì một cái cũng không có. Nhà nho Sơn Đông không thể nói được câu nào , cuối cùng thở dài một tiếng, khom mình hành lễ: “Ta nhận thua. Sau này khi quay về Sơn Đông, ta nhất định thực hiện lời hứa.”

- Vị quan thắng trận thi văn này, trong lòng cũng thoải mái rất nhiều. Sau khi nhà nho Sơn Đông nhận thua, ông cũng nhận sai với người ta. Nói tự mình làm thế cũng có chút quá đáng, thỉnh cầu nhà nho tha thứ. Nhà nho Sơn Đông cũng liên tục nhận lỗi. Để chuyện xảy ra đến mức này cũng không phải là chuyện hai người muốn. Cả hai lựa thế xuống nước, giải trừ hiềm khích, trở thành bạn tốt trong triều. Nghe nói, về sau khi vị quan trở lại kinh thành, đem câu đối này nói với các vị quan khác trong triều. Bọn văn nhân trong triều cũng chịu bó tay, không ai đối ra được vế sau. Sau khi vị quan kia về kinh thành một tháng, trong kinh có người chuyển cho huyện lệnh Ngọc Sơn chúng ta một phong thư, nói là câu đối đã ra ở Ngọc Sơn, phải do người Ngọc Sơn đến giải. Chỉ cần có người có thể làm ra được vế đối sau, lập tức có thể đến chỗ huyện lệnh lấy thư, vào kinh thành làm đệ tử chính thức.

- Huyện lệnh vì muốn lấy lòng vị quan trong kinh thành, liền sai người đem vế trước khắc vào vách núi trên Linh Quy phong, để cho tất cả tú tài ở Ngọc Sơn đến đối. Tất cả tú tài ở Ngọc Sơn đều bị huyện lệnh gọi đến trước Linh Quy phong. Vế sau được làm ra không ít nhưng không một cái nào đạt được yêu cầu. Lúc bấy giờ xôn xao huyên náo, nhưng qua thời gian dài, cũng chẳng có ai giải được. Sau đó lại trải qua mấy đời hoàng đế, vết khắc trên vách núi đá đã sớm mờ đi, nhưng vế đối vẫn được lưu truyền lại. Tú tài đối câu đối không ít, nhưng có thể đối được thì một người cũng không có.

- Còn cái vế sau này có chuyện gì không? - Có khách hành hương chỉ vào tấm bảng bên phải hỏi.

- Thấy màu sơn son này không? Tấm bảng này thực ra mới chỉ được treo lên không quá mười năm. Mà vế sau được đối ra cũng ước chừng là chuyện mười năm trước.

- A!

- Mười năm trước, có nữ khách hành hương họ Lý từ trong thành đến mang theo một cậu bé khoảng bảy tám tuổi đến Linh Quy tự dâng hương, lễ tạ thần. Nữ khách hành hương họ Lý vốn cũng là người Ngọc Sơn ta, nghe nói hiện tại kinh doanh lớn trong thành. Lần đó nàng về thăm nhà, mang theo một cậu bé trông hết sức thông minh. Cậu bé này đi dạo loanh quanh, vô tình thấy được chữ viết trên vách núi, liền hỏi mẹ hắn đó là cái gì. Chuyện như vậy ta thấy cũng nhiều lắm, cũng có nhiều người hỏi, nên đến gần bọn họ kể chuyện xưa. Trong lúc ta nói chuyện với mẹ hắn, cậu bé liền hỏi ta, câu đối là cái gì? Làm câu đối phải chú ý điều gì? Câu đối này khó đối vì cái gì? Ta thấy thích thú với cậu bé này, liền đi theo giải thích cho hắn. Sau khi nói xong, cậu bé cũng không nói gì, liền ra rìa vách núi ta nói ngồi xổm, nhìn ra sông lớn bên ngoài. Cứ ngồi một mạch cả nửa ngày, mẹ gọi hắn cũng không động đậy. Ta còn có chuyện khác, nên không có chú ý hắn.

- Vừa lúc có khách hành hương ở nơi khác tới hỏi ta con sông lớn phía dưới kia tên là gì. Ta liền nói cho hắn, tên sông là Bạch mao châu. Bởi vì vùng thượng nguồn là ruộng lúa bỏ hoang, lâu ngày có rất nhiều cỏ tranh. Nhưng không có ai dọn đi, tới mùa thu liền biến thành màu trắng, bị nước sông cuốn trôi, bởi vậy mới gọi thế. Ta mới nói tới đây, chợt nghe cậu bé kia hét lên một tiếng. Hắn ngồi ở rìa vách núi hơn nửa ngày, đột nhiên nhảy dựng lên, lao tới phía ta, nói: “Con tìm được rồi. Con tìm được vế sau rồi”.

- Ta hỏi cậu bé tìm được thế nào, nó nói với ta là tìm được vế sau của câu đối.

Khách hành hương xung quanh đều nhìn về phía tấm bảng bên trái cửa chùa. Trên đó viết “Bạch mao châu châu trung chu, chu hạ châu, chu hành châu bất hành.”

- “Châu trung chu” đối với ‘phong thượng phong’ thật sự là quá khéo léo! Vị quan triều đình ở kinh thành ra câu đối, qua mấy trăm năm mới có người ra được vế đối sau. Không ngờ đó chỉ là một cậu bé bảy tám tuổi, thật sự là làm cho người ta không thể tin nổi. Đáng tiếc là hắn sinh ra bây giờ, nếu sinh ra sớm mấy trăm năm, có lẽ đã được vị quan triều đình ở kinh thành thu nhận làm đệ tử ruột. Sau này cũng sẽ trở thành một vị quan trong triều. Bất quá cậu bé mới bảy tám tuổi đã thông minh như vậy, tiền đồ tương lai cũng nhất định không thể đoán được. -Lão hòa thượng cảm thán không ngừng:

- Lúc đó, nhà chùa liền quyết định kết nối hai vế đối trên tấm biển sơn son treo hai bên cửa lớn.

Khách hành hương xung quanh đều tấm tắc lấy làm kì lạ. Ai cũng đều nói không thể tin nổi.

- Lão hòa thượng! Người có biết cậu bé kia là con nhà ai ở Ngọc Sơn hay không? - Trong đám khách hành hương có người đàn ông cất tiếng hỏi.

- Điều này hòa thượng ta cũng không biết. - Lông mày lão hòa thượng bỗng nhúc nhích:

- Nhưng ta lại nhớ kỹ tên của cậu bé kia. Nó họ Lâm, gọi là Lâm Quân Huyền.

- A! Người đó không phải là cùng tên với ngươi sao? - Đột nhiên trong đám người phát ra tiếng hô kinh ngạc của một cô gái. Đám khách hành hương quay đầu nhìn lại. Phía sau đám người, một thiếu nữ xinh đẹp mặc y phục màu hồng nhạt rất thời trang trợn to mắt nhìn một thiếu niên vẻ mặt dửng dưng bên cạnh.

Đám khách hành hương còn chưa nói gì, ánh mắt lão hòa thượng dừng lại ở người thiếu niên kia. Trong lòng chợt động, đột nhiên bước lớn tiến đến, tay chắp lại, nói:

- Vị thí chủ này nhìn rất quen mắt a…

- Đại sư chắc chắn nhận nhầm người rồi! Nhược Dao, không còn sớm nữa, chúng ta trở về thôi. - Lâm Quân Huyền không đợi lão hòa thượng nói xong, liền kéo tay Đỗ Nhược Dao bước xuống chân núi.

- Lão hòa thượng, làm sao vậy? - Có người trong đám khách hành hương đoán ra điểm gì đó liền hỏi.

Lão hòa thượng chỉ nhìn theo hướng đôi nam nữ này rời đi, thì thào lẩm bẩm:

- Kỳ lạ! Kỳ lạ!... Thật sự là giống a! - Lão hòa thượng đang nhớ lại hai mẹ con năm đó. Từ trên người thiếu niên kia lão hòa thượng thấy được bóng dáng của cậu bé năm đó. Nhất là đôi mắt, chẳng hề có gì khác. Chính mình còn chưa nói gì với thiếu niên kia, hắn nóng lòng phủ nhận, chẳng lẽ…

Thầm nghĩ tới đây, lão hòa thượng vội vàng chạy ra phía ngoài:

- Thí chủ xin dừng bước! - Ra khỏi cổng chùa, bóng dáng đôi thiếu nam thiếu nữ đã sớm không thấy, chỉ còn lại một mình lão hòa thượng kinh ngạc đứng ngẩn người ở cổng. Bên rìa con đường đá, lão đạo sĩ nghe thấy sự tình trong chùa, cũng suy nghĩ xuất thần, nửa ngày mới lẩm bẩm nói:

- Thảo nào! Khó trách ta thấy hắn quen quen!

Trên con đường trong rừng cây, Lâm Quân Huyền kéo Đỗ Nhược Dao chạy một mạch đi ra ngoài. Đỗ Nhược Dao lúc chạy trước, lúc chạy sau, đảo vòng quanh Lâm Quân Huyền, khuôn mặt nhỏ nhắn kích động, đỏ bừng:

- Hắn cũng tên Lâm Quân Huyền, ngươi cũng là Lâm Quân Huyền. Có phải là ngươi không? A, ngươi đi nhanh như vậy làm gì chứ? Nhất định là chột dạ, bị ta nói trúng rồi, đúng không? Trời ạ, rốt cục là ngươi lớn lên như thế nào chứ, thật sự là quá lợi hại!

Lâm Quân Huyền cũng không giải thích, thấy Đỗ Nhược Dao hỏi liên tục, chỉ nói:

- Đến giờ ăn cơm rồi. Nếu ngươi không muốn ăn cơm, thì một mình tới Linh Quy phong xem thử đi.

Đỗ Nhược Dao lập tức ngậm miệng lại:

- Được rồi! Ta không nói nữa. Được chưa? Đừng để ta ở chỗ như thế này một mình.

Lão hòa thượng và đạo sĩ tướng số đều không nhìn nhầm, Lâm Quân Huyền chính là cậu bé năm đó…

Từ Linh Quy phong đi ra, hai người đi ô tô tìm một nhà hàng, rồi dừng lại ăn một bữa cơm trưa đơn giản. Đối với Đỗ đại tiểu thư quen ăn ngon mà nói, chỗ cơm trưa này thật sự khó có thể nuốt trôi. Lâm Quân Huyền trong lúc ăn cơm trưa cứ mải suy nghĩ.

- Cho ta mượn điện thoại của cô một chút. - Lâm Quân Huyền buông bát đũa, nói với Đỗ đại tiểu thư đang ngồi đối diện.

- Điện thoại? Ngươi muốn làm gì chứ? Ngươi không có sao? - Miệng nói như vậy, nhưng tay Đỗ Nhược Dao vẫn đưa điện thoại của mình cho Lâm Quân Huyền.

Lâm Quân Huyền tự nhiên im lặng không muốn giải thích với nàng rằng do bản thân thích yên tĩnh, không mang theo điện thoại là không muốn bị người ta tìm được. Cầm điện thoại, Lâm Quân Huyền bấm số. Không lâu sau đó, giọng Lý Vũ Phàm vang lên trong điện thoại.

- A lô! Tôi là Lý Vũ Phàm, xin hỏi ai đấy?

- Cậu, là cháu! - Lâm Quân Huyền nói.

- Quân Huyền à? Con không ngờ cũng dùng điện thoại, thật đúng là hiếm thấy a! - Tiếng cười của Lý Vũ Phàm vang lên trong điện thoại:

- À! Hiện tại con không phải tới Ngọc Sơn sao? Có chuyện gì thế? Nghĩ thế nào lại gọi điện cho cậu?

- Cháu hỏi cậu: cậu có biết chuyện của cụ ông hay không? - Lâm Quân Huyền hỏi.

- Cụ ông? - Sửng sốt một chút, Lý Vũ Phàm mới phản ứng. Cụ ông là cách gọi của Lâm Quân Huyền. Còn với ông thì đó chính là ông nội. Im lặng một lúc, Lý Vũ Phàm hỏi:

- Sao lại hỏi tới việc này?

- Cậu! Cậu biết được bao nhiêu chuyện về cụ ông?

- Cái này cậu cũng không rõ lắm. Cậu của con từ lúc sinh ra chưa từng thấy cụ ông của con. Không những cậu mà mẹ cháu cũng có thể chưa thấy bao giờ. - Lí Vũ Phàm nói:

- Có lẽ đã sớm qua đời rồi.

- Kìa cậu! Cậu có biết ông ngoại còn có thân thích nào trên đời hay không? - Lâm Quân Huyền lại hỏi. Ông bà ngoại của hắn đều đã qua đời, tất nhiên không thể tìm bọn họ để hỏi.

- Thân thích?... - Đầu điện thoại kia im lặng một lúc, sau đó nói:

- Ta nhớ ra rồi. Ông ngoại cháu còn có một em gái, cháu phải gọi là bà cô. Bà đến ở thôn Tào Thủy, sinh hạ được hai con gái. Lúc cậu và mẹ cháu trở về, còn gặp qua bà, cũng cho con gái bà một ít tiền, giúp bọn họ vào ở trong thành. Cách đây không lâu ta còn nghe nói, hai con gái của bà đều muốn đem bà vào trong thành ở. Nhưng bà đã tám chín mươi tuổi, ở trong núi đã lâu thành thói quen, không muốn vào trong thành ở. Không biết có còn ở nhà hay không. Để cậu tìm số điện thoại nhà kia, nói chuyện với mọi người một tí. Nói là các cháu tới, để bọn họ giúp đỡ một chút.

- Tên của bà là gì?

- Lí Hà Dung! Nếu như con đi đến đó, nhớ thay chúng ta mang một chút gì tới. Cuối tuần cậu tìm mẹ cháu, cùng trở về. Lâu như vậy rồi, cũng nên đi thăm bà.

- Vâng. - Bấm tắt điện thoại, Lâm Quân Huyền giao trả nó cho Đỗ Nhược Dao. Hai người kết thúc bữa cơm, lên xe quay về khách sạn .

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK